Home | VA(N | VA(N (tt) | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N 9 | VA(N 10 | VA(N 11 | VA(N 12 | VA(N 13 | VA(N 14 | VA(N 15 | TA.P GHI | TA.P GHI (tt) | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | CHUYÊ.N LA. KHÓ TIN | VA(N VUI | VA(N VUI (tt) | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | VA(N VUI 5 | VA(N VUI 6 | VA(N VUI 7 | SU'U TÂ`M .. TÊ'U | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T (tt) | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | BÀI VIÊ'T 10 | BÀI VIÊ'T 11 | BÀI VIÊ'T 12 | SU'U TÂ`M .. TIN | NU. CU'̉'I VA(N HO.C | P.P. Slideshow

BÀI VIÊ'T

Trích Ðoạn:

 

Trích Ðoạn:

PHÊ BÌNH, MỘT ÐÓNG GÓP CHO TIẾN BỘ

(Lê Công Truyền)

 

….

 

Không thấu triệt hoặc không tìm hiểu toàn bộ vấn đề mà mình đem ra phê bình, người phê bình dễ gây cho đối tượng phê bình một sự khó chịu vô ích, làm mất niềm hòa khí giữa người phê bình và đối tượng phê bình và biến thiện ý thành ác ý, biến phê bình thành xuyên tạc. Ngoài ra, trước khi nắm vững vấn đề, người phê bình có thể sẽ rơi vào tình trạng phê bình sai. Trong văn học sử Trung quốc cổ thời, có hai giai thoại khá lý thú về trường hợp nêu trên, xin được tóm lược dưới đây.

 

a) Hai câu thơ của Vương An Thạch

 

Vào một buổi đầu xuân, Tô Đông Pha (TĐP), một danh sĩ đời Tống, cùng vài người bạn đến vấn an và chúc thọ Tể tướng Vương An Thạch (VAT). Trong khi chờ Tể tướng tiếp kiến, TĐP chợt nhìn thấy hai câu thơ do chính VAT viết và treo nơi đại sảnh:

 

“Minh Nguyệt sơn đầu khiếu.

“Hoàng Khuyển ngọa hoa tâm

 

Tạm dịch:

 

Chim Minh Nguyệt hót trên đỉnh núi

Sâu Hoàng Khuyển nằm trong lòng hoa

 

Sau khi chúc thọ xong, trên đường về, TĐP nêu nhận xét về hai câu thơ của VAT: “Hai câu thơ của Tể tướng không được chỉnh”. Các bằng hữu hỏi tại sao không chỉnh. Họ Tô giải thích: “Tể tướng viết “Minh nguyệt sơn đầu khiếu” có nghĩa là “trăng sáng hót trên đỉnh núi” Quý hữu nghĩ xem trăng làm sao biết hót! Tại hạ chưa từng thấy trăng hót bao giờ cả, dù trăng có sáng đến đâu chăng nữa. Trăng chỉ có thể chiếu hoặc soi sáng đỉnh núi, nhứt định không thể hót được. Còn một điểm nữa, ai đời quan lại cho con chó vàng (hoàng khuyển) nằm trong lòng một đóa hoa (hoa tâm). Hoa nào to đến độ có thể chứa cả một con chó, dù là một con chó chưa mở mắt.” Các bằng hữu hỏi họ : “Như vậy thì theo hiền hữu phải sửa thế nào cho chỉnh?” TĐP đáp: “Rất dễ ! Chỉ cần sửa chữ “khiếu” thành chữ “chiếu”và chữ “tâm” thành “âm“ thì hai câu thơ sẽ tuyệt vời”. Cao hứng, TĐP khẽ ngâm hai câu thơ mà ông vừa nhuận sắc:

 

Minh Nguyệt sơn đầu chiếu,

“Hoàng Khuyển ngọa hoa âm”.

 

Tạm dịch:

 

Trăng sáng chiếu đỉnh núi

Chó vàng nằm dưới bóng hoa

 

Các bạn của TĐP vỗ tay tán thưởng và cho rằng họ Tô đáng bậc thần thơ và có lẽ thi tài của Tể tướng VAT đã biến đổi ngược chiều với số tuổi của ông.

