NGUYÊN SA
* Gửi chị Trịnh Thúy Nga,
nhân giỗ anh Lan, tháng Tư...
Năm 1956, cánh cửa thơ Việt Nam, những
cánh cửa rất khó mở, có một
người đập mạnh mấy tiếng và
không chờ người ở trong ra mở,
đã ném vào một bài thơ đầy
giọng tinh nghịch, sỗ sàng với những
câu như thế này:
Hôm nay Nga buồn như một con
chó ốm
Như con mèo ngái ngủ
trên tay anh
Ðôi mắt cá ươn
như sắp sửa se mình
Ðể anh giận sao chả là
nước biển
...
Ðang từ tiền chiến "em đẹp
bàn tay ngón ngón thon", đang Ðinh
Hùng "mắt xanh lả bóng dừa hoang dại",
đang Quang Dũng "em đi áo mỏng buông hờn
tủi", đang cổ điển Ðông Hồ,
đang điển tích "Kiều Thu hề tố em
ơi, nghiêng chân rốn bể mà coi lửa
bùng" Vũ Hoàng Chương, đang Huy Cận
"em ơi hãy ngủ anh hầu quạt
đây" thì người ta dẫn con chó ốm, con mèo ngái
ngủ, con cá ươn
vào đòi nhập cuộc chơi.
Cái vé vào cửa kỳ lạ
đó vẫn đẩy được cánh cửa
khép kín của thơ Việt Nam cho người thanh
niên trẻ ấy bước vào. Mặc dầu đi với chàng
là tả ngạn sông Seine, là vườn Lục
Xâm Bảo mùa xuân, là những quán
cà phê lề đường, là những
hơi thở của Jacques Prévert, của Guillaume
Apollinaire .. Chàng đưa cho người đọc
những hình ảnh thơ không giống bất cứ
một thứ ước lệ nào trước
đó, được chàng in kèm theo với
tấm thiệp báo hỷ, và trong sự ngỡ
ngàng chưa dứt ấy, chàng đưa ra chiếc
áo treo đã lâu trong tủ không còn
được lấy ra mặc thường nữa
và bảo hãy mặc lại nó:
Nắng Sài Gòn anh đi mà
chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa
Hà Ðông
Anh vẫn yêu mầu áo ấy
vô cùng
Thơ của anh vẫn còn
nguyên lụa trắng ..
Lời thần chú của chàng
vừa đọc dứt, cái nắng của Sài
Gòn không bao giờ còn như xưa nữa. Bởi vì bài
thơ của chàng. Bởi vì tà áo
lụa Hà Ðông chàng lôi ra bắt mọi
người mặc lại, bởi vì mầu trắng
của lụa chàng vừa làm cho đẹp
hơn những thứ gấm đắt tiền nhất
đã đổi hẳn cái nắng tàn bạo
đổ lửa xuống lưng của Sài Gòn
thành một thứ nắng lãng mạn với
tà áo lụa Hà Ðông nàng đem ra
mặc lại ..
Cách đi vào thơ của Nguyên Sa
là như thế, là nét tinh nghịch
không bao giờ biến mất của ông, là
cách lãng mạn nhất, là chữ nghĩa lồng
lộng tình cảm, là lấp lánh trăng
sao, là buổi sáng tươi tắn bình
minh, là buổi tối mưa đêm dìu dặt
..
Nguyên Sa đem ngay được
cái mới của đôi mắt nhìn từ
sân trường Sorbonne, của dòng sông
Apollinaire nói đến rất nhiều, của những
góc đường Prévert đã đứng
nhìn ra dưới trận mưa hạnh phúc.
Nhưng như ông đã viết trong một
bài thơ gửi Paris khi rời
thành phố này trở về Việt Nam: ".. bởi
giòng máu không thể chẩy ngoài huyết
quản .." Nguyên Sa quay trở lại làm người
thơ Việt Nam.
Ông đập những lớp bụi cũ đã
bám lâu ngày trên những chữ ít
người làm thơ dám dùng vì sợ
sáo, sợ cũ, vì sợ thiếu nét
sáng tạo. Và cho chúng những đời sống
mới ..
