NGĂ RẼ
(Tác
giả: Mai Hồng Thu)
Mai Hồng Thu tức Donna Nguyễn
là tác giả vừa nhận giải Danh Dự Viết Về
Nước Mỹ 2013. Định cư tại Hoa Kỳ từ
năm 1985, tác giả là cư dân Bắc California và dự giải
Việt Báo từ 2008. Các bài viết của cô luôn cho thấy
sự thẳng thắn, đôi khi ngang tàng nhưng tử tế
vui vẻ. Sau đây là bài viết mới nhất.
* * *
Đă lâu tôi không
c̣n háo hức về thăm Sài G̣n như thuở trước.
Nhà xưa, xóm cũ, hàng xóm cũng đă đổi thay. Gia
đ́nh họ hàng của tôi không c̣n ai ở đó. Bạn
bè cũng không c̣n giữ liên lạc được. Tôi từng
có Giao là người bạn gái duy nhất cùng xóm c̣n dịp
gặp lại nhiều lần. Thế nhưng gần
đây chúng tôi không c̣n thân thiết nữa.
Trước khi
đi Mỹ, trong xóm nhỏ này, tôi chỉ thân nhất với
Giao. Tuy cũng có chút khác tính nhau nhưng cô bạn này với
tôi khá hạp chuyện. Chúng tôi có thể nói chuyện từ
sáng đến trưa, chiều, tối mà không thấy chán,
cũng không cạn đề tài. Hơn nữa, ngoài trường
học ra, tôi không hề đi đâu xa hơn con hẻm nhỏ
của ḿnh và vài con đường quanh đó, nên tôi không có
nhiều bạn.
Con hẻm tôi
cư ngụ nằm sát ngay khu chợ nhỏ. Nhóm bạn
cùng trang lứa chúng tôi thường phải nghỉ học
rất sớm, ở nhà phụ gia đ́nh buôn bán. Ngoại
trừ những đứa trẻ thuộc gia đ́nh khá giả
vẫn học lên cao nhưng họ không được phép
la cà long nhong như chúng tôi, v́ thế nên hai đứa tôi
tuy cũng chơi chung với các bạn khác trong xóm nhưng
lại đặc biệt thân thiện và có nhiều kỷ
niệm với nhau hơn.
Thường những
lúc rảnh tôi thường chạy sang nhà Giao ăn uống
chung rồi la cà tán dóc. V́ mẹ Giao khó tánh bắt Giao phải
ở nhà giữ nhà nên cô không tiện qua nhà tôi chơi.
Người nhà của tôi th́ dọn hết về quê kiếm
sống. Chúng tôi không bán nhà v́ muốn giữ hộ khẩu
ở Sài G̣n để có chỗ đi đi, về về.
Tôi được giao nhiệm vụ bám trụ ở Sài
G̣n, tiếp tục học và giữ nhà. Ở nhà một
ḿnh buồn tẻ quá nên tôi thường khóa cửa chạy
ra đầu xóm chơi với Giao. Nhà Giao ở ngay đầu
con hẻm, hai đứa chúng tôi thường ngồi trên
ban công nh́n xuống quan sát bà con đi chợ qua lại thấy
được nhiều điều thú vị. Những
người bán hàng hay những người đi chợ
đều là bà con láng giềng. Chúng tôi tha hồ bàn tán vu
vơ về những chuyện ai đẹp, ai xấu, ai
vui, ai buồn, nói măi cũng không hết chuyện.
Ngày ấy, việc
học hành với lư lịch gia đ́nh không có người
làm trong chính quyền thường gặp khó khăn khi muốn
tiếp tục thi vào đại học. V́ vậy chúng tôi
chỉ đi học cho qua ngày chứ không phải học
v́ tương lai sự nghiệp, vô lớp đành ngồi
tán gẫu giết thời gian mà thôi.
Học tới lớp
10 th́ tôi bắt đầu nản, sẵn sức khỏe
không tốt tôi trốn học hoài rồi bỏ dở luôn.
Bởi thế bạn học cứ ngỡ là tôi trốn học
đi vượt biên nhiều lần nữa chứ.
Cũng may, gia
đ́nh tôi chịu khó chạy chọt giấy tờ đi
Mỹ, nên tôi khăn gói quả mướp bỏ lại nhỏ
bạn với xóm làng, và khu chợ nhỏ mông lung nhiều
hàng ăn hơn hàng chữ.
