Cô Khách
Sở Welfare
(Tác giả : Nguyễn Đặng Bắc Ninh)
Tác giả định
cư tại Seattle từ 1975, đă hồi hưu sau khi phục
vụ trong ngành xă hội tiểu bang nhiều năm. Bài viết
Về Nước Mỹ đầu tiên của Nguyễn
Đặng Bắc Ninh là "Nàng Dâu Mỹ" cho thấy
cách viết chừng mực mà sinh động. Sau đây là
bài viết thứ hai.
* * *
Hà xếp
đặt lại giấy tờ trên bàn. Vừa trở lại
đi làm sau mấy ngày nghỉ với con cháu về
thăm, nấu ăn dọn dẹp, chị thấy mệt
oải cả người. Tới tháng này mà thời tiết
vẫn c̣n lạnh. Sáng nay có ửng lên chút nắng, nhưng
ra khỏi nhà chị vẫn phải co ro trong chiếc áo dạ.
Nhớ đến mấy câu thơ của Trần Mộng
Tú "Nắng
ở đây hiếm hoi như hạnh phúc. Anh có về gọi
nắmg đến cho em". Chị cười
một ḿnh. Tội quá. Vùng Tây Bắc này quả có nhiều
mưa ít nắng nhưng đâu có hiếm hoi đến vậy.
Nhà thơ thật đa cảm khác người.
Ngoài pḥng
đợi chỉ c̣n ít người, v́ đă quá giờ phỏng
vấn. Chắc toàn là khách đến hỏi những việc
linh tinh như xin giấy giới thiệu đi Bác Sĩ chứng
nhận mất hiệu năng làm việc, mất thẻ
trợ cấp .. vv.
Có tiếng
gơ cửa rụt rè. Bà thư kư Wendy bước vào, trên tay cầm
một tờ đơn "C̣n một người nữa
cần tái xét. Cô ta đến trễ nhưng năn nỉ
quá. Ban tài chánh ai cũng về hết rồi. Chị tiếp
cô ta dùm". OK, Hà thở dài. Đă sửa soạn sắp về
mà c̣n thêm việc.
Làm công bộc
bên Mỹ này là đầy tớ nhân dân thứ thiệt, chớ
không phải nói suông. Khách nhận trợ cấp mà cảm
thấy bị đối xử bất công, có người
gọi đến tận văn pḥng Thống Đốc
để than phiền, v́ ở tiểu bang này, văn pḥng
xă hội thuộc tiểu bang, chứ không trực thuộc
county như nhiều nơi khác.
Nhiều
người rất ngại công việc này v́ phải đối
đầu với những vấn đề của nhiều
t́nh huống phức tạp, với những khách có cá tính
khác nhau. Ngoài kinh nghiệm với công việc, chị biết
điều tiên quyết là phải có ḷng nhân ái. Sự quan tâm
sẽ thể hiện trong dáng vẻ, lời nói để
tạo sự cảm thông và tránh làm tổn thương tự
ái khách. Do đó đôi khi có phải từ chối trợ cấp
v́ lư do nào đó mà khách cũng tỏ ra hiểu biết mà
không gây gổ.
Những thân
chủ của chị, v́ hoàn cảnh phải nhờ đến
trợ cấp tiểu bang hay liên bang. Họ thuộc mọi
sắc dân và các tầng lớp trong xă hội. Từ mấy
gia đ́nh Gypsy gốc Romania có truyền thống "không
bao giờ đi học", họ sống lang thang khắp
nơi, nhiều nhất ở Âu Châu nay lan sang cả Mỹ.
Có những gia đ́nh nhiều thế hệ nối tiếp
nhau sống nhờ trợ cấp. Có những người
bệnh tật hay nghiện hút và có cả mấy ông tiến
sĩ người ngoại quốc từ Trung Hoa, Hàn Quốc
được sang Mỹ bằng học bổng tu nghiệp,
họ không có bảo hiểm gia đ́nh, nay vợ có bầu
đến xin trợ cấp y-tế. Có ông luật sư
trông c̣n trẻ mà tay run lẩy bẩy khi kư tên. Ông khai bị
mất bằng v́ nghiện rượu hay v́ tội ǵ nữa
không rơ, ông đến xin trợ cấp để đi cai
nghiện. Và rất nhiều người tị nạn
đến từ các nước chiến tranh như Việt
Nam, Ukraine, Somalia, Ethiopia ..
