Home | VA(N | VA(N (tt) | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N 9 | VA(N 10 | VA(N 11 | VA(N 12 | VA(N 13 | VA(N 14 | VA(N 15 | TA.P GHI | TA.P GHI (tt) | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | CHUYÊ.N LA. KHÓ TIN | VA(N VUI | VA(N VUI (tt) | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | VA(N VUI 5 | VA(N VUI 6 | VA(N VUI 7 | SU'U TÂ`M .. TÊ'U | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T (tt) | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | BÀI VIÊ'T 10 | BÀI VIÊ'T 11 | BÀI VIÊ'T 12 | SU'U TÂ`M .. TIN | NU. CU'̉'I VA(N HO.C | P.P. Slideshow

TA.P GHI 18

Tôi đến với Hội Phụ Huynh của Trường Saint Maria Goetti trong một hòan cảnh bắt buộc, "phải tình nguyện thì năm sau con mình mới được ghi danh", nhưng bây giờ nhìn lại, thời gian hai năm trời làm việc với các anh chị phu huynh, chúng tôi đả có nhừng kỹ

 

Niềm Vui Trong Công Tác Thiện Nguyện

(Thu An)

 

Tôi đến với Hội Phụ Huynh của trường Giáo Lý và Việt Ngữ ở nhà thờ Saint Maria Goretti trong một hoàn cảnh bắt buộc, với một tinh thần là "phải tình nguyện làm công tác thì năm sau con mình mới được ghi danh" .   Nhưng bây giờ nhìn lại, thời gian hai năm làm việc với các anh chị phụ huynh, chúng tôi đã có những kỷ niệm thật đáng nhớ và những tình cảm vô giá mà thỉnh thoảng hình ảnh của các anh chị phụ huynh tình nguyện tới giúp trường học mỗi thứ bảy hay cứ trở về trong tiềm thức của tôi .

 

Tôi còn nhớ vào mùa thu năm 2004, trời hôm đó gió nhè nhẹ lành lạnh.  Tôi mặc áo len,  quấn khăng quàng cổ rồi  lái xe đến nhà thờ để làm công tác, bước ra khỏi xe cơn gió lạnh đã làm tôi nhớ lại một đoạn thơ lãng mạn của nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên

.....

Mùa đông đã về rồi đó nhỏ

Anh mặc áo len, quấn khăn quàng cổ

Bồng ẵm tim mình đi lễ tình yêu

Đồng bằng miền nam dù chẳng lạnh bao nhiêu

Nhưng cũng phải ra cái điều rét mướt

......

Hồn thơ của tôi bị cắt đứt bởi một phụ huynh hỏi tôi  có phải là phụ huynh trực hôm nay không, tôi gật đầu trả lời và  đi theo người hướng dẫn để đến nơi nhận công tác, vừa đến nơi thì có một anh tuổi tương đối chững chạc, anh ấy lên tiếng "Đáng lẽ cô phải đến sớm hơn để xếp bàn ghế cho các em học, bây giò là 12:30, các em đã vào lớp hết rồi, cô đến giờ này thì làm cái con mẹ gì được" .  Lời anh nói rất đơn giản, thật thà, thẳng thắn vào vấn đề không quanh co,  không sợ mất lòng mất ruột gì cả  .  Tôi không giận mà chỉ mỉm cười trong ý nghĩ "Lâu lắm rồi mình mới gặp một người nói chuyện thật bình dân và đơn giản như anh này".   Thấy tôi đứng lang thang một cách thừa thãi, thì có một anh khác tướng tá vững chắc và tốt bụng (bụng bự) lên tiếng, “chị đi phụ anh Diệm khiêng nước và đẩy thùng kem từ văn phòng ra đây để xếp hàng, xong rồi chị có thể phụ các chị khác bán hàng”.  Tôi thầm cười trong bụng, mình ăn mặc bảnh bao, mang guốc cao gót như vầy mà anh này lại bắt mình đi khuân vác như những ông vác gạo tay u thịt bắp ở chợ "Cầu Muối "  thì thật buồn cười.   Ở nhà tôi được sự nuông chiều của ông xã, đâu bao giờ anh ấy để tôi khiêng đồ nặng nhọc bao giờ đâu, mà giờ đây mấy anh này sai mình như công nhân thợ thuyền thế này .  Anh Diệm nhìn thấy sự trơ trơ của tôi nên anh ấy mỉm cười trấn an rồi nói, “chị cứ đi theo tôi, không cần khiêng vác gì hết, làm thợ vịn cho vui thôi” .  Tôi bước đi theo anh Diệm và thầm nghĩ đến một câu thơ .

