Home | SUY NGÂM~ | SUY NGÂM~ [tt] | SUY NGÂM~ 1 | SUY NGÂM~ 2 | SUY NGÂM~ 3 | SUY NGÂM~ 4 | SUY NGÂM~ 5 | SUY NGÂM~ 6 | TÀI T̀NH | CHÚ Ư | CHÚ Ư [tt] | CHÚ Ư 1 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | TA.P GHI 26 | TA.P GHI 27 | TA.P GHI 28 | TA.P GHI 29 | TA.P GHI 30 | TA.P GHI 31 | TA.P GHI 32 | TA.P GHI 33 | TA.P GHI 34 | TA.P GHI 35 | TA.P GHI 36 | TA.P GHI 37 | TA.P GHI 38 | TA.P GHI 39 | TA.P GHI 40 | TA.P GHI 41 | TA.P GHI 42 | TA.P GHI 43 | TA.P GHI 44 | TA.P GHI 45 | TA.P GHI 46 | TA.P GHI 47 | TA.P GHI 48 | TA.P GHI 49 | TA.P GHI 50 | TA.P GHI 51 | TA.P GHI 52 | TA.P GHI 53 | TA.P GHI 54 | TA.P GHI 55 | TA.P GHI 56 | TA.P GHI 57 | TA.P GHI 58 | TA.P GHI 59 | TA.P GHI 60 | TA.P GHI 61 | TA.P GHI 62 | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI [1] | VA(N VUI [2] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | VA(N VUI 5 | LINKS | TIN BUÔ`N | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | THÚ VI. | HU'U~ ÍCH | HU'U~ ÍCH [tt] | HU'U~ ÍCH 1 | HU'U~ ÍCH 2 | TU'? TÊ' | TU'? TÊ' [tt] | TU'? TÊ' 1 | TU'? TÊ' 2 | TU'? TÊ' 3 | -DE.P | -DÔ.C -DÁO

TA.P GHI 9

 

HƯƠNG GÂY MÙI NH ..

(Ngô Kim-Khôi - Paris)

 

 

Ừ nhỉ, tự bảo là sẽ không đặt bút, v́ đă có nhiều người viết đến, mà lại viết thật hay, thật thấm thía, từ cái ông Thạch-Lam qua ông Nguyễn Tuân đến ông Vũ Bằng... Nhưng mà không viết lại không chịu được, nhất là những ngày cuối năm đi trong nhạc điệu mùa Đông buồn se sắt, với không-khí tha-hương lạnh lùng sương rơi heo may buồn ngơ ngác bóng chim bay mây tím giăng sầu đó đây , và c̣n tại cái hệ-thống sưởi trong nhà bỗng dưng dở chứng không chịu chạy, th́ cái lạnh lại như cắt vào ḷng, như muốn chui vào tận trong xương trong tủy, lạnh từ trong đầu trong óc mà lạnh ra, cứ muốn trùm tấm chăn bông mà ấp ủ .. Thế, chao ôi, thèm ơi là thèm hương vị rừng rực nồng nàn, muôn thuở ấm áp của một bát phở.

 

Đấy, th́ đă bảo, "người ta" viết về phở đă hay lắm rồi, đâu đến phiên ḿnh !

 

Này nhé, giá mà cứ đưa vào tay bác Tô Vũ nhà ta, để bác ta ngoáy lên đôi ḍng "cà kê", th́ cũng đă nên khuôn vàng thước ngọc. C̣n ḿnh, cũng v́ chỉ thèm ăn phở, thôi th́ xin lạm-bàn vài ba hàng, cho đỡ .. cơn thèm.

 

Vẽ chuyện ! Có thèm th́ đi ra quận 13, hay đi Belleville, mà ăn một bát cho xong, bày đặt làm chi vẽ vời viết lách !