 

Trong khi cao hứng bình thơ như trên, TĐP đâu có ngờ trong đám bằng hữu lại có một tên “chỉ điểm”. Do đó, câu chuyện thấu tai VAT. Ông không giận mà chỉ mỉm cười một cách bao dung, độ lượng. 

 

Sau tết Nguyên đán năm đó, TĐP nhận được chiếu chỉ đi trấn nhậm một Huyện nọ. Một hôm rỗi  rảnh việc quan, quan huyện họ Tô cùng người lính hầu dạo chơi vùng núi tiếp cận thị trấn. Đó là một buổi sáng đẹp trời, cây cỏ, hoa lá, muông thú như bừng sống dậy sau một mùa đông ngập tuyết. Đang nhìn ngắm cảnh trời mây, TĐP bỗng thấy một đôi chim lượn trên vòm trời xanh. Đôi chim thật đẹp, họ chưa từng thấy. Sau một hồi bay lượn, đôi chim đáp trên đỉnh núi, cất tiếng hót thật lảnh lót, tựa một nhạc khúc mừng xuân. TĐP hỏi người lính hầu: “Loại chim này ta chưa từng thấy. Ngay tại kinh đô cũng không có. Ngươi có biết tên nó là gì không ? Người lính hầu vội đáp: “Kính bẩm thượng quan, loại chim này thuộc loại hiếm và quý. Chúng chỉ sống tại vùng núi bao la này mà thôi. Tên loài chim này là Minh Nguyệt”.

 

Giựt mình vì chợt nhớ lại câu thơ của Tể tướng VAT: “Minh nguyệt sơn đầu khiếu” mà mình đã sửa lại thành “Minh nguyệt sơn đầu chiếu” vì chỉ hiểu “minh nguyệt” là trăng sáng, TĐP cảm thấy kiến thức mà mình thu thập được quá từ chương, chỉ biết “minh” là sáng và “nguyệt” là trăng chớ chưa đủ từng trải và lịch lảm để biết rằng trên cõi đời này có một loài chim quý tên là “Minh Nguyệt”!

 

Thế rồi thời gian lặng lẽ trôi. Xuân tàn, hạ đến, lá úa tàn thu, rồi tuyết lại ngập tràn phố thị.  Vào một ngày tàn đông, TĐP lại nhận được chiếu chỉ thăng tri phủ và đến trấn nhậm một Phủ nọ, thuộc miền nắng ấm. Vùng đất này nổi tiếng có nhiều kỳ hoa dị thảo. Một buổi sáng sương còn đọng trên cành cây, ngọn cỏ, TĐP một mình dạo chơi vùng ngoại ô thị trấn. Mùi hương thơm lãng đãng trong không gian buổi sáng dẫn ông đến một vườn hoa bao la bát ngát. Đang tưới hoa, thấy quan phủ tới viếng, chủ vườn vội vã ra nghinh đón, mời ông vào nhà dùng trà, đoạn mời ông ra thưởng ngoạn những loài hoa quý. Một điều khiến quan phủ họ rất đổi ngạc nhiên là thấy nhiều cụm hoa mà mỗi đóa hoa chứa đựng một con sâu bé nhỏ, màu vàng.  Trước vẻ ngạc nhiên của quan phủ, chủ vườn vội giải thích: “Kính bẩm thượng quan, đây là một loại hoa hiếm có tại xứ ta, chỉ có thể trồng taị phủ nhà mà thôi ! Con sâu bé nhỏ này tiết ra một chất nhờn, giúp hoa tỏa mùi hương sực nức, chiếm cả một không gian rộng lớn. Khi sâu chết đi, đóa hoa úa tàn. Cả sâu lẫn hoa lại trở thành phân bón. Người địa phương gọi loại sâu này là Hoàng Khuyển.

 

Thì ra Hoàng khuyển mà VAT đề cập trong câu thơ của ông là tên một loài sâu chớ không phải là “con chó vàng” như TĐP đã ngộ nhận. Một niềm hối hận lẫn hổ thẹn len vào hồn. Hổ thẹn vì sự thiếu hiểu biết của mình, hối hận vì đã phê bình VAT một cách quá vội vã, không tìm hiểu chín chắn ý nghĩa những chữ trong hai câu thơ của ông !