 

Đời, vốn không nương người thất thế

Thôi thì, ô nhục cũng là danh ...

 

Khoảng 15 phút sau thì các chị bán hàng lần lượt đến nơi. Tôi gặp chị Thanh, Thúy, Vĩnh Hà, chị Định và các chị khác, tôi phụ các chị  bày hàng nhìn cũng thịnh soạn ra phết, nào là sắp xếp kẹo bánh theo thứ tự,  nước uống thì ướp nước đá, bỏ kem vào tủ lạnh và soạn hàng để bán bên nhà nguyện Singleton (sau này tôi thường gọi là "tiền đồn xa xăm"). Tôi thấy công việc không mấy nặng nhọc nhưng rất lu bu . Tuy vậy mà các anh chị phụ huynh đã làm hoàn tất một cách thật chu đáo trong sự khâm phục của tôi. Đúng là "trăm hay không bằng tay quen"

 

Hôm đó tôi được giao nhiệm vụ làm phụ tá của chị Vĩnh Hà để trông coi hàng hot-dog, cái khó khăn của cô hàng hot-dog là phải đoán được mình sẽ bán được bao nhiêu cái hot-dog để mình nấu vừa đủ, không thiếu để các em đói bụng, không dư quá nhiều để quán không bị đóng cửa vì lỗ vốn, không nấu trước lâu quá vì hot-dog sẽ nở toét ra sẽ khó bán,  không nấu trễ quá vì các em chỉ có 15 phút để ăn và không thể chờ lâu được .   Nói tóm lại là bán hot-dog cũng cả một sự tính toán trong thương trường .

 

Khi đến giờ giải lao, các em học sinh ào ra khỏi lớp như một đàn ong vỡ tổ .  Nhiều lúc các em bu vào sạp bánh kẹo đông quá làm cho những chị bán hàng làm không kịp cho các em .  Đến 2:30 trưa thì các em trở lại học, chúng tôi rửa nồi, lượm rác, dọn dẹp, rồi được ăn giải lao, đồ ăn Sơ Phương đãi chúng tôi là những món ăn thuần túy Việt Nam, rất ngon, các anh chị vừa ăn vừa cười đùa trong một bầu không khí thật thân mật.  Tôi được biết là các anh chị phụ huynh này đã đến đây mỗi tuần để giúp bán hàng và phụ giúp vấn đề trật tự, xếp bàn ghế cho lớp.  Chuẩn bị  dọn dẹp cho một sinh hoạt của gần 500 học sinh thì rất là phức tạp. Công việc nhiều lắm nên các anh chị phải đến mỗi tuần để hướng dẫn cho các phụ huynh có phiên trực .  Những phụ huynh có phiên trực chỉ làm một năm một lần nên họ đến rồi đi, nên sự hướng dẫn cứ phải lập lại mỗi tuần .

 

Rồi một tuần trôi qua thật mau, thứ bảy lại đến, tôi chở con tôi đến trường học Giáo Lý và học tiếng Việt. Khi tôi định quay đầu xe về để đi shopping, tôi chợt cảm thấy áy náy . Một sự áy náy của một người mang một tư tưởng "những việc làm công cộng đã có những người khác lo rồi, mình chẳng cần phải đụng tay vào làm gì" trong khi chính mình có thể hợp tác một tay để giúp cho trường học được thêm sạch sẽ, hoặc giúp những chị bán hàng sửa soạn hàng quán .  Rồi tôi cũng tự nghĩ nếu tất cả phụ huynh đều nghĩ như mình thì trường giáo lý này sẽ tồn tại được bao lâu ? Và giới trẻ Việt Nam sẽ đi về đâu ? Và giáo đường có còn vang vọng những câu kinh và lời ca thánh thiện của các em bé với những khuôn mặt thật dễ thương không ? Những tư tưởng này đã khiến tôi phải vòng xe trở lại nhà thờ và gia nhập ban phụ huynh để  tiếp tục mỗi tuần làm cô hàng hot-dog ở cửa hàng bánh kẹo mà tôi thường gọi là "quán nghèo miễn thiếu" .