 

Ấy vậy, thưa anh, nếu có đi ra quận 13, hay đi Belleville, cũng không thể nào nguôi ngoai được, cũng như khi ta ngồi buồn, mở nhạc nghe, vô-t́nh lại trúng vào bài "Buồn tàn thu" của nhạc sĩ Văn Cao, nhạc dẫn d́u dặt, rồi giọng Thái-Thanh trỗi lên,.. ai lướt đi ngoài sương gió không dừng chân đến tôi bẽ bàng .., ôi, cái chữ "lướt" ấy, qua tiếng hát vượt thời-gian Thái-Thanh, bỗng trở thành bất-diệt. Bài nhạc đă hát xong rồi, con tim vẫn c̣n nao nao, th́ anh ơi, cũng như mùi hương phở ngạt ngào một lần đâu đây, thấm vào da vào thịt, vào lục phủ ngũ tạng, nhớ muôn đời không quên ..

 

Vâng, thưa ông thưa bà, thưa anh thưa chị, không thể nào nguôi ngoai ..

 

Lại nhớ hôm nọ, năm ngoái hay năm kia nhỉ, ghé sang nhà ông bà Tào văn Trạch, được bác Tuyết-Anh đăi ăn một bữa phở ḅ, trời ơi, bỏ .. bùa bỏ ngăi ǵ trong ấy mà sao lại ngon không .. chịu được, ngon đến nỗi đă ăn hai bát, bụng không c̣n chỗ chứa, nhưng cứ muốn ăn thêm, sợ .. phí của giời ! Ra về, lại ỉ ôi với hai bác, c̣n tí nước dùng trong nồi trên bếp, bác cho cháu, bác nhé !

 

Th́ cũng ngần ấy thứ thôi, có phải nêm thêm .. vàng thêm ngọc ǵ vào trong ấy đâu, thế mà bát phở của bác Tuyết-Anh phải như sơn-hào hải-vị, có khi c̣n hơn thế nữa, không chừng.

 

Dạ thưa quư-vị, cái chữ "phở" nhỏ tí tị t́ ti ấy, xem ra cũng c̣n nhiều bàn căi.

 

Trong "An-nam tự-vị latin" của Pigneaux de Béhaine (Bá-Đa-Lộc) viết vào khoảng giữa thế-kỷ thứ 18 không có chữ "phở". Trong "Đại-Nam quấc-âm tự-vị" của Huỳnh-Tịnh Paulus Của, nhà xuất-bản Rey, Curiol & Cie, năm 1896, có chữ "phở" nhưng không .. ăn nhằm ǵ đến phở mà chúng ta đang nói (Phở : Nổi tiếng tăm. Mầng phở lỡ : Mầng lắm, tome II, trang 200). Cũng như quyển "Việt-Pháp tự-điển" của J.F.M. Génibrel, nhà xuất-bản De la Mission à Tân-định, tái-bản lần thứ hai năm 1898, có chữ "phở" đồng nghĩa với Paulus Của (phở lỡ : Bruyamment, trang 614). Trong "Việt-Nam tự-điển" của Hội Khai-trí Tiến-đức , xuất-bản năm 1931, tra thấy có chữ "phở" như ḿnh muốn nói, mừng ơi là mừng ("mầng phở lỡ"), và được giải nghĩa như sau : "Phở do chữ phấn mà ra. Món đó ăn bằng bánh thái nhỏ nấu với thịt ḅ : phở xào, phở tái" .

 

Đọc "Sài-g̣n tạp pín lù" của cụ Vương Hồng Sển :

