Home | SUY NGÂM~ | SUY NGÂM~ [tt] | SUY NGÂM~ 1 | SUY NGÂM~ 2 | SUY NGÂM~ 3 | SUY NGÂM~ 4 | SUY NGÂM~ 5 | SUY NGÂM~ 6 | TÀI TÌNH | CHÚ Ý | CHÚ Ý [tt] | CHÚ Ý 1 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | TA.P GHI 26 | TA.P GHI 27 | TA.P GHI 28 | TA.P GHI 29 | TA.P GHI 30 | TA.P GHI 31 | TA.P GHI 32 | TA.P GHI 33 | TA.P GHI 34 | TA.P GHI 35 | TA.P GHI 36 | TA.P GHI 37 | TA.P GHI 38 | TA.P GHI 39 | TA.P GHI 40 | TA.P GHI 41 | TA.P GHI 42 | TA.P GHI 43 | TA.P GHI 44 | TA.P GHI 45 | TA.P GHI 46 | TA.P GHI 47 | TA.P GHI 48 | TA.P GHI 49 | TA.P GHI 50 | TA.P GHI 51 | TA.P GHI 52 | TA.P GHI 53 | TA.P GHI 54 | TA.P GHI 55 | TA.P GHI 56 | TA.P GHI 57 | TA.P GHI 58 | TA.P GHI 59 | TA.P GHI 60 | TA.P GHI 61 | TA.P GHI 62 | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI [1] | VA(N VUI [2] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | VA(N VUI 5 | LINKS | TIN BUÔ`N | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | THÚ VI. | HU'U~ ÍCH | HU'U~ ÍCH [tt] | HU'U~ ÍCH 1 | HU'U~ ÍCH 2 | TU'? TÊ' | TU'? TÊ' [tt] | TU'? TÊ' 1 | TU'? TÊ' 2 | TU'? TÊ' 3 | -DE.P | -DÔ.C -DÁO

TA.P GHI 43

 

 

THƯƠNG CHÚA SINH NƠI HANG LA

(Trn Mng Tú)

 

 

Cứ hàng năm mỗi mùa Giáng Sinh về, hồn tôi hân hoan mở ra đón nghe nhạc Giáng Sinh. Nhạc Giáng Sinh với tôi là cả một ân huệ tuyệt vời, sưởi ấm tôi trong mùa đông lạnh giá ở nước Mỹ. Tiếng hát, tiếng đàn phát ra từ truyền thanh, truyền hình ở khắp mọi nơi từ đầu tháng 12. Các khu trung tâm thương mại, các cửa hàng lớn nhỏ, các tiệm ăn, tiệm bánh kẹo, tiệm hoa, đâu đâu cũng nhạc Giáng Sinh cất lên hòa tan trong không gian ngập tràn ánh đèn mầu.

 

 

Tôi đi dưới bầu trời lạnh, với khăn quàng cổ, áo khoác thật dày, bao tay, mũ dạ vừa đi vừa nhớ lại những bài hát Giáng Sinh từ thủa ở quê nhà, lúc học ở trường đạo, được tập hát vào những ngày giáp lễ. Những bài hát ca tụng sự khó hèn của Thiên Chúa khi từ trời xuống thế làm người:

 

Thương Chúa sinh nơi hang lừa/Bao đớn đau bao ưu sầu/Tuyết rơi/ sương sa gió lạnh lùng/Không chăn chiếu màn mùng/nằm rơm không.

Đây chúng con xin dâng tấm lòng/tha thiết yêu vua muôn trùng/chúng con xin ru Chúa ngủ yên trong muôn nốt nhạc êm ..

 

Tôi đi vừa hát nho nhỏ những câu hát vừa hình dung ra trong đầu một hài nhi run rẩy trong tay mẹ với chiếc khăn vải quấn chặt, mẹ đặt Chúa vào một cái máng có lót rơm, rút ra ở trong chuồng lừa, chuồng ngựa giữa một cánh đồng trống không bốn phía.

 

Chúa đã chọn một cách xuống trần thấp hèn nhất để dậy loài người bài học khiêm cung, giản dị, khó nghèo. Nhưng hình như loài người chẳng học được bao nhiêu trong thông điệp đó sau hai ngàn năm. Và chẳng biết, bắt đầu từ bao giờ, con người  đã "Thương mại hóa" ngày Giáng Sinh cho mục đích riêng tư của mình. Chúa Hài Đồng chính là nạn nhân đầu tiên của những mưu lợi này.