Gặp một bữa, anh đã mừng
một bữa
Gặp hai hôm thành nhị hỉ
của tâm hồn ..
hay:
Vẫn biết lòng mình là
hương cốm
Chả biết tay ai làm lá sen ..
hay:
Tôi không biết rằng lạ
hay quen
Chỉ biết em mang theo
Nghê Thường
Cho nên cặp mắt mờ hư ảo
Cả bốn phương trời chỉ
có em ..
Ông chỉ cho người đọc tìm thấy
thơ ở mọi nơi, mọi chỗ ..
Này là áo vàng, này là
gió lạnh lúc đêm khuya, này là bờ
sông nước lở, này là những
ngón tay tô son, này là
tà áo mầu hoa cúc...
.. Áo nàng vàng anh về
yêu hoa cúc
Áo nàng xanh anh mến lá
sân trường
Sợ thư tình
không đủ nghĩa yêu đương
Anh pha mực cho vừa mầu áo tím ..
Thơ của ông được
đón nhận lập tức. Một thế hệ mới
không còn phải nhờ thơ tiền chiến
nói hộ nỗi lòng của họ nữa.
Họ có Nguyên Sa giúp tỏ
tình với sân trường, với "thơ học
trò anh chất lại thành non / với tay trắng
em vào thơ diễm tuyệt." Cái tuổi 13
ngô nghê vụng về nhất của những
năm mới lớn được ông tô bằng
chất son phấn trong sạch và tươi đẹp
nhất:
Trời hôm ấy mười lăm
hay muời tám
Tuổi của nàng tôi nhớ
chỉ mười ba
Tôi phải van lơn, ngoan nhé
đừng ngờ
Tôi phải dỗ như là
tôi đã lớn ..
Cái gì thơ ông ghé
vào cũng trở thành mới, cũng trở
thành lãng mạn.
Bài Tám Phố Sài Gòn là một:
Sài Gòn cười đôi
môi rất tròn
Vòng cung màu đỏ, nét thu cong
Cầu vồng bắc giữa mưa
và nắng
Hay đã đưa dần sang nhớ
mong
Sài Gòn gối đầu
trên cánh tay
Những năm mười sáu mắt
nhìn mây
Chiếc tay tròn
ánh trăng mười bốn
Tiếng nhạc đang về dang
cánh tay
Sài Gòn nắng hay Sài
Gòn mưa
Thứ bẩy Sài Gòn đi
Bonard
Guốc cao gót nhỏ mây vào
gót
Áo lụa trăng mềm bay xuống
thơ
Sài Gòn mai gọi nhau bằng
cưng
Vành môi nghiêng xuống
cánh phân vân
Lưng trời không có bầy
chim én
Thành phố đi về cũng
đã xuân
Nguyên Sa vào cửa bằng
thơ tự do. Trong những năm gần
đây, ông có làm nhiều thơ bẩy
chữ. Nhưng nhiều hơn cả
là lục bát. Ông gặp lại
lối thơ này, đem cái tinh nghịch và
ngôn từ rất lãng mạn của ông
vào, và viết thành những bài lục
bát rất mới. Nhưng ông thủy chung vẫn là với thơ tự do. Thơ tự do của ông mở ra
cho ông cánh cửa thơ Việt Nam, đặt ông vào chỗ
ngồi xứng đáng nhất, cạnh những
nhà thơ lớn nhất của Việt Nam.
Nhưng chỗ ông thích nhất,
chắc phải là trên môi của những cặp
tình nhân. Và đó là chỗ thơ ông sẽ
ở lại lâu nhất, chừng nào còn
có những cặp tình nhân Việt Nam. Và nắng ở cái thành phố
có mầu áo đó cũng sẽ mãi
mãi là "nắng Sài Gòn". Không thể gọi bằng cách nào
khác được.
Bùi Bảo Trúc
6-4-2007
(Sưu Tầm Liên Mạng chuyển)