.. "hủ tíu", theo ông bạn quá cố Lê Ngọc Trụ là "hủ mộc phấn thổ", người Quảng Đông cũng gọi là "phảnh", và danh từ này, khi lọt vào tay đồng bào Bắc Việt, "ngầu dục phảnh" (ngưu nhục phấn), tao không thèm gọi như chúng mi nữa, và biến ra "ngưu nhục phở", kêu tắt "phở" lại càng thêm gọn. Từ cái mùi "Ba Tàu" hủ tíu, ba xu xưa một tô nhỏ, sáu xu một tô trộng trộng, vừa có ít sợi ḿ vàng, ít sợi bún "phảnh", bước một bước qua ranh Bắc Việt "phở" đă mất mùi "chệc", thơm ngon béo bổ hơn "hủ tíu Tàu" nhiều, phở nấu với nước cốt thịt ḅ, vi ta min giàu hơn, nhứt là cách nay mấy tháng, khi phở Huỳnh Phú Nhuận c̣n mở cửa, trời sáng lạnh lạnh, tô phở bay hơi nghi ngút, tay cầm đũa, vít miếng thịt mềm nhừ, hay miếng "mỡ gầu" vừa gịn vừa dai, gion gion gịn gịn, chấm một chút tương cay, mắt liếc tay ngọc bưng tô cho bàn bên cạnh, tưởng đâu chừng ḿnh đă theo Lưu Nguyễn lạc lối thiên thai, với mười bảy đồng hay hai chục đồng mà nếm tô phở Huỳnh buổi ấy, hơn Lưu Nguyễn bội phần v́ hai chàng lạc lối cảnh ăn đào thiếu bổ !

 

Cũng cụ Vương Hồng Sển, "Tự-vị tiếng nói miền Nam" , đọc thấy "Phở : phảnh, 'phấn' đọc giọng Tàu. Bột gạo mịn như phấn nấu trong nước cốt gà, heo v.v. Phở là món ăn quốc túy, do đồng bào Bắc chế biến, được dân trong Nam hoan nghinh nhứt và đánh đổ thay thế tô hủ tíu Tàu : phở tái, phở áp chảo, .."

 

Ấy mà cũng có người đặt giả-thiết rằng phở có .. bố mẹ là người Tây, do chữ "Pot-au-feu" mà ra, v́ "Pot-au-feu" có mùi vị "hơi hơi" giống phở của chúng ta, và v́ họ nhấn mạnh chữ "feu" riết nên thành chữ "phở" ! Hỡi ôi, có cha mẹ Tây là thế, tại sao mấy năm trước đây, đâu có xa xôi ǵ lắm đâu, cũng chỉ chừng mươi năm trở lại mà thôi, người Tây gọi phở là soupe chinoise, phải chăng cha mẹ không biết mặt con cái, cứ thấy "da vàng mũi tẹt" th́ sắp loại phở cùng là anh chị em với hủ-tíu hay vằn-thắn ? Chán ơi là chán ! Chắc có lẽ bị mắng quá, bị sửa lưng nhiều quá, ông Tây bà Đầm ngày nay .. khôn ra, không c̣n dịch bừa băi phở là soupe chinoise nữa, mà dạ thưa quí-vị, là soupe tonkinoise , nếu dịch cho có căn có kệ, có phân-định biên-giới hẳn hoi, c̣n không, gọi chung chung là soupe vietnamienne, đấy ạ. Nhưng dịch thế nào th́ dịch, cũng không thể làm sao lột tả được chính-xác hương-vị phở của chúng ta, xin đề-nghị gọi là "le phở", như "le áo-dài" hoặc "le nước-mắm" .., tiện hơn không ?

 

Trở lại chữ "ngưu nhục phấn" (níu ṛu fen), ? ? ?, trong "tự-điển Hán-Việt" của Đào Duy-Anh, nhà xuất-bản Minh-Tân, năm 1931, "ngưu nhục" chính là thịt ḅ, nhưng nhấn mạnh một điều rằng chữ "ngưu" không nên lầm là trâu, v́ Trâu là "thủy ngưu", ? ? . Riêng chữ "phấn" (?) : Vật nghiền ra rất nhỏ (quyển hạ, trang 108), chứ Đào tiên-sinh không nói ǵ đến "phở" cả.

 

Trong "tự-điển Hán-Việt" của nhóm Hầu Hàn Giang, Mạch Vĩ Lương .. , trang 189, tra chữ "phấn" (fen), ? th́ đọc được : Bún, bánh phở, miến.

Trong "Dictionnaire français-chinois" (tự-điển Pháp-Hoa) của Thượng-hải Dịch-văn Xuất-bản-xă, 1979, trang 1337, tra chữ "Vermicelle", cũng ra chữ ?.

Như vậy, chữ "Phở" từ chữ "Phấn" mà ra có thể tin cậy được.