Khi tôi trở về
thăm lại chốn cũ th́ Giao đă xong lớp 12 nên
quay sang học thợ may. Nhiều bạn hàng xóm cùng trang lứa
đă lập gia đ́nh và dọn ra khỏi xóm. Có một số
gia đ́nh cũng được đi Mỹ, một số
chuyển về quê. Xóm cũ giờ không c̣n h́nh bóng và vết
tích của những kỷ niệm xưa.
Lần thứ hai
tôi về thăm Việt Nam th́ Giao đă lập gia đ́nh
và theo chồng dọn vào gần Chợ Lớn sinh sống.
Tôi mừng cho Giao v́ chồng cô là một người hiểu
biết, làm giáo sư đại học đang được
trọng dụng, nghề nghiệp ổn định và
cũng có địa vị trong xă hội. Từ đó Giao
an phận làm bà nội trợ, ở nhà làm thợ may kiếm
thêm chút đỉnh xài vặt.
Hiệp, chồng
Giao là giáo sư dạy toán, nhưng vốn tiếng Anh của
anh cũng đủ giỏi để viết luận án
và để cùng trao đổi với tôi trong những câu
chuyện hàng ngày. Mỗi lần về Việt Nam, tôi chỉ
có vài ngày để thăm viếng bạn bè. Hiệp là
người rất cởi mở nên thường để
Giao dành hết thời gian đi chơi với tôi. Nghe Giao
lúc nào cũng khoe và khen chồng rối rít nên tôi cũng mừng
cho hai người. Tánh Giao rất kén và cũng may mắn chọn
được người vừa ư.
Có lần tôi rủ
thêm Vân, người em nuôi mới quen tới thăm vợ
chồng Giao. Vân vừa hoàn tất chương tŕnh đại
học bốn năm. Cô bắt đầu làm thực tập
viên ngành quảng cáo. Khi nghe tôi kể về Hiệp th́ Vân tỏ
vẻ thích thú muốn làm quen để học hỏi; v́
trường đại học nơi Hiệp dạy là
trường nổi tiếng. Tôi tuy không rành chế độ
giáo dục của Việt Nam, nhưng sau những buổi
giao lưu với các bạn trẻ trong nước, tôi
cũng học hỏi được nhiều điều
về nếp sống và tư tưởng của một số
sinh viên đại học lúc bấy giờ.
Dạo đó tôi
cũng xong đại học đă lâu nên lối suy nghĩ
cũng đă khác trước nhiều. Tôi cảm nhận
được ḿnh khó t́m thấy những quan điểm
chung với nhóm bạn trẻ được đào tạo
dưới mái trường xă hội chủ nghĩa, mà
chính bản thân tôi ngày chưa đi Mỹ đă không thể
ḥa hợp được.
Riêng Giao, lúc này cô
nghỉ làm thợ may, ở nhà lo cơm nước dọn
dẹp và chăm con. Một điều quan trọng tôi nh́n
thấy rất rơ là giữa hai chúng tôi không c̣n chuyện ǵ cảm
thấy hạp rơ tán gẫu như ngày trước. Tôi
lại không đủ dư dả để có tiền quà
cáp Giao nhiều như những đứa bạn Việt
Kiều khác mà cô hay kể và đem ra so sánh. Giữa hai chúng
tôi, có một khoảng cách vô h́nh được h́nh thành bằng
những quan niệm sống hai chiều đối nghịch.
Khoảng cách này càng ngày càng lớn khiến chúng tôi sau mỗi
lần họp mặt càng thấy xa lạ và không c̣n thân thiết
như thuở thiếu thời.
Gia đ́nh nhà chồng
của Giao phần lớn đă định cư ở Mỹ.
Các anh chị của Hiệp có người mở nhà hàng,
có người làm thợ móng tay và làm chủ tiệm Nail. Họ
thường gởi tiền về giúp xây nhà cho ba má chồng
và nộp đơn bảo lănh họ. Ba mẹ Hiệp và cả
vợ chồng Giao cũng không ai thích đi Mỹ. Mỗi
lần anh chị của Hiệp về Việt Nam thăm
gia đ́nh họ thường mang theo quà cáp rất nhiều.
Họ ưa chuộng các loại hàng hiệu trứ danh
như Versace và thường ăn xài, chi tiêu rất phóng khoáng.
