Home | VA(N | VA(N (tt) | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N 9 | VA(N 10 | VA(N 11 | VA(N 12 | VA(N 13 | VA(N 14 | VA(N 15 | TA.P GHI | TA.P GHI (tt) | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | CHUYÊ.N LA. KHÓ TIN | VA(N VUI | VA(N VUI (tt) | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | VA(N VUI 5 | VA(N VUI 6 | VA(N VUI 7 | SU'U TÂ`M .. TÊ'U | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T (tt) | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | BÀI VIÊ'T 10 | BÀI VIÊ'T 11 | BÀI VIÊ'T 12 | SU'U TÂ`M .. TIN | NU. CU'̉'I VA(N HO.C | P.P. Slideshow

TA.P GHI 12

Sống và chết trong lãng quên

 

Sống và chết trong lãng quên

(HUY PHƯƠNG)

 

 

Cách đây gần 12 năm, tôi lạc đến vùng down-town Philadelphia, một vùng phố cổ với nhiều thứ dân tạp chủng, xô bồ với những quán rượu, miểng chai đầy đường, graffiti dày đặc trên vách phố. Nhưng những gia đình người Mỹ sống ở đây lâu năm, từ thế hệ này sang thế hệ khác, lại không muốn chuyển đi nơi khác, hình như họ trung thành với những dấu tích, hơi hám của tổ tiên. Do đó có những ông bà cụ, hoặc những người già sống đơn lẻ vẫn còn lại trong những căn nhà khép kín, trong khi con cái đã bay nhảy đi xa.

 

Láng giềng của tôi ở là một ngôi nhà như thế. Mấy hôm nay tôi nghe tiếng chuông điện thoại reo liên tục trong ngôi nhà đóng kín ấy từng hồi, nhưng không có người nhấc máy. Buổi chiều, rồi tối, tiếng chuông lại tiếp tục. Ngày hôm sau, ông cụ hàng xóm cho tôi biết, trong ngôi nhà ấy có hai mẹ con, nhưng người con trai đã bỏ đi làm ăn ở tiểu bang khác từ lâu, chỉ còn mỗi cụ bà sống lặng lẽ một mình. Cách đây một tuần, xe cấp cứu đã đến gõ cửa nhà và đưa bà cụ vào bệnh viện. Khi tôi hỏi về những hồi chuông điện thoại dai dẳng, ông cụ hàng xóm phân trần, cho rằng đó có thể là điện thoại của một người quen, và cũng có thể là đứa con ở xa gọi về thăm mẹ. Bà cụ này đã vào bệnh viện và biết đâu đã qua đời, xác vô thừa nhận vì không có ai là thân nhân. Điều đó không có gì lạ lùng, vẫn thường xẩy ra trên đất Mỹ này.

 

Ở thành phố New York, tại khu Hampton Bays, khi cảnh sát đến điều tra một vụ nổ ống nước tại đây, họ phát giác ra trong một căn nhà, một ông cụ chết đã hơn một năm qua, đang ngồi trên ghế trước màn ảnh TV vẫn còn chiếu các chương trình liên tục. Ông Vincenzo Ricardo, gốc Ý, 70 tuổi, đã chết vì những lý do tự nhiên, nghĩa là không vì những lý do như trụy tim, hay tai biến mạch máu não. Có lẽ ông cụ ra đi như một thân cây đã khô héo, hết nhựa sống. Hàng xóm thì vẫn nghĩ rằng ông cụ này đang nằm trong một bệnh viện nào đó với căn bệnh tiểu đường đến hồi trầm trọng. Cũng không ai để ý đến căn nhà đèn vẫn sáng từ suốt gần hai năm nay, từ tháng 12 năm 2005. Chuyện này không phải mới nghe lần đầu, mà hai ba năm về trước cũng đã có những trường hợp tương tự xẩy ra đâu đó trên đất Mỹ.

 

Quận Cam, California, nơi có nhiều người Việt cao niên nhất nước Mỹ sinh sống, chúng ta cũng biết đến những trường hợp như thế. Một vị cựu tướng lãnh đã chết trong một căn nhà dành cho người cao niên, phải ba ngày sau người ta mới biết. Một người khác, té quỵ trong phòng tắm, phải sáng hôm sau người ở tầng dưới mới phát giác ra vì nước suốt đêm đã tràn xuống nhà dưới. Một học giả cũng lặng lẽ với giấc ngủ dài trong căn nhà của mình nhưng không ai hay. Những ai đang sống trong những căn nhà già cô quạnh, trong cơn đau yếu bất chợt nếu không kịp nắm giây chuông cấp cứu, cũng đều có thể lâm vào tình huống ấy.