 

Chúng tôi có ư muốn biết hoàn-cảnh ra đời của món phở, nhưng không t́m được tài-liệu nào. Trong quyển gia-chánh "Nữ-công thắng-lăm" của Hải-Thượng Lăn Ông (Lê Hữu-Trác, 1720-1791), viết vào năm 1760, không có nói đến phở.

Trong hành-tŕnh đến Việt-nam từ 11/01/1884 đến 19/04/1886 của Bác-sĩ Hocquard, tường-thuật lại rất cặn kẽ cách ăn nếp ở của người dân ta trong"Une campagne au Tonkin" , nhắc đến cả mắm tôm, nhưng chẳng có một lời nói đến món ăn có tên là phở cả.

Theo thứ-tự thời-gian xuất-hiện chữ "phở" trong các tự-điển nói ở trên, chúng ta có thể đặt giả-thiết rằng món phở chỉ có thể sinh ra đời khoảng đầu thế-kỷ XX, tức là lúc có người ăn quà ngoài đường phố, tiếp theo đó, bắt đầu thịnh-hành vào thập-niên 20, và theo nhà văn Vũ-Bằng, "đến năm 1952, công việc chế biến món phở đă đến chỗ tuyệt đỉnh, nghĩa là không thể thêm hoặc bớt một món ǵ nữa" . Dân Hà-thành thuở đó đă "bầu" phở Tráng ở phố hàng Than là "Vua phở".

 

Năm nọ, ăn bát phở tại nhà bác Tuyết-Anh ngon quá đỗi, nay xin bác viết cho một bài "Khéo tay làm lấy", chỉ cách nấu phở, v́ dù sao phở cũng là một món ăn truyền-thống của dân-tộc ta. Thử hỏi có người Việt-nam nào chưa từng ăn phở không ? Nhà văn Vũ Bằng quả-quyết rằng không. Có nghĩa hễ là người Việt-nam, từ Bắc chí Nam, thế nào cũng có lần ăn phở.

 

Nhưng xin bác đừng quên các bí-quyết để có một nồi phở ngon, bác nhé, v́ tiệm phở nào cũng dấu rất kỹ ngón nghề. Ai cũng cho rằng cái "bí-mật" của ḿnh là hơn thiên-hạ, không thể nào .. dại dột tiết lộ ra ngoài cho mọi người nghe. Đồng-bào ơi, tôi dơ tay lên xin phát-biểu ư-kiến, rằng nếu chúng ta biết trao đổi kinh-nghiệm nấu phở với nhau, t́m ra một phương-pháp hoàn-thiện th́ chúng tôi chắc chắn rằng món Phở của người Việt-nam ta sẽ được bầu là món ăn ngon nhất .. thế-giới.

 

Mà không hiểu các tiệm phở dấu nghề làm ǵ nhỉ, v́ ít khi người ta nấu phở ở nhà. Kéo nhau ra tiệm, ś sụp ăn bát phở, cảm-thấy ngon hơn nhiều, làm như phở ngon cần có không-khí của tiệm ăn. Nấu phở ở nhà phải có chục người ăn, mới bơ, dăm ba người, nấu một nồi phở to tướng, dọn ra bàn, lơ láo nh́n nhau, mất ngon.

 

Chúng ta đều biết điều quan-trọng nhất làm cho phở ngon là nước dùng (nước lèo) ngon ngọt độc-đáo, kế tiếp mới đến bánh phở trắng ngà, dẻo dai.

 

Phần thịt trong nước dùng, ngoài thịt ḅ, xương ḅ, xương heo, người ta c̣n cho đuôi ḅ. Điều này, cuối chợ, khi sắp đóng cửa hàng, phần "xí-quách" ấy là một món ăn c̣n có thể nói là hơn lương-trân, dành riêng cho các ông thích nhậu. Hỡi ôi, gặm cục xương đă mềm nhừ hay ăn cái đuôi ḅ thấm đượm, chiêu một ngụm rượu cay nồng, giữa cái lạnh lùng giá buốt của mùa Đông, tưởng chừng như thiên-đàng cũng không bằng !!!