Các anh chị của Hiệp tỏ vẻ rất
thương đứa em út bị họ bỏ sót lại ở
Việt Nam. Họ giao cho Hiệp nhiệm vụ chăm sóc
cha mẹ già. Họ gởi tiền cung cấp nuôi Hiệp
ăn học như ư anh mong muốn. Hiệp thành tài ngoài việc
nhờ thông minh chăm chỉ học hành, anh c̣n biết
đi nhiều con đường tắt khác, chi tiêu cho nhiều
lần thủ tục "đầu tiên" mới dành
được địa vị dạy học như ư.
Chẳng bao lâu
sau, Hiệp đă trở thành một trong những giáo
sư giỏi rất được trọng dụng của
lớp thế hệ mới tiên phong trong ngành giáo dục có
thực lực đúng nghĩa lúc bấy giờ. Ở Việt
Nam, phong tục tôn trọng và quư mến thầy cô vẫn
c̣n được thịnh hành. Hiệp được trọng
vọng trong ngành và nổi tiếng, Giao cũng được
hănh diện theo.
Ngày Tết, học
tṛ của Hiệp thường xếp hàng đến
thăm thầy cùng biếu trà bánh để tỏ ḷng cảm
kích biết ơn. Ngoài nghề đứng trên bục giảng,
Hiệp c̣n có một thương vụ làm chủ ngành gia
công cửa sắt, ngay lúc mốt xây cổng sắt đẹp
đang bắt đầu thịnh hành ở Việt Nam. Vốn
tánh lanh lợi, tay nghề vững chắc, cộng thêm số
vốn liếng của anh chị ở Mỹ gởi về,
chẳng bao lâu công việc làm ăn của vợ chồng
Hiệp Giao ngày càng lớn mạnh. Sau giờ đến
trường, Hiệp thường ghé nhà ăn uống qua
loa, rồi lại phải chạy khắp nơi để
giao thiệp và trông coi thợ cùng công việc ở xưởng.
Giao ở nhà lo hết việc nhà và chăm dạy các con học
hành.
Điểm lạ
tôi thấy ở Hiệp là tuy anh đang sống dưới
môi trường giáo dục của xă hội chủ
nghĩa và lăn lộn làm ăn mánh lới luồn lách,
nhưng Hiệp luôn thể hiện phong thái người lịch
thiệp và văn minh, trong khi Giao đang dần dần trở
thành một bà nội trợ chính tông. Cô ăn nói cũng xuề
x̣a nhiều hơn.
Trở lại câu
chuyện tôi rủ Vân cùng đến nhà Giao chơi. Cô rất
háo hức mong sẽ gặp được giáo sư Hiệp.
Thật là không may, Hiệp quá bận rộn nên chúng tôi
đến hai lần chỉ gặp và tṛ chuyện với
Giao thôi. Kiểu nói chuyện b́nh dân và cởi mở quá mức
của Giao khiến Vân cụt hứng mấy lần. Chờ
lâu vẫn không thấy Hiệp về, chúng tôi đành cáo từ.
Tôi và Vân bèn rủ nhau ra quán cà phê tán gẫu. Vân hỏi:
- Chị ơi,
sao một người có vẻ quê mùa, cục mịch
như chị Giao lại là vợ của Giáo Sư Hiệp,
em không hiểu sao hai người đó lại có thể sống
hạnh phúc với nhau được?
- Sao em lại
nghĩ vậy?
- Em nghĩ tŕnh
độ học vấn của hai vợ chồng phải
tương đương th́ họ mới có thể hiểu
và yêu nhau được chứ?
- Nhưng Giao
cũng học hành đầy đủ trước khi lấy
chồng sanh con mà em.
- Nhưng em thấy
chị ấy nói chuyện hơi thô tục á.
- Chắc Giao nói
chuyện với chị kiểu đó quen rồi.
- Có thể là em hiểu
lầm thôi ha.
Tôi bèn lái qua đề
tài khác để cho câu chuyện bớt nhạt nhẽo. Thật
ra chính tôi cũng thấy Giao có thiếu một chút ǵ đó
để chạy theo lối suy nghĩ mới của chúng
tôi và đang sống thụt lùi với thời đại.
Giao lại là người tự ái rất cao, dù là bạn
thân nhưng tôi cũng không tiện góp ư. Tôi chơi thân với
Giao nhưng lại hợp với lối sống người
chị của Giao hơn.
Chị Hai thường
nói với tôi:
- Giao có tánh ích kỷ
hay ganh tị, ganh tài, người nhà cũng khó ở với
nó huống chi là người dưng, nhỏ đừng chấp
nó làm ǵ!