 

Nhiều người bạn già của tôi, tâm sự muốn sau khi chết, thi hài của họ phải được thiêu đốt rồi “gởi gió cho mây ngàn bay”. Họ không muốn nằm trong phần mộ để rồi bị quên lãng không ai thăm viếng, như những đứa con đã quên cha mẹ trong những “hộp cao ốc” người già, quên cha mẹ lạnh lẽo trong nursing home.

 

Năm ngoái, nhằm mục đích thực hiện loạt bài phóng sự về các cựu quân nhân, tôi có đi thăm một vài vị cao tuổi, bệnh hoạn hiện đang nằm trong nursing home. Sau khi chuyện trò, tôi có xin chụp một vài bức ảnh, và nói với các vị này tôi sẽ đăng lên báo để anh em biết hoàn cảnh của những người cựu quân nhân ngày nay sinh sống ra sao trên đất Mỹ. Mới nghe đên đây, các cụ gần như hoảng hốt, các cụ nói con cái mà biết các cụ cho những thông tin này, thì chúng “giết” các cụ mất. “Giết” chỉ là một lối nói, nhưng chúng ta cũng biết rằng, những đứa con này không muốn ai biết đến cha mẹ chúng đang nằm trong trong nursing home.

 

Nhiều bậc cha mẹ đã trải qua chiến tranh, tù đày, vất vả nuôi con, rồi lại đưa con đến đây, nơi mà chúng có thể ăn học thành tài, nhưng rồi cha mẹ lại nhận sự trả ơn một cách nguội lạnh, thờ ơ.

 

Trong bài “Thính Biên Phòng” (Nghe Tiếng Ngỗng Trời Ngoài Biên Ải) nhà thơ Bạch Cư Dị mô tả cảnh ngoài cửa ải, một đàn ngỗng bị cơn gió mạnh thổi đến phải bay lên, một nửa đáp xuống bãi cát, một nửa bay khuất vào trong mây, và ông tự hỏi nếu nàng  Chiêu Quân trong hoàn cảnh đang dưới ánh trăng, hay ông Tô Vũ, trong bãi tuyết lạnh nghe tiếng ngỗng kêu như thế thì họ sẽ nghĩ gì (vị vấn Chiêu Quân nguyệt hạ thính- hà như Tô Vũ tuyết trung văn ?). Ta cũng biết tích nàng Chiêu Quân, thời Hán Nguyên Đế bị đem gả cho Hung Nô và ông Tô Vũ, cũng đời Hán Nguyên Đế, đi sứ Hung Nô, bị đày đi chăn dê trên núi  tuyết, mười chín năm mới được tha về. Cả hai đều vì hoàn cảnh của đất nước, buộc phải ly hương, mang trong lòng nỗi thống hận khôn nguôi. Bản thân ông Bạch Cư Dị cũng có lần bị đày đi làm Tư Mã Giang Châu, tâm thân lưu lạc nên cảm hoài tới cổ nhân, mà viết nên bài thơ trên.

 

Bây giờ đã vào giữa tháng giêng, nhưng trời còn lạnh, những người lính già đất khách, đem thân lưu lạc không có ngày về, lại quạnh hiu, cô đơn trong những  ngôi nhà bị bỏ quên, không biết họ có phiền muộn không ? Đây là những người đã bỏ nước ra đi, đến nay ròng rã nhiều năm, vẫn canh cánh niềm riêng bên lòng, chưa hề một lần trở lại quê nhà, khi đất nước còn ở trong chế độ “hà chính mãnh ư hổ” (chính sách hà khắc tệ hơn là hổ dữ). Không ai muốn sống ly hương, dù nơi đó có những điều kiện sinh sống tốt đẹp hơn ở quê nhà, phải  chăng là vạn bất đắc dĩ.

 

Nhiều người trong chúng ta cũng bỏ nước ra đi, nhưng vì ở nơi chăn êm nệm ấm, gia đình yên vui, con cái học hành đỗ đạt, một vài năm lại qui cố hương, xênh xang áo gấm về làng thì sao gọi được là người lưu lạc, làm sao có nỗi cảm hoài để thông cảm với  nỗi cô quạnh của người xưa như thế.

 

Ông cụ người Mỹ gốc Ý khi ngồi trên rocking-chair xem TV một mình không  biết có buồn vì nỗi cô quạnh của mình không, nhưng bao nhiêu người Việt sau những biến cố đổi đời, trôi giạt đến đây, nghĩ sao khi cuối đời sống lạnh lẽo trong những căn nhà hộp không sinh khí và đôi khi ra đi trong sự quên lãng của mọi người ?

 

 

HUY PHƯƠNG

(Bai Chuyen)

website counter