 

Có người cầu-kỳ, cho thêm tôm khô hay đầu mực, bảo rằng như thế th́ nước đậm hơn. Chúng tôi không dám có ư-kiến, ấy là tùy bàn tay người nội-trợ, phải không .. cô Hai ? Điều cần phải nhớ là không được bỏ đường, nhưng chắc rằng phải có một chút bột ngọt (ḿ chính), chỉ một chút thôi, như một thoáng nghi-ngờ (un soupçon), chứ cho nhiều bột ngọt th́ ăn lợm giọng mà c̣n hại cho sức khỏe.

 

Muốn cho nước trong, khi nồi nước bắt đầu sôi th́ phải hớt bọt, có nhiều chỗ trả tiền cho một đứa trẻ, bắt nó đứng cạnh nồi để hớt bọt, hớt cho tới bao giờ kiệt hết bọt th́ thôi. Này, tôi bảo cho một bí-quyết, gia-truyền đấy nhé, nhưng phải hứa với tôi là không được nói lại với ai, kê lỗ tai vào đây nào, để tôi nói nho nhỏ cho mà nghe, kẻo "con mẹ" hàng xóm nó .. ŕnh, xuỵt xuỵt .., muốn cho nước dùng trong hơn, sau khi hớt bọt rồi, cho vào nồi củ cà-rốt và củ cải trắng, vừa thêm ngọt nước nữa đấy, nhưng sau đó th́ không được ăn mà phải vứt các củ ấy đi, nhớ nhé (!?)

 

Đến đây th́ phải nói tới phần chính để làm cho nước phở trở thành một .. bài thơ tao-nhă, danh bất hư truyền, đó là gia-vị. Trong nồi nước dùng, ngoài mắm muối ra, phải nướng hành củ và nướng gừng, cho vào nồi cùng với đinh-hương, quế và hồi-hương. Có nơi c̣n cho thảo-quả.

 

Đinh-hương hay đinh-tử-hương , tên khoa-học Syzygium aromaticum, thuộc họ Sim (Myrtaceae). V́ có h́nh-dáng như cây đinh, lại tỏa mùi thơm nên có tên là đinh-hương (? ?). Khi chúng ta ngửi thấy mùi hương này, sẽ liên-tưởng ngay đến pḥng .. Nha-khoa, v́ đinh-hương có công-dụng phổ-biến là dùng để cất lấy tinh-dầu, có tính sát-trùng mạnh nên sử-dụng để làm thuốc tê và diệt tủy răng. Những người hay bị đau răng, thường gói theo ḿnh một ít đinh-hương, khi răng .. dở chứng, bỏ một nụ vào chỗ đau, ngậm một chút th́ cơn đau sẽ qua đi. Trong những khi bị nạn dịch, người ta có thể nhai đinh-hương để pḥng bị truyền-nhiễm. Đinh-hương là vị thuốc có tính ôn, vị cay, tác-dụng vào 4 kinh (phế, tỳ, vị, thận), dùng chữa các chứng đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa .. Ngoài việc làm gia-vị cho nước phở, đinh-hương có công-dụng phổ-biến là để chế bột cà-ry.

 

Quế, c̣n gọi là ngọc-quế (? ?), có rất nhiều loại mà thông-dụng chia ra ba loại là Quế Thanh-Hóa, Quế quan (quế Xri-Lanca) và Quế Trung-quốc, tên khoa-học gọi chung là Cinnamomum, thuộc họ Long-năo (Lauraceae). Nhớ khi chúng tôi c̣n nhỏ, khoảng 4-5 tuổi, sau khi ăn quít thường để dành vỏ phơi khô, được nhiều nhiều th́ chạy ra tiệm thuốc Bắc đổi lấy vài miếng quế đem về .. ngậm chơi. Trong "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia-Thiều, ngay câu đầu tiên ta đă đọc được "trải vách quế gió vàng hiu hắt", có nhiều người cho rằng vách quế do chữ quế-dịch mà ra, nghĩa là vách tường có hồ trộn mạt-cưa cây quế, nơi ở của cung-tần phi-nữ, quế làm cho ấm, khỏi cần .. sưởi. Theo Huỳnh Khắc-Dụng, phải là phách quế, có nghĩa là trăng sáng, th́ đúng hơn . Quế có vị cay, ngọt, tính đại-nhiệt, tác-dụng vào 2 kinh (can, thận), bổ mệnh môn tướng hỏa, trị cố lănh trầm hàn, chữa chân tay co quắp, chồn chân mỏi gối, bụng quặn đau, kinh-nguyệt bế, ung thư .. Ngoài ra, quế c̣n dùng để cất rượu hay trong công-nghệ kẹo bánh.