Nếu có tánh chấp
nhất nhiều th́ tôi đă không chơi thân với Giao từ
lâu. Không biết Giao học hỏi ở đâu mà thường
buông ra những lời phê b́nh ngây ngô khi so sánh Việt Kiều
này với Việt Kiều kia. Cô tự hào rằng ḿnh sống
sung sướng văn minh, trong nhà có kẻ ăn người
ở để sai vặt và ra oai. Cô đối xử với
người làm đúng nghĩa với hai chữ "ở
đợ" của ông bà ḿnh ngày xưa.
Từ lúc sanh con
đầu ḷng, Giao mướn người về ở
để giúp dọn dẹp nấu ăn và coi em nhỏ.
V́ Hiệp luôn bận rộn công việc không thể lo phụ
vợ chăm con, nên Giao cần mướn người
giúp việc đỡ đần tay chân. Cô mướn một
bé gái mười sáu tuổi, bao ăn ở, mỗi tháng tiền
lương 500 ngàn đồng tiền Việt, khoảng xấp
xỉ $35 đô Mỹ. Mỗi lần có chuyện không vui
th́ cô lại mắng con bé người làm là "đồ
ngu, đồ lười, đồ dốt". Cô thích lên
giọng xuống giọng y như đang hát một bài t́nh
ca không đoạn cuối. Ngồi nghe Giao mắng người
ta mà tôi cảm thấy buồn cho lối sống trưởng
giả của người bạn.
Theo Giao kể, Hiệp
được anh chị lo bảo lănh đầy đủ
chỉ cần xong phỏng vấn là bay thôi. Anh suy đi
tính lại th́ thấy thích việc làm, địa vị hiện
tại ở Việt Nam hơn. Thứ nhất, nếu qua
Mỹ, dù Hiệp đă giỏi tiếng Anh nên ngôn ngữ
không là vấn đề nan giải, nhưng bằng cấp
phải đi học lại từ đầu, nên anh thấy
cũng hơi khớp. Anh sợ bận bịu vợ con,
khó mà gầy dựng sự nghiệp lại từ đầu
suông sẻ như thời trẻ được. Tôi nói:
- Hai bạn nên suy
nghĩ lại, qua Mỹ sống cho con cái có tương lai
hơn. Với sự thông minh và lanh lợi của Hiệp
th́ mấy năm sau là thích hợp với đời sống
mới rồi.
Giao nói:
- Tao thấy vợ
chồng tao bây giờ vậy là sướng rồi, qua Mỹ
tao không biết làm ǵ, mất công cực thân, nhà cửa không
có. Tao không muốn ôm chân Mỹ đen hay đi bưng phở
kiếm tiền đâu mày.
Sau đó, tôi biết
ba má chồng Giao v́ đă lớn tuổi không muốn đi
Mỹ v́ họ nghe hù "chuyện ở Mỹ" đă
nhiều nên thích ở Việt Nam hơn. Họ biết con
cái có hiếu nhưng không muốn chung đụng với
con dâu và lo chuyện phải có bằng lái xe mới
được đi đây đi đó khi sống ở Mỹ.
Vợ chồng Giao- Hiệp chọn cuộc sống ở
lại cũng một phần là để gần gũi
cha mẹ chồng đă lớn tuổi. Ai mà mơ đi Mỹ
bưng phở làm ǵ, dù rằng chỉ bưng phở tạm
thời vài ba năm chờ thời làm ông này bà nọ.
Tuần rồi
tôi vừa gọi nói chuyện với chị Hai của Giao
hiện đang sống ở Houston và làm nghề nail
cũng đă được sáu, bảy năm. Ngày xưa chúng
tôi thường gọi nhau hỏi thăm và hẹn ḥ có
ngày cùng làm một chuyến về Việt Nam chung. Mấy
năm nay tôi không về Việt Nam nữa nên cũng ít dám gọi
chị tán dóc. Ai ngờ bây giờ hỏi lại, chị
cũng nói:
- Thôi đi nhỏ
ơi, đi Việt Nam làm ǵ, tốn tiền quá đi, tao hết
ham rồi nhỏ.
Chị tâm sự
rằng bây giờ chị không c̣n gởi tiền về cho
mẹ và em thường xuyên nữa. Tôi chỉ biết
cười thầm. Người qua Mỹ đă lâu có khác.
