Home | VA(N | VA(N (tt) | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N 9 | VA(N 10 | VA(N 11 | VA(N 12 | VA(N 13 | VA(N 14 | VA(N 15 | TA.P GHI | TA.P GHI (tt) | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | CHUYÊ.N LA. KHÓ TIN | VA(N VUI | VA(N VUI (tt) | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | VA(N VUI 5 | VA(N VUI 6 | VA(N VUI 7 | SU'U TÂ`M .. TÊ'U | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T (tt) | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | BÀI VIÊ'T 10 | BÀI VIÊ'T 11 | BÀI VIÊ'T 12 | SU'U TÂ`M .. TIN | NU. CU'̉'I VA(N HO.C | P.P. Slideshow

TA.P GHI 5

ÐÁM ÐÔNG ỒN ÀO

 

ÐÁM ÐÔNG ỒN ÀO

(Bùi Bảo Trúc)

 

 

Ông Bá Dương là tác giả cuốn Người Trung Quốc Xấu Xí, cuốn sách ông viết về những thói xấu mà đồng bào của ông ở đâu cũng làm. Cuốn sách được dịch sang tiếng Việt mà nhiều người đọc xong đã nghi ngờ tác giả không phải là ông Bá Dưong, cuốn sách cũng không viết về người Trung quốc và những cái thói xấu của họ, mà là một cuốn sách của một nguời Việt Nam giả danh một người Trung quốc viết về những cái xấu của người Việt và ngụy trang đi, nói đó là những điều xấu xa của người Trung quốc. Thực ra, cuốn sách viết về những điều xấu xa của người dân Trung quốc là có thật, nguyên bản của nó Xú Lậu Ðích Trung Quốc Nhân.

 

Ở một chương, ông Bá Dương nói rằng là người Trung quốc thì không thể không ồn ào, bẩn và hỗn loạn. Không có những đặc tính vừa kể thì không thể là người Trung quốc. Người Trung quốc thì có ồn ào thật. Nhất là người Quảng Ðông.

 

Người Trung quốc hay to tiếng có hai nguyên do. Thứ nhất, theo ông Bá Dương, là vì ngôn ngữ của họ. Cấu trúc văn phạm đòi họ phải nói lớn mới hiểu nhau. Nhưng ngoài ra, còn có một lý do khác nữa. Lý do này, vẫn theo ông Bá Dương, là vì trong lòng của họ không được yên ổn. Cứ tưởng tiếng to là lý lẽ càng mạnh. Họ nghĩ là chỉ cần cao giọng lên thì lý lẽ sẽ về phía của họ.

Thế thì ông Bá Dương có sai lầm nặng.

 

Chúng tôi không biết Hoa ngữ nên không thể bàn về ngữ pháp, về văn nói của người Trung quốc. Nhưng nói to thì chẳng riêng gì người Trung Hoa. Người Việt cũng nói to, và nói to trong những trường hợp không cần thiết. Không cần phải giành phần thắng về mình, cho rằng mình có lý, mà cũng vẫn nói to.

 

Hôm chủ nhật vừa qua, có một buổi ra mắt sách của một nhà văn hàng đầu của văn học Việt Nam. Ông được rất nhiều người trong cộng đồng quí mến. Số người đến tham dự buổi ra mắt sách rất đông. Thành phần toàn là những người đọc sách của ông. Nói chi tiết này ra để thấy là cử tọa là những thành phần chọn lọc, đến vì quí mến tác giả.

 

Các diễn giả lần lượt lên phát biểu trên bục về tác giả. Nhưng ở cuối phòng, không phải là ở ngoài phòng, mà ở ngay trong phòng, một số "diễn giả" khác cũng lên tiếng. Không biết họ nói những gì, nhưng họ nói rất lớn. Họ nói lớn đến nỗi không chỉ làm cho thính giả bị chia trí, mà còn át hẳn những lời nói của diễn giả.

 

Trong số những tiếng nói ở phía dưới, người ta thấy có hai ba người đứng ngay khoảng giữa phòng để nói chuyện với nhau. Họ vặn to cái volume của họ lên và vì thế, cử tọa cũng được nghe đầy tai những đoạn nói chuyện của các ông. Mà không chỉ có mấy ông đó, mà một số khác cũng góp tiếng. Ở trong các hàng ghế, ở cuối phòng, ở ngoài phòng.

Một vài người khó chịu quay xuống ngó những người này. Nhưng không có kết quả gì. Họ vẫn ào ào nói tiếp.

 

Người dẫn dắt chương trình bước xuống, hình như có yêu cầu những người đang phát thanh vặn nhỏ volume của họ lại. Êm được một chút. Rồi những tiếng động, những tiếng nói, những tiếng cười của cả đàn ông lẫn đàn bà lại tiếp tục vọng lên. Một trong những diễn giả đã phải khó chịu hỏi là có cho ông bắt đầu không, nếu cho thì ngưng ồn ào lại. Tiếng ồn bớt đi một chút, rồi lại ào ào nổi lên.

 

Những tiếng nói đều từ đám người ngồi ở phía dưới. Họ đến vì tác giả cuốn sách. Họ là những người có thể cũng yêu thích sách của ông, cũng có đọc ông. Như thế, chắc chắn họ phải là những người có ý thức, có văn hoá, có một trình độ khá. Nhưng không hiểu tại sao họ to tiếng như thế. Chắc chắn họ không có gì để tranh cãi về cuốn sách và về nhà văn ngồi ở hàng ghế đầu. Có lẽ họ cũng không bất đồng với những phát biểu của các diễn giả, trong đó có cả những người rất có thẩm quyền để nói về cuốn sách.

 

Tiếng ồn ào vẫn rề rề, èng èng vang lên. Nhắm mắt không nhìn, người ta không thể phân biệt đâu là một sinh hoạt sách vở, đâu là một cái chuồng vịt. Vẫn chưa hết. Vài ba cái điện thoại reo. Chủ cứ để nguyên cho reo. Ðiện thoại gọi tới thì phải đợi. Cho reo thêm vài tiếng nữa sẽ chuyển qua máy nhắn. Cử tọa quay ngang, quay dọc tìm cách xác định vị trí của tiếng chuông điện thoại. Nhưng chuông điện thoại thì reo một hồi sẽ dứt. Còn tiếng ào ào, èng èng ở cuối phòng thì vẫn cứ tiếp tục vọng lên, can thiệp thô bạo và trắng trợn vào phần phát biểu của các diễn giả. Một vài người lịch sự với bạn bè thì trả lời điện thoại ngay. Và thế là những đoạn đối thoại lại vang lên trong một vài dẫy ghế.

 

Ðây không phải là lần đầu tiên có những chuyện như thế xẩy ra tại một buổi ra mắt sách. Sự tôn trọng dành cho tác giả, cho các diễn giả và cho cử tọa hoàn toàn không có ở nơi những người đàn ông đàn bà ồn ào đó.

 

Tại sao ông Bá Dương lại chỉ nói là người Trung quốc của ông mới biết ồn ào và nói lớn ?

 

 

BÙI BẢO TRÚC
(Sưu Tầm Liên Mạng chuyển)

website counter