Paris By
Night, Asia Productions và Nhân Văn Giai Phẩm
(Đỗ Thái Nhiên)
Ngày 18 tháng 2 năm 2007, bản tin từ BBC
Vietnamese.com cho biết: “Hơn hai ngàn thí sinh
tham dự hai cuộc tuyển lựa tài năng ca nhạc
mới do hai trung tâm giải trí vào bậc nhất
của người Việt Nam tại California tổ chức:
đó là trung tâm Paris By Night và Aisa
Productions.
Vòng chung kết tuyển lựa
tài năng mới của hai trung tâm này diễn
ra trong tuần lễ trước Tết và được
mô phỏng theo chương trình Pop Idol của Anh
quốc. Khán thính
giả có mặt tại rạp cũng như theo dõi qua màn ảnh truyền
hình và trên trang web, là những người
quyết định ai thắng cuộc.
Trung tâm Paris By Night đặc
biệt hơn là có hai giải nhất: một do
ban giám khảo quyết định và một
đựợc gọi là “people choice” tức
là khán thính giả bầu chọn qua điện
thoại.
Giải nhất của ban giám khảo là một
hợp đồng với Paris By Night và giải nhất
được khán thính giả chọn cũng
là một hợp đồng cộng thêm một
chi phiếu 10 ngàn đô la.Thí sinh đoạt
giải tài năng xuất sắc được
khán thính giả chọn là David Meng, một
người Kampuchia trình bày bản “Xin Lỗi
Em”, và thí sinh được ban gíam khảo
chọn là Trịnh Lam.
Trong phần giúp vui cho cuộc tuyển chọn
này có nam danh ca Quang Dũng đặc biệt từ
Việt Nam
sang tham dự. Tất cả những thí sinh dự cuộc
tuyển lựa tài năng mới của trung tâm
Paris By Night và Asia Productions đều được quyền tuyển chọn
ca khúc mà họ muốn trình bày. Riêng trung tâm Asia
Productions còn tìm thêm tài năng mới
trong hai lãnh vực giới thiệu chương
trình và tấu hài.
Được biết là hai trung
tâm này mỗi năm sẽ tuyển lựa
tài năng mới cho các chương trình ca
hát riêng của họ, và những ai lỡ dịp
năm nay sẽ có dư thời giờ để ghi
danh cho năm sau.”
Bản tin vừa trích dẫn đã gợi
ý cho người đọc tin các suy nghĩ sau
đây:
- Sống xa quê hương, lòng yêu
nước biến thành nỗi nhớ nhung. Nhớ những ổ gà nằm rải
rác trên đường từ nhà cũ đến
trường xưa. Nhớ lũy tre xanh, nhớ
hàng dâm bụt, nhớ bà hàng thịt, nhớ
em rao báo... dần dần những hình ảnh
và âm thanh kia ngày một xa
xăm ... Cuối cùng đối với khách ly
hương, quê hương chỉ còn là những
nhịp điệu chập chùng của nhạc Việt.
Vì vậy, thi tuyển lựa ca sĩ, tấu
hài, điều hợp viên (MC) chính là
phương pháp hữu hiệu nhất để
giúp người Việt trên khắp thế giới
duy trì và phát
triển tâm tình nhớ nhà, yêu nước.
- Nhớ nhà, yêu nước không là
loại tình cảm nằm im lìm trong lòng mỗi
người, nó cần đi
vào đời sống sinh động kiểu Paris By Night
và Asia Productions đã mở đường. Sinh
hoạt sinh động kia thực sự tạo điều
kiện để người Việt trên toàn thế
giới, người Việt Bắc, Trung, Nam, người
Việt trong và ngoài nước gặp gỡ
nhau, làm việc với nhau, cảm thông nhau qua từng
chữ dùng, từng cung bậc của âm thanh.