 

Nhưng đáng buồn hơn nữa, người ta không cần đợi đến mùa Giáng Sinh, mỗi ngày trong đời sống, Thiên Chúa bị con người dùng danh nghĩa của Ngài để củng cố cho một mục đích riêng tư nào đó.  Ở một xã hội xây dựng bằng tham nhũng, hối lộ thì những quà cáp, người cho cũng như người nhận không thuần nhất gói trọn thương yêu mà còn có những tính toán thủ lợi trong đó.

 

Trước khi Giáng Sinh tới, chúng ta có mùa Vọng.  Trong bốn tuần lễ này ta có bốn cây nến thắp lên, nhắc nhở ta sửa soạn đón Chúa xuống trần trong sự: Tỉnh Thức, Hy Vọng, Niềm Vui và Tình Yêu. Ở nhà thờ họ đạo St.Louise Bellevue-Washington nơi tôi cư trú, năm nào mùa Vọng cũng dựng một cây khô ngay góc cửa, phía bên trong nhà thờ, có treo những mảnh bìa nhỏ ghi tên những món quà cho giáo dân đi lễ lựa chọn. Không phải đó là quà của nhà thờ cho giáo dân, mà là quà giáo dân mua mang tới nhà thờ, để nhà thờ chuyển cho người nghèo, người vô gia cư (homeless) vào dịp lễ Giáng Sinh.

 

 

Đó là những món quà cho đi mà không tính toán nhận về. Tôi thích được đóng góp vào sinh hoạt này hơn tất cả những trao đổi quà cáp khác trong mùa Giáng Sinh.

 

Tôi vừa đi trong mùa đông vừa hát những câu hát về Giáng Sinh mà tôi nhớ được. Những hình ảnh máng cỏ, hang lừa, cánh đồng mùa đông, tuyết rơi, gió thổi ở một nơi chốn rất xa hiện ra trong đầu tôi. Không hiểu tại sao, chập vào đó là hình ảnh một ngôi giáo đường nguy nga mà ngày hôm qua, tôi gặp khi lang thang trên mạng, đó là nhà thờ Bắc Trạch ở tỉnh Thái Bình, mới khánh thành tháng 10 năm 2013 sau 7 năm xây cất (2007-2013).

 

Ngôi nhà thờ nguy nga, đồ sộ với một kinh phí đáng chú ý.

 

Tổng kinh phí xây dựng nhà thờ Bắc Trạch là: 58, 6 tỉ đồng. Khoảng 3 triệu Mỹ kim.

 

Vật liệu xây dựng nhà thờ Bắc Trạch: 46 vạn viên gạch, 351 tấn sắt, 527 tấn vôi, 2.859 tấn xi măng, 15 m3 gỗ lim, 1000 m2  đá các loại, khoảng 1000 m2 sơn trong ngoài, 122 tấm kính tranh; gần 100 tượng tròn, phù điêu, tranh vẽ các loại cùng với hàng trăm bức tranh vẽ in trên kính; gần chục bộ cửa đại với những hình ảnh các thánh sống động và 100 bộ cửa trong kính ngoài chớp.

 

Nhà thờ dài 92.5m, chiều ngang 32m. Tháp chuông cao 61m, treo 6 quả chuông, quả lớn nhất nặng tới 3 tấn, kinh hoàng thật.

 

Chưa hết, còn chiếc đồng hồ gắn giữa trung tâm mặt tiền nhà thờ có đường kính tới 4m. Bằng chiều ngang của một ngôi nhà rộng.

 

Nhà thờ này được coi là một trong những nhà thờ lớn nhất Việt Nam.

 

Xem hình, đọc những con số phí tổn xong. Tôi ngây người ra. Tiền đâu mà các linh mục và giáo dân xây được một ngôi thánh đường như thế này nhỉ? Huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình chắc không có ai nghèo cả sao?