 

Thời gian thấm thoát đã hai năm, ban phụ huynh chúng tôi gặp nhau mỗi thứ bảy để lo cho những sinh hoạt của các em, ngoài việc lo chuẩn bị và dọn dẹp cho các buổi học, ban phụ huynh còn hợp tác với sơ Phương và thầy cô để lo cho những sinh hoạt như  tết Trung Thu, lễ Noel, Tết Việt Nam, lễ mãn khóa, Rước Lễ Lần Đầu, Thêm Sức v.v... Cuối khóa học, chúng tôi tổng kết tiền bạc, tiền lời của gian hàng, chúng tôi  trao cho sơ Phương để gởi giúp những trẻ em mồ côi, hoặc các trẻ em nghèo gặp những hoàn cảnh khó khăn, kém may mắn.  Mỗi lần nghĩ đến niềm vui của các em bất hạnh là ban phụ huynh chúng tôi có thêm nghị lực để vượt qua những khó khăn khi trời lạnh đứng trước ngọn gió bán hàng mà run lập cập, hoặc bị chỉ trích do những người không hiểu việc. Tôi thiết nghĩ trong những sinh hoạt hằng ngày mình được người khác giúp, hoặc giúp người khác đều là sứ mệnh mà Thượng đế giao cho, làm người giúp thì hạnh phúc hơn là người được giúp, cái hạnh phúc của kết quả mà ban phụ huynh chúng tôi tạo được cho các em là thứ hạnh phúc vô giá mà không ai có thể đánh cắp được, chúng tôi ôm ấp niềm vui đó và chia sẻ cho nhau mỗi khi nhắc tới hàng bánh kẹo ở trường Saint Maria Goretti.  Nơi đây,  chúng tôi có cùng chung những mối lo âu, vui chung một niềm vui khi công việc hoàn tất một cách tương đối .   Có những lúc chúng tôi chia  sẻ cho nhau nghe niềm vui của sự thành công của con cái, hoặc những lo âu của những sự thất bại.  Tình thân mến giữa chúng tôi nẩy nở trong nhau không biết tự bao giờ .  Ngoài việc gặp gỡ để lo cho các em ở trường, chúng tôi cũng hay gọi điện thoại thăm hỏi nhau, rủ nhau đi biển khi hè về, hoặc đi trượt tuyết khi mùa đông đến , đi dạ vũ để mừng ngày đầu năm .  Chúng tôi điện thoại cho nhau để chia sẻ những kinh nghiệm trong cuộc sống, những vấp ngã mình đã vướng mắc để bạn bè tránh xa .

 

Trong quãng thời gian 2 năm làm chung với ban phụ huynh, tôi đã có cơ hội nhìn thấy những người triệu phú, chủ hãng xưởng xả thân đi nhặt từng miếng rác trong công viên nhà thờ (cũng may là chục người xả rác cũng có một người xả thân để lượm rác), hoặc có những người mẹ tay bế con, tay sắp xếp những chai nước để bán cho trẻ em, và có người  chị cụt tay nấu ăn cho cả trăm người, hoặc có các cụ già tiền già chỉ có vài trăm dollars mà cũng bỏ ra cả mấy chục giúp vào việc từ thiện.   Những việc làm đầy lòng quảng đại và những sự chia sẻ công sức hoặc tiền bạc ở nơi đây đã cho chúng ta cảm nhận đươc sự hy sinh cao cả của quí cha, quí sơ, tận hiến cả một đời cho Thiên Chúa và Giáo hội .  Sự xả thân của các ngài đã khiến cho chúng ta cảm thấy nhỏ bé trong bước đường thành nhân mà chúng ta đã quên đi bao năm trời .  Chúng ta  cứ lo bôn ba trên thương trường,  tạo dựng đồng tiền để đo lường sự "Thành công", thế rồi chúng ta cảm thấy xa lạ với hai chữ "Thành Nhân". Tôi nhớ một câu triết lý ngày xưa "thành công chưa hẳn là đã thành nhân, nhưng thành nhân là mình đã được thành công" .

 

Bây giờ con của tôi không còn học ở Saint Maria Goretti nữa, nhưng tình cảm của ban Phụ Huynh chúng tôi vẫn cảm thấy thân thiết, thỉnh thoảng tôi vẫn ghé thăm "quán nghèo miễn thiếu" mỗi khi đi ngang nhà thờ Maria Goretti.  Tôi hằng cám ơn  ban phụ huynh của trường Giáo Lý đã cho tôi cơ hội để cảm nhận được niềm vui trong sự hy sinh và sự xả thân cho người khác .

 

 

 

San Jose Ngày 28 Tháng 3 Năm 2007

THU AN

website counter