 

Kết luận giai thoại này, chúng ta thấy:

 

VAT là người từng trải. Trước khi về triều, ông đã từng phó nhậm nhiều nơi. Nhờ đó mà ông thấy nhiều, biết nhiều và nhớ nhiều. Để ghi lại kỷ niệm những nơi đã đi qua, VAT sáng tác hai câu thơ treo tại sảnh đường:

 

“Minh Nguyệt sơn đầu khiếu.

“ Hoàng Khuyển ngọa hoa tâm”.

 

TĐP, mặc dầu là một danh sĩ nổi tiếng, nhưng chưa từng đi đó đi đây nhiều nên không biết có một loài chim tên gọi “Minh Nguyệt” và một loài sâu tên gọi “HoàngKkhuyển”. Do đó, ông ngỡ là VAT đã sai trong thuật dụng ngữ nên vội buông lời phê bình và sửa thơ của VAT, tự đưa mình vào thể “dở khóc dở cười”.

 

b) Thi Phẩm Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế

 

Một đêm neo thuyền tại bến Cô Tô, Trương Kế - một thi hào thời thịnh Đường - cảm hứng sáng tác một bài thơ tứ tuyệt với nhan đề “Phong Kiều Dạ Bạc”. Thi phẩm này thường được biết qua hai câu cuối:

 

“Cô Tô thành ngoại Hàn San Tự

“Dạ bán thanh chung đáo khách thuyền

 

(“Thuyền ai đậu bến Cô Tô,

“Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San)

 

Vì không thấu rõ nguồn gốc thi phẩm Phong Kiều Dạ Bạc nên có người nghĩ rằng các chùa thường chỉ thỉnh chuông vào lúc công phu sáng và công phu chiều; chùa nào thỉnh chuông vào nửa đêm để Trương Kế: “Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San” ? Sau đây là nguồn cội của hai câu thơ  vừa ghi:

 

Vào một đêm đầu tháng, sư cụ chùa Hàn San dạo chơi trước sân chùa. Đêm khuya tĩnh mịch, vầng trăng non e ấp, thẹn thùa sau dãy phi lao trước cổng. Cảm hứng, sư cụ gieo vần, định sáng tác một bài thơ tứ tuyệt, nhưng mới được hai câu nguồn thi hứng bỗng ngưng đọng. Sư Cụ nghĩ mãi vẫn không tìm được hai câu kết. Đúng vào lúc ấy, chú tiểu đệ tử của sư cụ từ trong bước ra sân chùa:

 

- Bạch sư phụ, chẳng hay sư phụ có đìều chi lo nghĩ ?

- À ! thầy đang tìm hai câu kết cho bài tứ tuyệt “Vọng Sơ Nguyệt” mà nghĩ mãi chưa xong !

- Bạch sư phụ, xin sư phụ cho con được nghe hai câu thơ của sư phụ.

 

- “Sơ tam, sơ tứ nguyệt mông lung,

“Bán tựa ngân câu, bán tựa cung.

 

Nhìn lên không trung, thấy vầng trăng non, nhìn xuống hồ sen, thấy bóng trăng non rọi chiếu,

 

Chú tiểu cảm khái, xin sư cụ cho phép hoàn tất bài “Vọng Sơ Nguyệt” với hai câu mà chú mới nghĩ ra. Được phép của sư phụ, chú tiểu khẻ ngâm:

 

“Nhứt phiến ngọc hồ phân lưỡng đoạn:

“Bán trầm thủy để, bán phù không.

 

Sư cụ vỗ tay tán thưởng. Mừng vì có đệ tử thông minh, tài giỏi và thi phẩm “Vọng Sơ Nguyệt” được hoàn tất, sư cụ khẽ ngâm toàn bài:

 

“Sơ tam sơ tứ, nguyệt mông lung

“Bán tựa ngân câu, bán tựa cung

“Nhứt phiến ngọc hồ phân lưỡng đoạn

“Bán trầm thủy để, bán phù không.