 

Hồi-hương hay bác-giác hồi-hương, đại-hồi-hương (? ? ?), tên khoa-học Illicium, thuộc họ Hồi (Illiciaceae). Hồi là trở về, hương là thơm, thịt thiu hay tương thối cho ít đại-hồi vào nấu th́ mùi thơm lại trở về, v́ vậy nên đặt tên ấy. Thật sự, phải gọi là Hồi-quả chứ không phải Hồi-hoa, v́ quả có ngôi sao 6-8 cánh đẹp như một bông hoa nên ta vẫn gọi lầm. Nhiều quả có đến 12-13 cánh. Hỡi các anh thích .. nhậu, ngửi mùi hồi th́ anh liên-tưởng ngay đến rượu .. Pastis hay Ricard, là rượu khai-vị, cất từ tinh-dầu cây hồi, nồng-độ rượu thường là 45, có màu trắng trong, pha với nước sẽ chuyển sang màu vàng đục, một phần rượu năm phần nước, uống lạnh với đá, rất được ưa chuộng tại các tỉnh miền Nam nước Pháp. Vào quán, khách hàng thường gọi một cách thân thiết "ông chủ, làm ơn cho một cái .. vàng" (un jaune, s'il vous plait), làm người Á-đông da vàng ḿnh nghe cũng .. chột dạ. Đại-hồi có vị cay, tính ôn, tác-dụng vào 4 kinh (can, thận, tỳ, vị), dùng chữa các chứng đau bụng, khó tiêu, nôn mửa, đau nhức, tê thấp .. Ngoài việc làm gia-vị cho nước phở, hồi c̣n dùng làm thơm thuốc đánh răng, kẹo bánh, hay bỏ vào nồi ra-gu ḅ th́ cũng .. ác liệt lắm.

 

Thảo-quả (? ?), c̣n gọi là quả ṭ ho, tên khoa-học Amomum aromaticum, thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Thảo-quả chủ-yếu dùng làm gia-vị, khi dùng, bóc quả đă xấy khô lấy hạt ở trong, người miền Bắc hay cho vào chè lam hay chè kho. Thảo-quả là vị thuốc có tính ôn, vị cay, chát, tác-dụng vào 2 kinh (tỳ, vị), có năng-lực khử đờm, chữa sốt rét, đau bụng ..

 

Bốn gia-vị kể ở trên đây, không ôn th́ nhiệt, bởi thế nhiều người cho rằng ăn phở th́ trong người cứ bị nóng, nổi mụn (?), ấy là c̣n chưa nói đến gừng.

 

Gừng c̣n gọi là khương (?), có tên khoa-học Zingiber officinale, thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Ngày Tết, chúng ta thường hay ăn mứt gừng, nhưng người Anh và Mỹ th́ dùng gừng làm nguyên-liệu để chế .. rượu bia. Củ gừng (sinh-khương) có vị cay, tính hơi ôn, vào 3 kinh (phế, tỳ, vị), trong nhân-dân dùng chữa tiêu đờm, giải độc, cảm-mạo, phong-hàn, khó tiêu, ho .. Nhiều người c̣n cho rằng gừng có tính .. cường dương (?).