Trường
hợp các người già và những người tàn phế,
họ đă có tiền trợ cấp liên bang, Hà chỉ lo
phần thực phẩm và y-tế nên lâu lâu mới phải
tiếp xúc hoặc giở đến hồ sơ. Nhưng
với đa số c̣n lại là những gia đ́nh có con nhỏ,
th́ ôi thôi, làm việc muốn mờ mắt. Thêm nữa,
đời sống của người Mỹ vô cùng phức
tạp. Vợ chồng, bồ bịch nay tụ mai tán, thai
nghén, sinh nở lung tung mà hầu hết là không chính thức.
Nếu họ có kiếm được việc làm th́ nay có
mai không, rồi bị đuổi nhà, cắt nước
cúp điện. "Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống",
chút chút lại chạy đến sở xă hội kêu cứu.
Mỗi tháng đôi lần đều có chuyện. Lắm
lúc thấy việc quá nhiều mà không đủ thời giờ
giải quyết, Hà thấy đầu óc căng thẳng,
những muốn bỏ việc. Tuy nhiên chị lại tự
nhủ bao nhiêu người bỏ công bỏ của để
giúp người, mà ḿnh được trả lương
để làm việc ấy, sao c̣n phàn nàn.
Nhiều khi
chị thấy công việc ḿnh làm không chỉ v́
lương bổng mà c̣n có những chuyện ấm ḷng mà
chị coi là "bonus". Hôm đó, một ông H.O. cao niên,
v́ giấy tờ không hiểu rơ hay không để ư, bị
cắt tem phiếu và y tế. Bà vợ già của ông lại
đang trị ung thư. Thực ra trước sau ǵ xin lại
vẫn được, nhưng phải chờ lâu, trong khi
đó người bệnh và thân nhân sẽ lo mất ăn
mất ngủ.
Lúc đó
đang giờ break, chị vẩn vơ đi ra phía pḥng
đợi th́ thấy cô tiếp viên đang cố giải
thích ǵ đó với một ông người Việt lớn
tuổi mà cả hai cùng lúng túng. Nh́n thấy chị, cô Mỹ
vội cầu cứu. Th́ ra ông đă trễ hẹn, mà ngày
có hẹn phỏng vấn văn pḥng đă sắp đặt
cho người thông dịch tiếng Việt mà ông không
đến nên bây giờ mới có cảnh ông nói gà, bà nói vịt.
Chị mời
ông ngồi, xem hồ sơ, mở lại trợ cấp,
c̣n cẩn thận in ra cái phiếu y tế tạm thời
để hai ông bà có thể đi bác sĩ ngay. Ông khách mừng
quá, cám ơn đi cám ơn lại. Ông nói "Chúng tôi lo quá.
Sáng nay bà nhà tôi khẩn cầu Đức Mẹ cho tôi ra
đây gặp được người Việt. May sao gặp
bà, thế là Đức Mẹ đă đáp lại lời cầu
xin của chúng tôi". Chị thấy nghèn nghẹn nơi
cổ họng. Một việc làm cỏn con trong phận sự
của ḿnh, đâu có đáng ǵ.
Dù là một
Phật tử, chị cũng thầm cảm tạ Đức
Mẹ đă cho chị cái cơ hội giúp người
đồng hương.
Trong số
khách hàng, Hà rất quí và thân với mấy cụ thân chủ
già. V́ tuổi già, các cụ không phải đến văn
pḥng mà chỉ cần liên lạc qua điện thoại.
Qua ngôn từ, chị thấy các cụ thật dễ
thương và hóm hỉnh. Có cụ bằng cấp đầy
ḿnh, xuất thân từ những trường đại học
danh tiếng. Cụ th́ đă đậu tiến sĩ từ
khi Hà chưa ra đời, mà nay đến tuổi lăo niên,
lại phải nhờ đến trợ cấp. Hà nghĩ
cũng tội, học hành đến thế tốn bao công
của, mà sao đến tuổi già lại không có lợi tức.
Có lẽ những lương bổng của các cụ ngày
xưa không đóng vào thuế an sinh xă hội, nên bây giờ
mới không có tiền an sinh (Social Security) hay lương
hưu (pension). Tuy vậy các cụ lại rất thích ứng
với hoàn cảnh, các cụ vẫn vui vẻ và lâu lâu có cụ
lại gửi cho Hà những bài giảng thuyết dày cộm
như cả cuốn sách. Ngay cả khi cụ muốn kể
tội anh chủ nhà lười biếng mà cứ định
tăng tiền pḥng, cụ lại gửi đến một
xấp "bạch thư" hài tội, với văn từ
hoa mỹ nhưng không kém phần dí dỏm "Hắn (chủ
nhà) mượn cớ bận học thi, hẹn sẽ sửa
cái ống nước pḥng tắm cho tôi sau khi hắn tŕnh
xong luận án Thạc Sĩ. Nhưng chẳng hiểu học
hành ra sao mà đă qua mấy tháng rồi, đến giờ
này tôi vẫn phải xách từng xô nước vào bồn tắm
.."