Giờ chị đă đi qua cái thời hay so sánh đồng
đô la với đồng Việt, làm ra đồng nào là
cắc củm đồng đó lo mua sắm đóng gói và
đặt vé đi về Việt Nam "bái tổ vinh quy"
nhiều lần. Giờ chị nói cuộc sống ở
đây đă ổn định, chị khoe vừa mới
mua xong một bộ ghế massage không phải tốn tiền
đặt cọc, chỉ cần trả mỗi tháng $150,
trả đủ 8000 ngàn đô là hết nợ. Nghe chị
kể máy này là loại mới nhất, tân tiến nhất.
Các bạn đồng nghiệp của chị mỗi
người đều sắm một cái về nhà để
nằm cho nó đấm, bóp, xoa ngày hai buổi trước
và sau khi đi làm, mệt cách mấy ngồi với nó chừng
1 tiếng là khỏe lại ngay.
Nhớ ngày nào chị
c̣n đ̣i sống đ̣i chết, một chữ tiếng
Anh bẻ đôi cũng không có, bị ông chồng dọa ly
dị đuổi cổ về Việt Nam. Ngày xa xưa nào
đó, lúc chị rầu thúi ruột thúi gan, gọi tôi than
khóc sợ không xin được thẻ xanh thường
trú mà trở về Việt Nam tay không th́ bẽ mặt. Nhờ
tôi trấn an và chỉ đường cho chị lo giấy
tờ ly dị hợp lư để không bị ảnh
hưởng tới luật định cư mà chị vào
quốc tịch quá thuận lợi, để bắt đầu
cuộc sống mới không bị ràng buộc vô cớ nữa.
Giờ chị sống một ḿnh tự do, làm bao nhiêu xài bấy
nhiêu, rảnh rỗi th́ tụ tập bạn bè ăn uống
hát karaoke. Tiền lương mỗi tháng chị nhín ra một
hai trăm phụ con gái nuôi cháu ngoại ở Việt Nam.
Chị cũng như tôi, bây giờ vui vẻ, chịu mọc
rễ ở nơi tưởng chừng như làm tạm
dung nhưng lại rất bao dung này.
Hôm qua tôi cũng mới
gặp cô bạn cùng xóm khác. Cô theo chồng sang đây
được hai năm. Lúc đầu cũng nhiều
chuyện không như ư, cô cứ khóc lóc than biết vậy ở
Việt Nam sướng hơn đi Mỹ làm chi khổ thế
này. Mấy tuần liên lạc không được tôi
cũng sợ cô có chuyện bất ḥa ǵ nữa, bèn ghé
đại qua nhà gơ cửa hỏi thăm. Cô bảo rằng
mới về Việt Nam làm đám tang cho mẹ. Giờ cô
cũng không c̣n than van so sánh rằng ở Việt Nam vui
hơn, sướng hơn ở Mỹ. Cô hỏi tôi kiếm
cách nào lo cho người em trai c̣n sót lại ở Việt
Nam. Tôi hỏi cô sao không để cho hắn ta ở Việt
Nam đi, chứ sang Mỹ chi rồi lại than cực
than khổ, kiếm việc khó khăn tiếng Anh tiếng
u học hoài không được. Cô cười lớn:
- Giờ em biết
xài GPS rồi, một ḿnh em chạy lên hăng ông xă một lèo
không bị lạc ǵ hết. Từ ngày chị chỉ cho em
cách xài, em xách xe chạy khắp nơi, bây giờ em đâu
c̣n sợ này sợ nọ nữa đâu. Sống ở Mỹ
thoải mái, sung sướng hơn mà chị.
Nghe vậy là tôi
thấy mừng v́ có thêm một người đă chịu
hội nhập với đời sống của Mỹ.
Khi bạn qua được thời gian thử thách, không
c̣n là "cô dâu mới về nhà chồng" phải học
hỏi "nhập gia tùy tục" th́ cuộc sống ở
Mỹ không hề nhàm chán, khô khan, thiếu t́nh người
như người ta vẫn thường lầm lẫn.
Đi Mỹ hay ở
Việt Nam, mỗi người có một chọn lựa
riêng. Riêng tôi bây giờ th́ bây giờ chỉ chờ ngày trở
về khi Việt Nam không c̣n bóc lột và bất công, dối
trá.
Việt Nam vẫn
c̣n măi trong tôi dù ngày về đó chắc hẳn sẽ vẫn
c̣n xa. Hỡi những ngă rẽ khúc khuỷu quanh co, có bao giờ
đưa những người xưa "thân ái" đến
gần chúng tôi hơn nữa không?
With Love and Best Wish
MAI HỒNG THU
(T.T.K.D
sưu tầm và chuyển)