- Dưới hình thức thi tuyển ca sĩ,
điều hợp viên, diễn viên hài hước,
Asia Productions và Paris By Night biến hai chữ dân chủ
thành một hoạt cảnh cụ thể: thí sinh hoàn toàn được
tự do dự thi, tự do chọn bài hát để
trình bày, kể cả hát những bài do
chính đương sự sáng tác. Giới
chấm thi tự do chấm điểm. Ban giám khảo
chấm thi, có giải thưởng của ban
giám khảo. Khán thính giả chấm
thi có giải thưởng của khán thính
giả. Thí
sinh rõ ràng là ứng cử viên. Ban
giám khảo và khán thính giả rõ
ràng là cử tri. Mọi chi tiết
của cuộc thi tuyển đều diễn ra hết sức
công khai và minh bạch. Trọn vẹn cuộc thi
tuyển không bị người nào - dù chỉ
một người - chỉ trích là bất
công. Nói tóm lại, mùa Xuân 2007
Paris by Night và Asia Productions đã gửi cho đảng
CSVN thông điệp rằng chúng tôi phản
đối thi tuyển theo kiểu thí sinh chỉ
được hát những bài do đảng cho
phép và rằng chúng tôi mạnh mẽ
lên án phương cách tuyển lựa
nhân tài dựa vào nguyên tắc “đảng
cử dân bầu”. Nguyên tắc này hiển
nhiên là hành động phân biệt đối
xử: người Việt đảng viên và
người Việt quần chúng, người Việt
trong nước và người Việt ngoài
nước, Việt kiều yêu nước và Việt
kiều chống độc tài ..
Từ cuộc thi tuyển ca sĩ tại
hải ngoại, chúng ta hãy hướng mắt
nhìn về một cuộc thi đặc biệt ở
Việt Nam. Có hai hình thức thi đua:
thi có tổ chức và thi tự phát. Người bộ hành bị một tên
trộm giật mất cái ví tiền. Người này lập tức rượt
đưổi tên trộm. Như vậy
là có cuộc thi chạy bộ giữa nạn
nhân và tên trộm. Đó
là thi tự phát. Năm 1956 tại Bắc
VN, do bị CS tước đoạt quyền tự do
tư tưởng, tự do sáng tác, giới
văn nghệ sĩ miền Bắc đã thành lập
nhóm Nhân Văn để đòi lại những
nhân quyền đã mất. Từ
đó đã khởi sự một cuộc thi tự
phát giữa Nhân Văn và CSVN. Đôi bên đều lấy nhân quyền
làm đối tượng để thi đua.
Nhóm Nhân Văn xem quyền tự do sáng
tác là nhân quyền hàng đầu của
công dân. CSVN xem nhân quyền
là tài sản riêng của đảng CSVN.
Trong cuộc thi này CSVN vừa là
thí sinh bất đắc dĩ vừa là
giám khảo. Qua đến năm 1958, CSVN quyết
định thẳng tay đàn
áp Nhân Văn, thay vì tiếp tục thi đua
tranh cãi về nhân quyền... Cuộc
đàn áp này cực kỳ tàn ác,
kéo dài nhiều thập niên.
Thế rồi, 49 năm sau (1958 – 2007), ngày
13/2/2007, CSVN công bố giải thưởng cho bốn
người trong nhóm Nhân Văn: Hoàng Cầm,
Lê Đạt, Trần Dần, Phùng Quán...
Xin được nhắc lại nhóm Nhân
Văn gồm: Cụ Nguyễn Hữu Đang (trụ cột
của nhóm), cụ Phan Khôi (chủ nhiệm
Nhân Văn Giai Phẩm), kế đó là
các ông Hoàng Cầm, Lê Đạt,
Phùng Quán, Phùng Cung, Trần Dần ...
