TÌNH
YÊU THƯƠNG KHÔNG HƯ MẤT BAO GIỜ
(HUỲNH NGỌC ẨN)
Mỗi năm vào ngày 14 tháng Hai, nhiều
nước Châu Âu ăn mừng Ngày Lễ
Tình Yêu gọi là Valentine’s Day hay là
Saint Valentine’s Day. (Ngày nay Ngày Lễ
Tình Yêu cũng bắt đầu được
người Việt Nam
trong nước hưởng ứng). Valentine
là tên của hai vị thánh tử đạo. Ngày này được
liên kết với tình yêu lãng mạn
trong thời kỳ Trung Cổ khi truyền thống
tình yêu theo kiểu hiệp sỉ
trung cổ phát triển.
Ngày nay, Ngày Tình Yêu là dịp
những người yêu làm một điều
gì để bày tỏ tình yêu đối
với người mình yêu. Thí dụ, tặng
quà, mời đi ăn, du lịch .vv..
Qua sự kiện này chúng ta có
suy ra một điều là trong một năm 365
ngày, trong 364 ngày người ta vì quá bận
rộn với việc riêng của mình và
không có thì gian chất lượng cho người
phối ngẫu, hay người mình yêu. Cho nên họ phải chờ đến
Ngày Tình Yêu mới nghĩ đến và
làm một điều chi cho người yêu của
mình. Nếu chúng ta nói mình yêu
một người nào đó, nhưng không
bao giờ làm một điều gì cho người
ấy để cho thấy tình yêu của
chúng ta đối với người mình yêu
thì chúng ta có đáng đặt câu
hỏi không về tình yêu đó không ?
Nhân
Ngày Lễ tôi muốn ôn lại một
vài sự kiện, bài học và từ
đó rút ra một bài học để, nếu
muốn, chúng ta có thể tham gia vào Ngày
Lễ này cách có ý nghĩa hơn
là gởi một tấm "cạc" với
câu “Tôi yêu em (anh, chị, ông,
bà).”
Tháng
Mười Một năm 2006, vợ chồng và đứa
con trai của chúng tôi, lần đầu tiên
quyết định theo chân
Đoàn Y Tế Nê-hê-mi về cung cấp dịch
vụ y tế cho đồng bào trong hai tỉnh Bạc
Liêu và Sóc Trăng. Khẩu hiệu của
Đoàn là “Tình
yêu thương không hư mất bao giờ.” Nhiều
đồng bào có thể nhìn thấy khẩu
hiệu này được viết trên lưng của
cái áo đồng phục màu, nhưng
ít ai để ý đến ý nghĩa của
nó. Tuy nhiên, khẩu hiệu
này gây ấn tượng với một chị
dược sĩ làm việc cho Sở Y tế Bạc
Liêu. Chị nhận thấy mọi
người trong Đoàn làm việc, tuy có oải,
nhưng vẫn tươi cười, khôntg tỏ ra
quạu quọ. Đó là họ
được thúc đẩy bởi một sức mạnh
tâm linh, sức mạnh của niềm tin vào
điều mình làm.
Trong những bậc thánh hiền của Trung
Hoa có thầy Mẫn Tử có tiếng là hiếu
đễ. Thầy mồ côi mẹ,
cha tục huyền. Kế mẫu chỉ yêu con
riêng và bỏ bê thầy Mẫn Tử. Trong
khi người em mặc áo kép ấm áp, thầy
chỉ được mặc áo mùa hạ. Khi
đẩy xe cho cha, thầy quá lạnh,
không thể nắm chặc. Cha nhìn
thấy sự kiện và biết bà vợ đối
xử tệ bạc với con riêng; ông muốn li
dị. Thầy Mẫn Tử khuyên
cha không nên li dị, vì nếu có bà
thì chỉ một mình thầy chịu lạnh,
còn không có bà thì cả anh em đều
bị lạnh. Lời khuyên khôn
ngoan của thầy khiến cha cảm động và
mẹ ghẻ cũng thay đổi.
Kinh thánh có kể một câu chuyện gọi
là “Người Sa-ma-ri nhân lành.”: Có một người từ
thành Giê-ru-sa-lem xuống thành
Giê-ri-cô, lâm vào tay kẻ cướp,
nó giựt lột hết, đánh cho mình mẩy
bị thương rồi đi, để người
đó nửa sống nửa chết. Vả,
gặp một thầy tế lễ đi xuống
đường đó, thấy người ấy,
thì đi qua khỏi.
Lại có một người
Lê-vi cũng đến nơi, lại gần, thấy,
rồi đi qua khỏi.
Song có một người Sa-ma-ri đi đường,
đến gần người đó, ngó thấy
thì động lòng thương; bèn áp lại,
lấy dầu và rượu xức chỗ bị
thương, rồi rịt lại; đoạn, cho cỡi
con vật mình đem đến nhà quán,
mà săn sóc cho.
Đến bữa sau, lấy hai đơ-ni-ê
đưa cho chủ quán, dặn rằng: Hãy
săn sóc người nầy, nếu tốn hơn nữa,
khi tôi trở về sẽ trả.
Người Sa-ma-ri là
người có tình thương yêu rộng lớn,
ngày Lễ tình yêu đối với ông
là ngày ông gặp người bị tai nạn
và ra tay cứu giúp, và người mà
ông cần bày tỏ tình yêu là
người có cần.
Bài học về
Ngày Lễ Valentine cho tôi là ngày nào cũng là
ngày Lễ Tình Yêu vì “Tình yêu
thương không hư mất bao giờ.”
HUỲNH
NGỌC ẨN
[Ngày Lễ Tình
Yêu 2007.]