Đỗ Hồng Ngọc trả lời
Câu hỏi của Nguyệt
Mai:
Kính
thưa anh Đỗ Hồng Ngọc,
Hôm nay em lại có thêm những
"thắc mắc" này. Mong anh, nếu được,
chia sẻ với độc giả về một ngày của
bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Ở lứa tuổi
"xưa nay hiếm" người ta thường hay
nhắc đến "quỹ thời gian", ráng thu xếp
và làm những việc ǵ ḿnh thích hoặc muốn thực hiện
cho xong. Anh có như vậy không?
Những công việc liên quan
đến "nghề" và "nghiệp" mà anh
đă làm / thực hiện khiến anh cảm thấy hài
ḷng, vinh dự.
Và những sáng tác văn
chương, nghệ thuật ưng ư nhất của anh.
Cám
ơn anh.
Đỗ Hồng Ngọc trả
lời:
Cảm
ơn Nguyệt Mai đă khéo nhắc. Nhưng, câu trả lời
là không. H́nh như tôi không có ư niệm có một "quỹ
thời gian" nào đó, bởi tôi không thể biết
trước tôi có bao nhiêu, đă xài hết bao nhiêu, c̣n lại
bao nhiêu để .. lên kế hoạch. Bùi Giáng có câu "Một đời lận đận
đo rồi đếm / Mỏi gối người đi
đứng lại ngồi" nhớ
không?
Tôi sống có vẻ hồn
nhiên quá chăng? Lúc Mẹ tôi c̣n sống bà hay bảo tôi ngu
hạng nhất, nhưng tôi căi, chỉ dám ngu hạng nh́ hay
hạng ba thôi! Bà đành cười trừ!
"Xưa nay hiếm" là
cái thời của Khổng Tử. Mới mấy hôm trước
đây, tôi làm "em xi" (MC) cho một buổi "giao
lưu" của những người cao tuổi, có bác sĩ-họa
sĩ Dương Cẩm Chương, 103 tuổi, giáo
sư nhạc sĩ Trần Văn Khê, 93 tuổi; nhà giáo
Đàm Lê Đức, 83 tuổi, nhà thơ Tôn Nữ Hỷ
Khương, 76 tuổi. Với họ, tôi hăy c̣n quá trẻ!
Kinh nghiệm là khi ḿnh có tuổi, nên thường xuyên gặp
gỡ những người cao tuổi hơn để lúc
nào ḿnh cũng "quá trẻ" như vậy! Nhớ nhà
văn Vơ Hồng ở Nha Trang năm xưa kể vào năm
tuổi 70 của ông, người ta làm một buổi họp
mặt long trọng mừng thầy Vơ Hồng, ai cũng
phát biểu chúc mừng thầy "cổ lai hy". Khi
đứng lên đáp từ, ông trịnh trọng
đưa tay sờ vào cổ ḿnh và nói thất
thập cổ lai hy, rồi lần tay xuống
ngực lục
thập ngực lai hy, ngũ
thập bụng lai hy .. và tứ thập ..
làm mọi người la hoảng và cười vỡ một
trận!
Lâu lâu gặp bạn cũ tôi
giật ḿnh thấy bạn già quá, da mồi tóc bạc, nhăn nhúm trong khi tôi .. vẫn
như xưa! Dĩ nhiên, lúc đó bạn cũng thấy
tôi già quá, da mồi tóc bạc, nhăn nhúm trong khi bạn vẫn
như xưa. Th́ ra, đó là một diễm phúc của cuộc
sống! Không ai ngờ ḿnh
già cả. Nguyên Sa bảo "người ta
chỉ có thể đo đếm được tuổi
ḿnh qua ánh mắt cố nhân". Mà lạ,
khi gặp lại "cố
nhân", bạn bè hồi niên thiếu, ôn lại chuyện xưa
một lát, bỗng thấy ḿnh nhỏ xíu lại, như
không hề có thời gian. Mà thật, không hề có thời
gian. Cái đồng hồ, cái ngày tháng nọ kia, chẳng
qua là những giả định, vui thôi!
Khi tôi viết những ḍng này,
th́ tôi đang ở giữa trưa ngày thứ bảy trong
khi bạn đang ở nửa khuya ngày thứ sáu! Cho nên Phật dạy: đừng
bám vào ngă tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng,
thọ giả tướng th́ mới "thoát"
được. Thế nhưng, tuổi già sinh học th́
có. Một lần nọ, một
chị c̣n khá trẻ bồng đứa bé đến tôi
khám bệnh. Đứa bé la khóc om ṣm, chị dỗ:
"Nín đi, nín cho ông ngoại khám con!". Th́ ra tôi đă
đến ông ngoại rồi mà không hay. Tôi hỏi theo thói
quen: Chị là ǵ của cháu? "Dạ, bà ngoại". Chị
trả lời ngon ơ. Rồi bỗng đâm ra bẽn lẽn.
Tôi vội đánh trống lảng! Nhưng chuyện đó
xưa rồi, hai mươi năm trước rồi. Mới
đây, tôi gặp lại một người quen cũ quê
nhà, hơn nửa thế kỷ chưa gặp. Nàng nhắc
từ chuyện đi câu cá, hái chùm ruột đến trèo
động cát như mới ngày nào. Đột nhiên nàng nói
bây giờ em đă có cháu gọi bằng bà Cố!
Tôi nhớ Trịnh Công Sơn
viết: "Về thu xếp lại/ Ngày trong nếp
ngày/ Vội vàng thêm những lúc yêu người .. Cuồng
phong cánh mỏi/ .." mà tôi đă trích dẫn trong cuốn
Gió heo may đă về (1997),
nhưng khi gởi tặng cho anh bạn nhạc sĩ
Miên Đức Thắng lúc đó đang ở Đức,
anh phone phản đối: làm ǵ có chuyện vội vàng thêm
những lúc yêu người! Tôi hiểu, anh vẫn đang
c̣n rất .. ung dung, từ tốn kia mà!
Phần tôi, đôi khi cũng thấy ḿnh cần
về thu xếp lại/ ngày trong nếp ngày mà .. không dễ.
Bừa băi quen rồi. Lười biếng quen rồi. Xung
quanh chỗ ngồi là một chồng sách ngổn ngang, cao
nghệu, rất mất trật
tự, nhưng có ai lỡ tử tế sắp xếp lại
thế nào tôi cũng la toáng lên! Mất trật tự mà tôi
biết cái nào nằm ở đâu!
C̣n
"làm những việc ḿnh thích" ư?
Đương nhiên rồi. Nhân sinh quư thích chí. Không cần
phải đợi "cổ lai hy" mới vậy. Phải
làm những việc ḿnh thích ngay bây giờ đi! Bởi già
dẫn tới già cả, già khú đế mau lắm đó!
Dịp này xin gởi các bạn
bài "Già sao cho sướng" đọc vui nhé.
Thân
mến,
* GIÀ sao cho .. SƯỚNG
! *
-
BS ĐỖ HỒNG NGỌC -
(Sưu
Tầm Liên Mạng chuyển)
-
Nga Vothi sưu tầm, T. T. Ngắm chuyển -