*
Với cô
khách đến muộn này, chị có thể từ chối
v́ không phải phần việc của ḿnh, và cô đă trễ
hẹn cả tuần, chắc là cô đă nhận đựơc
thư cắt trợ cấp từ computer gửi đi.
Theo luật, thư kư sẽ cho cô một cái hẹn khác với
đủ thời giờ để phỏng vấn.
Nhưngviệc tái xét th́ mọi chi tiết đă có sẵn
trong hồ sơ, việc mở lại cũng dễ thôi.
Không giúp th́ cũng tội cho cô có con nhỏ, lếch thếch
mấy chuyến xe bus, đi tới đi lui, chờ đợi
mất th́ giờ.
Chị ra
ngoài pḥng đợi, gọi to:
- Sonia Hudson
Một cô gái
tóc hoe vàng hấp tấp bước vào, một tay dắt một
bé gái, tay kia bồng đứa con trai. À, cô này trông quen. Chắc
Hà đă phỏng vấn và mở hồ sơ trợ cấp
cho cô cách đây mấy năm. Sonia là một trong số nhiều
thân chủ trước kia Hà phụ trách.
- Chào Sonia, mời
cô ngồi. Thế nào, hồi này khỏe không?
Cô gái thở
phào, ngồi phịch xuống ghế. Chắc cô đă phải
chờ lâu với hai đứa con nhỏ líu tíu chạy
quanh. Những nhân viên chuyên phụ trách phần việc của
cô đă về hết, may mà Hà nhận tiếp cô.
Trông cô có vẻ
tươi tỉnh hơn những lần gặp trước
đây. Mái tóc của cô có một màu vàng nhợt nhạt mà
người Mỹ gọi là "màu nước rửa chén",
nhưng hôm nay được chải gỡ gọn gàng
hơn, quần áo cô đỡ nhăn nhúm và trên hai g̣ má có
nhuốm chút ánh hồng. Nhờ có thêm chất bổ dưỡng
hay do một hạnh phúc mới? Hà thầm nghĩ và trong
ḷng thấy vui vui.
- Cám ơn
bà, tôi vẫn thường. Nhờ bà xem hồ sơ cho tôi.
Tôi nhận được giấy hẹn phải đến
từ tuần trước nhưng thằng nhỏ bịnh,
hôm nay mới đi được. Mong bà giúp cho. Tôi sợ
trợ cấp bị cắt th́ lôi thôi lắm.
- Để
tôi coi, không sao đâu. Đây chỉ là tái xét, cô điền nốt
vào những phần này trong tờ đơn, kư tên rồi
tôi sẽ phỏng vấn.
Cô gái g̣ ḿnh
trên mấy tờ giấy, hí hoáy viết, mắt thỉnh
thoảng vẫn ḍm chừng thằng bé con 2 tuổi ngồi
lê dưới sàn với con gấu nhồi bông, con chị
nó 4 tuổi chạy ṿng ṿng trong căn pḥng nhỏ, lát lát lại
kéo tay, níu áo mẹ "Về chưa má? Xong chưa má?"
- Chút nữa
xong, chút xíu nữa thôi. Cô vỗ về con.
Theo thói quen,
Hà lật tờ khai gia cảnh. Độc thân. Hai con. Không có tiền
cấp dưỡng của cha hai đứa bé.
Hà xem lại
ngày sinh trên giấy tờ rồi đưa mắt nh́n
Sonia. Cô chỉ xấp xỉ tuổi Lan con gái út của Hà,
mà sao trông cô đă tàn tạ, xơ xác thế này. Ánh mắt
cô không c̣n trong, môi cô không có sẵn nụ cười như
các thiếu nữ cùng trang lứa. Một so sánh thoáng qua làm
chị ngậm ngùi. Mấy cô con gái của Hà đều cao
lớn hơn mẹ, đă ra trường đi làm cả
rồi mà vẫn như trẻ con, họp nhau là đùa rỡn
ầm nhà. C̣n Sonia, không biết cô đă chấm dứt tuổi
niên thiếu hồn nhiên từ bao giờ? Có phải như
nhiều trẻ khác lớn lên trong môi trường không lành
mạnh, cô đă học được những tṛ yêu
đương ôm ấp từ khi c̣n ở lứa tuổi
"preteen", như các trẻ khác trong xóm cô. Hay cô đă học
theo lối sống cá nhân chủ nghĩa và những ư niệm
yêu đương xô bồ, buông thả .. Hay tất cả
bắt đầu bằng một đêm hè ngột ngạt,
người cha ghẻ của cô chếnh choáng bước
vào pḥng cô, hơi thở sặc sụa mùi men rượu?
