Home | VA(N | VA(N (tt) | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N 9 | VA(N 10 | VA(N 11 | VA(N 12 | VA(N 13 | VA(N 14 | VA(N 15 | TA.P GHI | TA.P GHI (tt) | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | CHUYÊ.N LA. KHÓ TIN | VA(N VUI | VA(N VUI (tt) | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | VA(N VUI 5 | VA(N VUI 6 | VA(N VUI 7 | SU'U TÂ`M .. TÊ'U | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T (tt) | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | BÀI VIÊ'T 10 | BÀI VIÊ'T 11 | BÀI VIÊ'T 12 | SU'U TÂ`M .. TIN | NU. CU'̉'I VA(N HO.C | P.P. Slideshow

TA.P GHI 16

Mặc cảm "75"

 

Mặc cảm "75"

(HUY PHƯƠNG)

 

Cô giáo hỏi: “Trong lớp này, em nào có cha đi học tập cải tạo ?” Gần một nửa lớp đưa tay cao. “Thưa Cô, em” ! Thưa Cô, em!” Cô giáo hỏi tiếp: “Trong lớp này, em nào là gia đình cách mạng ?” Một vài cánh tay rụt rè đưa lên, không mấy hăng hái. Câu chuyện này xẩy ra tại một lớp tiểu học tại miền nam sau tháng 4 năm 1975. Gặp những người nói giọng Bắc đích thị “75” mười mươi, hỏi có phải mới vào sau năm 1975 không, thì phần đông trả lời “vào Nam từ năm 1954”. Sự mặc cảm và sự chối bỏ này, tôi xin tạm đặt tên gọi đây là “mặc cảm 75” và khổ thay đây lại là mặc cảm của người thắng trận.

 

Trong những lần tôi được nghe giọng nói của các ông Hoàng Cầm, Hữu Loan trên đài phát thanh hay truyền hình tại hải ngoại, thì những giọng nói này không khác gì những bạn bè di cư tôi gặp ở Saigon, nhưng chắc chắn là khác xa những giọng nói Hà Nội bây giờ, điều đó không cần tinh ý chúng ta cũng nhận ra được. Đó là cái giọng nói mỗi đêm nằm trong trại tù ngoài Hoàng Liên Sơn, chúng tôi vẫn phải nghe qua cái loa phóng thanh rè rè, trước tiếng kẻng ngủ một hồi được gióng lên trên chòi canh: “Đây là tiếng nói Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam phát thanh từ Hà Nội...” nghe chát chúa và lanh lảnh đến lạnh mình như tiếng ai đứng trước cửa nhà kêu gào chưởi bới đòi nợ.

 

Bây giờ tôi không hề có ác ý khi nói đến giọng nói này hay giọng nói kia, bằng chứng là ở Little Saigon, thỉnh thoảng tôi vẫn lui tới những ngôi chợ hay những quán ăn có cái giọng nói này và tôi nghĩ cũng không sao. Chẳng qua điều suy nghĩ của tôi là miền Bắc nay đã thống trị được miền Nam nhưng thực sự chưa thu phục được nhân tâm. Chính những vị đại sứ, lãnh sự  Cộng Sản Việt Nam ở trên đất Mỹ này cũng mang đầy mặc cảm thắng trận. Hình như họ chẳng đại diện cho một người dân Việt nào đang sinh sống trên đất Mỹ và tội nghiệp nhất là lá cờ đỏ chỉ có thể treo trước một căn phố nào mà họ đã bỏ tiền thuê mướn ở Washington D.C. hay San Francisco thôi, ngoài ra không thể hiện diện ở một nơi nào khác. Nếu không có bà con hải ngoại xin visa về Việt Nam thì chắc toà lãnh sự cũng chẳng có việc gì để làm, nhưng xem rõ lại thì những tờ giấy này cũng được ký ở Mexico City tận bên đất Mễ.

 

Sáng ngày 1 tháng 5-1975, tôi được mục kích cảnh những người lính miền Bắc chắc là mới được điều động về Saigon, ở ngã ba Hàng Sanh, đang ngồi đầy hai bên đường phố, kín trên những bậc thềm của hai bên khu phố dài cho tới Cầu Sơn. Không thấy cảnh đón chào “em hậu phương, anh tiền tuyến”, cũng không ai thăm hỏi, chuyện trò, mang thức ăn nước uống với những người lính, nón cối, áo quần màu “olive” và súng AK này, phần đông là quá trẻ, mà mới hôm qua đây, dân chúng miền Nam còn gọi họ là Việt Cộng. Những gì mà qua tuyên truyền, những người lính này được học tập như miền Nam trong gông cùm đang vùng dậy, chờ Cách Mạng như hạn gặp mưa đều là những lời láo toét. Họ chỉ gặp những đôi mắt lạnh lùng, thờ ơ và chứa đầy nghi kỵ của người dân miền Nam trong những ngày đầu “cách mạng” vô Saigon.