Vào lúc CSVN công bố giải thưởng cho
Nhân Văn thì toàn bộ nhóm này đã qua đời, ngoại trừ hai nhân vật
tương đối ôn hòa là Hoàng Cầm
và Lê Đạt vẫn còn sống. Nhân dịp
công bố giải thưởng cho Nhân Văn,
nhà văn Đỗ Chu, thành viên của hội
đồng giải thưởng chuyên ngành văn
học, đã nói với báo chí rằng
có thể xem giải thưởng này như
là “lời xin lỗi của anh em đối với
các anh.” Dư luận gần như không
chú ý đến lời
xin lỗi quá nguội kia. Dư luận chỉ ghi nhận: giải
thưởng cho Nhân Văn đã nhắc nhở
quần chúng là tuyệt đa số thành
viên Nhân Văn đã qua đời. Công bố
giải thưởng dành cho Nhân Văn chính
là lời cáo phó đối với Nhân
Văn. Ngay khi Nhân Văn bị đàn áp
tàn tệ, cụ Phan Khôi đã tiên liệu
một ngày kia CSVN sẽ phải xin lỗi Nhân
Văn nhưng thể thức xin lỗi sẽ rất
lơ mơ và vô nghĩa. Cụ Phan Khôi viết:
“Làm sao cũng chẳng
làm sao
Dẫu có thế nào cũng chẳng
làm chi
Làm chi cũng chẳng làm
gì
Dẫu có làm
gì cũng chẳng làm sao.”
(Phan Khôi)
Những trình bày về cuộc thi của Paris by Night , Asia Productions và cuộc thi tự
phát của nhóm Nhân Văn đã dẫn
đến bốn nhận định chủ yếu:
- CSVN thường xuyên lớn tiếng kêu gọi
hòa hợp hòa giải. CSVN có
tòa đại sứ và sứ quán trên khắp
thế giới, có dư giả phương tiện
tài chánh. Tại sao họ không tổ chức
những cuộc thi kiểu Paris
by Night, Asia Productions để tạo liện hệ tốt
đẹp với người Việt trên khắp thế
giới ? Câu trả lời nằm ở
tâm lý hèn nhát của CSVN: họ không dám để cho
người dân được quyền tự do ca hát !
- CSVN phải chờ cho đến ngày nhóm
Nhân Văn qua đời gần hết mới dám
công bố giải thưởng, họ sợ nếu
còn sống, nhiều người trong Nhân Văn sẽ
từ chối giải thưởng của CS. Mặt
khác CSVN bắt buộc phải làm hòa với
nhóm Nhân Văn để tạo cho dư luận ảo tưởng rằng CSVN ngày
nay đã thực sự tiến bộ. Trong thực tế khi công bố giải
thưởng cho Nhân Văn, CSVN đã đóng
vai con sói già trong câu chuyện “Cô
bé quàng khăn đỏ” .
- So sánh công việc thi tuyển ca sĩ của
Paris by Night và Asia Productions với kiểu công bố
giải Nhân Văn của CSVN, công luận nhận
biết thật rõ ràng tính trong sáng, minh
bạch của sinh hoạt dân chủ và bản chất đen tối, phản
văn minh ẩn náu đằng sau mọi hành động của CS
độc tài, tham ô. Đó là lý do
giải thích tại sao lời kêu gọi “ mọi
người VN hãy đoàn kết sau lưng đảng
CSVN để xây dựng quê hương”
đã và sẽ chẳng bao giờ được
người VN hưởng ứng.
- Sau cùng, cả Paris by Night lẫn Asia Productions
qua việc thi tuyển ca sĩ dành cho người Việt
Nam trên toàn Thế giới (nhất là người
Việt đang sống trên quê hương) đồng
loạt đạt được ba hệ quả rất
quan trọng. Một là nuôi dưỡng
và phát triển lòng yêu nước, nhớ
nhà trong sinh hoạt tình cảm của người
Viêt ly hương. Hai là tạo
nhịp cầu thương yêu và thông cảm
giữa người Việt trong và ngoài nước.
Ba là làm cho hoạt động dân chủ
trở nên đơn giản và dễ hiểu. Dân chủ là
dân chủ, không hề có vấn đề
dân chủ Á Châu khác với dân chủ
Âu Châu. Quả thực Paris by Night và
Asia Productions hoàn toàn xứng đáng dược
vinh danh bằng những lời lẽ trang trọng nhất.
ÐỖ THÁI
NHIÊN
(Sưu Tầm Liên Mạng chuyển)