Sonia cho biết
đứa con đầu tiên của cô, không biết cha là
ai, có lẽ là kết quả của một đêm party vào hồi
chưa xong cấp trung học. Có bầu, cô phải nghỉ
học nuôi con. Vài năm sau cô lại có thai và một lần
nữa là nạn nhân của một người t́nh mà cô
đă tưởng có thể nương tựa lâu dài.
Đă mấy lần Sonia đến văn pḥng Hà với những
vết bầm tím trầy sát trên mặt trên tay, v́ bị anh
chồng hờ say sưa hành hạ. Cảnh sát đă có can
thiệp nhưng kết cục mẹ con cô vẫn phải
sống nhờ trợ cấp xă hội. Vỏn vẹn có mấy
trăm bạc, sau khi trả tiền mướn nhà, điện
nước, cô chẳng c̣n bao nhiêu để trang trải
hàng trăm thứ tiêu pha lặt vặt trong đời sống
hàng ngày của ba mẹ con.
Hà
thương cảm nh́n người đàn bà trẻ ngồi
trước mặt, tuổi đời không bao nhiêu mà
đường đời có lẽ đă nếm đủ
vị, ngọt bùi ít mà cay đắng th́ nhiều. Mái tóc khô
bồng bềnh được giữ gọn bằng một
cái kẹp tóc rẻ tiền, đôi mắt mệt mỏi
thiếu ngủ sau những đêm dài một ḿnh thức trắng
coi con.
Sonia vẫn
lúi húi với mấy tờ đơn, hai bàn tay với những
ngón khô gầy nứt nẻ. Chị nhớ Sonia có khai là thỉnh
thoảng cô nhận việc dọn dẹp lau chùi nhà cửa
cho mấy nhà trên phố để kiếm thêm lợi tức.
Da mặt da tay cô thô nhám, thật tội nghiệp.
Chị hỏi:
- Sonia, cô c̣n
trương mục ở ngân hàng không?
- Có, ở
Key Bank, nhưng không c̣n đồng nào trong đó. Đây là tờ
chứng nhận của nhà băng.
- Cô có nhận
được tiền cấp dưỡng của cha mấy
đứa nhỏ không?
- Không
- Hai đứa
con cô khác cha hả?
- Dạ khác
- Ba của
Eliza tên ǵ? Ở đâu?
- Dạ, hổng
biết, chỉ thấy gọi là Ed. Mà cũng không chắc
là hắn. Cô cười gượng gạo.
Hà nói không
sao, hỏi tiếp:
- Ba thằng
Tom tên ǵ?
- David Mills.
Nhưng hắn đi đâu mất đất rồi, ngay
từ khi mới biết tôi có bầu lận.
Vậy là
cơ quan đ̣i lại tiền cấp dưỡng cho tiểu
bang chịu thua rồi. Hà nghĩ thầm.
Chị chuyển
đề tài:
- Từ hồi
tôi giới thiệu cô qua bên huấn nghệ, có kết quả
ǵ không?
Đôi mắt
Sonia sáng hẳn lên:
- Tôi cũng
định khai với bà hôm nay. Tôi sắp có việc làm. Tuần
sau bắt đầu. Làm cho hăng điện tử Eutek. Bà
nghĩ tôi c̣n được trợ cấp nữa không?
- Để
phải tính mới được. Khi nhận được
tờ khai lợi tức từ sở của cô, tôi sẽ
tính rồi gửi giấy cho cô biết. Dù không được
lănh tiền, cô và hai cháu vẫn được hưởng
12 tháng y tế. Có thể cô vẫn c̣n được trợ
cấp thực phẩm, tùy vào mức lương. Cô
cũng nhớ gọi bên giữ trẻ để họ
giúp trả tiền coi hai bé trong khi cô đi làm.
Sonia cười
thật tươi:
- Vậy th́
đỡ quá. Và tôi cũng sắp lập gia đ́nh. Chắc
bà cũng mừng cho tôi. Anh ấy có việc làm tốt và
thương con tôi lắm. Cám ơn bà đă giúp đỡ từ
trước tới nay.
Hà đứng
dậy, nh́n theo ba mẹ con hấp tấp bước ra
sân. Nắng chiều đă nhạt, chiếu trên mái tóc vàng của
ba mẹ con óng ánh như những tia hào quang. Chị thầm
mong lần này Sonia được may mắn và sẽ không
phải trở lại đây lần nào nữa trong đời.
Nguyễn Đặng Bắc
Ninh
(Diễm Kiều Trinh sưu tầm và chuyển)