 

Tết Mậu Thân (1968) Cộng Sản nghĩ rằng khi họ vào quần chúng sẽ nổi dậy khởi nghĩa cướp chính quyền và quân đội sẽ quay súng bắn vào cấp chỉ huy VNCH hoặc quân đội Mỹ. Việt Cộng tập trung một lực lượng 84,000 quân đánh Huế vì nhận định gần hai năm trước các phong trào phản chiến nổi lên rầm rộ, kể cả việc biểu tình chống Mỹ, đốt phá thư viện Hoa Kỳ, quân đội ly khai chống lại chính quyền trung ương, bắn trực thăng Mỹ, xem  như thời cơ đã đến. Nhưng khi vào Huế, bộ đội Việt Cộng đi đến đâu, dân chúng bỏ nhà cửa chạy tới đó và không bao giờ thấy việc dân chúng nổi dậy cướp chính quyền. Phải chăng thái độ này của dân Huế-Thừa Thiên  đã phải trả bằng một giá đắt, với nhiều nghìn người bị giết vì “mặc cảm của những người thắng trận”. Mặc cảm này làm họ điên tiết và giết luôn cả những vị giáo sư y khoa ngoại quốc đang dạy tại Đại học tại Huế.

 

Những người lính Việt Cộng thấy Saigon lần đầu đều sửng sốt, ngạc nhiên trước cảnh nhà cửa trù phú, người dân tự do làm ăn, đi lại, không ai có vẻ lầm than, đói rách, bị bóc lột như đã được chính quyền Hà Nội rêu rao trước đó, và vì người dân miền Bắc bị bưng tai che mắt nên không hề biết những gì ở bên ngoài. Ngay cả những thanh niên có chút kiến thức vẫn không hề biết họ bị đầu độc từ trong sự suy nghĩ. Đứa cháu họ của tôi là kỹ sư tốt nghiệp Đại Học Hà nội, mãi đến sau năm 1982 vào Saigon, nó đã rụt rè hỏi tôi: “Nghe nói trong này đàn bà đều bị cảnh sát hiếp, vậy mợ có bị không ?” Thay vì đấm vào mặt thằng cháu vô duyên này, thì tự lòng tôi lại thấy thương hại cho nó, thấy  cả một dân tộc bị lừa bịp mà đau lòng.

 

Rồi thì chúng ta cũng đã hiểu vì sao thân nhân của chúng ta có thể ngây ngô đến nỗi đem một chục chén ngang (chén đất) hay cái ấm nấu nước vào biếu bà con ở trong Nam, để rồi đổi lại, trở về với một cái “đài”, cái “đổng” hay chiếc xe gắn máy mà suốt đời nằm mơ cũng không thấy, và nặng hơn hết là mang cái “mặc cảm thắng trận” thất thểu trở về. Chúng ta cũng đã hiểu vì sao một nhà văn Hà Nội đã khóc khi thấy Saigon sau ngày “giải phóng”.

 

Cũng vì mặc cảm “thắng mà thua” đó nên Cộng Sản đã muốn xoá sạch hình ảnh người lính VNCH, đập phá các công trình nghệ thuật, dù là một công trình ca tụng sự trù phú của đồng bằng Cửu Long như tác phẩm “Bông Lúa” của Mai Chửng ở thị xã Long Xuyên hay dựng đài “Tổ Quốc Ghi Công” trên nền đài Nam Giao của tổ tiên. Đã mang mặc cảm rồi thì không thể nào Cộng Sản “cho phép” cái Nghĩa Trang Quân Đội của chúng ta thành một “di tích lịch sử” để đời, hay là tạo dựng một nơi có thể chôn cất chung “người anh hùng miền Nam cũng là anh hùng của miền Bắc” như điều mong ước của tất cả người dân Việt Nam.

 

 

HUY PHƯƠNG

(Bai Chuyen)

 

 

website counter