 

 

Trong khoảng hai thập niên về trước (và tiếp tục đến bây giờ), đã có một giai đoạn các linh mục các nhà sư đi ra nước ngoài, đến những nơi có người Việt cư ngụ đông đảo nhất để quyên góp mang về Việt Nam. Người Việt ở hải ngoại luôn luôn được kêu gọi giúp đỡ người nghèo ở khắp nơi trên nước Việt.

 

 

Từ Bắc, Nam, Trung. Đi tới miền nào, chỉ cần vào sâu trong những xóm là bắt gặp ngay sự khó nghèo của mọi lứa tuổi. Người già thiếu mặc, thiếu ăn, thiếu thuốc. Trẻ em thiếu học, thiếu dinh dưỡng. Tim, gan củaViệt kiều được những người trong nước đưa tay kéo ra khỏi ngực, khỏi bụng bắt làm việc thiện. Có khi chưa cần đợi người trong nước kéo ra, Việt kiều đã sốt sắng đem hết tim gan mình ra trước.

 

Sau giúp người già có ăn, có thuốc, giúp các em có trường học, có sách vở, là kêu gọi xây cất giáo đường, xây chùa miếu. Mới đầu còn là những nơi thờ phụng khiêm nhường, Chúa còn cúi nhìn thấy con chiên, phật tử còn chạm được vào áo Phật. Sau dần dần cổng chùa mỗi ngày một rộng, tháp giáo đường mỗi ngày một cao. Chúa, Phật không nghiêng thấp xuống để nhìn chúng sinh, nhân loại được nữa.

 

 

Đây không phải là ngôi thánh đường đồ sộ duy nhất mới được xây cất. Còn nhiều lắm. Trong một xóm đạo nghèo nàn mọc lên một ngôi giáo đường bạc triệu Mỹ kim là chuyện chẳng có gì mới lạ. Nơi nào cấm đạo, kéo xập tượng, giáo dân bị đánh đập thì mặc nơi đó. Nơi nào xây giáo đường nguy nga, cứ xây. Nơi nào con chiên bị cướp nhà, cướp đất, thất tung, tứ tán, thì mặc nơi đó. Linh mục nơi khác vẫn hô hào quyên góp xây nhà thờ thật to thật đẹp. Thậm chí có linh mục chánh xứ còn cho đó là món quà mình dâng cho Chúa khi được Chúa gọi về. Không biết có phải cái môi trường xã hội đang sống đầy tham nhũng và hối lộ đã làm những nhà tu hành có những tư tưởng đó hay không?

 

Tưởng tượng ra một người công giáo nghèo nàn, quần áo xốc xếch, đang gặp hoàn cảnh đau ốm của người thân, không tiền chạy chữa. Họ đi tìm Chúa để cầu nguyện, đi vào trong những ngôi giáo đường tráng lệ như thế chắc thấy tủi thân lắm. Con người nghèo khổ đó sẽ thấy lạc lõng vô cùng vì sự cách biệt giữa thân phận mình và ngôi giáo đường mình tìm đến. Chúa trong nhà thờ này xa cách quá! Cao sang quá liệu có thấu cho mình không?

 

Đức giáo hoàng đương kim Phanxico khi mới nhận chức, ngài đã đề cao đức khó nghèo của thánh Phanxico Khốn Khó (Francis of Assissi), ngài đã khuyên các nam nữ tu sĩ không nên di chuyển bằng những chiếc xe đẹp đẽ vì sự hào nhoáng đó không nói lên được sự đơn giản của đời sống tu sĩ. Ngài đã cách chức một giám mục bên Đức (Franz-Peter Tebartz) vì vị này có đời sống xa hoa.

 

Tôi đi trong giá lạnh mùa đông, vừa đi vừa hát những khúc hát Giáng sinh:

 

Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời, Chúa sinh ra đời nằm trong hang đá nơi máng lừa ..

Người hỡi, hãy kíp bước tới, đến xem nơi hang Be-lem con Chúa giáng sinh khó khăn thấp hèn ..

 

 

Đến bao giờ thì chúng ta mới thấu hiểu được cái thông điệp khó nghèo Thiên Chúa gửi đến loài người từ cái máng cỏ của mùa đông năm đó ?

 

 

 

TRN MNG TÚ

Tháng 12/2013

 

(KD Trinh sưu tm và chuyn)

 

 

website counter