 

Tản Đà dịch

 

“Đêm nay đầu tháng trăng mờ

“Nửa như móc bạc, nửa ngờ vành cung

“Hồ xanh phân xẻ làm đôi

“Nửa chìm đáy nước, nửa cài không trung.

 

Sau đó, sư cụ bảo đệ tử vào chánh điện thỉnh một hồi chuông để sư cụ lạy tạ ơn Tam Bảo. Khi hồi chuông ngân dài trong đêm vắng thì dưới thôn xóm vùng cận sơn, tiếng trống ở điếm canh cũng báo hiệu đã sang đầu giờ Tý.

 

Cùng lúc sư cụ và đệ tử sáng tác thi phẩm “Vọng Sơ Nguyệt”, dưới bến Cô Tô, Trương Kế cũng gieo vần để tả cảnh sông vắng trong đêm trăng mờ. Ông hứng khởi bằng hai câu:

 

“Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên

“Giang phong ngư hỏa đối sầu miên.

 

Đến đây, Trương Kế cũng cạn nguồn thi hứng, nghĩ mãi không ra hai câu kết. Đang triền miên suy nghĩ để tìm ý thơ, bỗng nghe hồi chuông vang dội từ đỉnh Hàn San, hồi chuông mà chú tiểu thỉnh theo lịnh của sư cụ. Hồi chuông ấy đã khơi lại nguồn thi hứng nơi Trương Kế. Nhờ đó, ông tìm được hai câu kết và hoàn tất bài “Phong Kiều Dạ Bạc”:

 

“Cô Tô thành ngoại Hàn San Tự

“Dạ bán thanh chung đáo khách thuyền

 

Cao hứng, Trương Kế, khẽ ngâm toàn bài thơ:

 

“Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên

“Giang phong ngư hỏa đối sầu miên.

“Cô Tô thành ngoại Hàn San Tự

“Dạ bán thanh chung đáo khách thuyền

 

Tản Đà dịch:

“Trăng tà tiếng quạ kêu sương

“Lửa chài cây ánh, sầu vương giấc hồ.

“Thuyền ai đậu bến Cô Tô

“Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San

 

 

Kết luận giai thoại này, chúng ta thấy:

Thật ra,nếu chỉ đọc thi phẩm “Phong Kiều Dạ Bạc” không thôi,  thì ai cũng phải thắc mắc: Tại sao chùa Hàn San lại thỉnh chuông vào lúc nửa đêm ? Tuy nhiên, thắc mắc xong, nghĩ cũng nên tìm hiểu tại sao một thi hào như Trương Kế lại thiên về niêm luật để lãng quên ý thơ. Nếu chưa tìm được lý do, tốt hơn hết không nên vội phê bình như anh bạn trung học của kẻ viết bài này đã làm cách nay gần 60 năm.

 

Nhưng cũng nhờ đó mà Thầy Việt văn chúng tôi mới giảng cho chúng tôi về thi phẩm “Phong Kiều Dạ Bạc” của Trương Kế và thi phẩm “Vọng Sơ Nguyệt” của sư cụ chùa Hàn San..       

 

Sau khi giảng xong hai thi phẩm nói trên, Thầy Việt văn chúng tôi ân cần khuyên nhủ: Mọi việc trên đời này đều chằng chịt chặt chẽ với nhau, chặt chẽ đến độ ta “không thể gây xao động cho một cành hoa dưới đất mà không làm cho một vì sao trên trời bị xao động.” Bất cứ việc gì cũng có đầu, có đuôi. Không thể ngắt một đoạn của câu chuyện để đem ra phê bình; làm như thế sự phê bình trở nên phiến diện, khiến cho sự phê bình không làm tròn nhiệm vụ của nó: đóng góp cho tiến bộ. Vả lại đối với người ngoại cuộc, mọi việc đều hàm chứa ít nhiều ẩn số. Chưa nắm vững được những ẩn số ấy, nghĩ không nên vội đưa ra lời phê bình.

 

 

LÊ CÔNG TRUYỀN

(HungViet Vo chuyển)

 

website counter