 

Úi giời, thế th́ phở quả nhiên "nhiệt" thật, toàn là thứ để làm thành rượu th́ ăn phở đâm ra .. nghiện cũng đúng thôi (?). Đă vậy, khi ăn, nước dùng phải thật nóng, bỏng lưỡi bỏng miệng, phải cho thêm tiêu vào, nóng đến nước mắt nước mũi dàn dụa ra th́ mới ngon. Phải như cụ Nguyễn Tuân, vục mặt xông vào trong làn khói nghi ngút của bát phở nóng có nhiều hành hoa .., x́ xà x́ xụp, phải ăn cho hết bát phở, húp hết cả nước dùng. Có nhiều người làm ra vẻ thanh-cảnh, chỉ ăn thịt và bánh phở, uốn éo ỏng eo bỏ bê nước dùng, ăn như thế th́ nào đâu biết ăn phở là ǵ. Thật là phí của giời. Nhiều người c̣n tệ hơn nữa, đập quả trứng vào, vừa làm đục nước dùng trong tô phở, vừa có cái mùi tanh tanh của trứng, át cả hương-vị thanh-tao của món ăn quốc-hồn quốc-túy, ôi, bày chi cảnh hoa ḥe hoa sói, ăn vào .. phí cả mồm ! Ăn thế, với phở gà th́ mồm đă phí rồi, lại c̣n ăn với phở ḅ nữa, trời ạ !!!

 

Khi .. Nam-tiến, phở đă thay đổi đôi chút trong cách ăn. Người trong Nam cho thêm giá sống, ng̣ (rau mùi) .. Sang bên đất Tây này, chúng tôi c̣n thấy nhiều người bỏ cả rau bạc-hà (menthe). Phở chính hiệu .. "con nai vàng ngơ ngác" th́ không có các thứ ấy, chỉ là chế-biến thêm vào sau này mà thôi, và theo ư riêng của chúng tôi, những thứ ấy có hay không, không ảnh-hưởng đến hương-vị của phở, cũng không làm phở ngon hơn. Nhưng ăn phở mà thiếu vị này th́ không c̣n là phở, đó là ng̣ gai. Có tên khoa-học là Eryngium foetidum, ng̣ gai xuất-xứ từ Trung-Mỹ, nhưng ta lại gọi là rau mùi tàu, thuộc họ Hoa tán (Apiaceae). Ng̣ gai chữa được cảm mạo, sốt, khó tiêu .. Dân ta c̣n dùng ng̣ gai nấu với bồ-kết để gội đầu. Ngoài ra, ăn phở c̣n phải có rau húng-quế (Ocimum basilicum), trong Nam gọi là rau é, và dĩ nhiên phải có hành hoa.

 

Hành c̣n gọi thông-hoa (? ?), thông-bạch .., tên khoa-học là Allium fistulosum, thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Thông là rỗng, dọc lá hành th́ rỗng, bạch là trắng, củ (ḍ) hành có màu trắng, v́ vậy nên đặt tên ấy. Hành là vị thuốc rất công-dụng từ thời cổ xưa, tính ôn, vị cay, vào 2 kinh (phế, vị), chữa sốt rét, cảm, nhức đầu, phù thủng, khó tiêu .. Tinh-dầu hành có tính sát khuẩn mạnh, chữa mụn nhọt, mưng mủ, ngạt mũi .. Hiện nay, nhiều nước dùng hành tây, c̣n gọi là dương-thông (Allium cepa), tuy có nguồn gốc tại châu Á nhưng v́ củ to (!) nên gọi là .. tây.

 

 

Em yêu dấu, khi ánh chiêu-dương chiếu rực rỡ trên những chùm hoa tuyết đang bay phất phới ở ngoài song cửa, th́ anh xin được th́ thầm vào tai em rằng Đông sẽ qua và Xuân lại về, cái lạnh ấy thế nào rồi cũng phải nhường chỗ cho muôn vàn ấm áp, đó là lẽ vô-thường của trời đất. Hôm nay, nh́n những trắng xóa lạnh lùng mênh mang ngoài trời kia, th́ em yêu, hăy ngồi xuống bên anh, chỉ xin chút mộng mơ về quê cũ, có mặt trời ngậm non đoài, có ánh kim-quang ngời sáng, ta cùng nhau thưởng thức mùi hương của phở như vừa theo con gió lạ nào vừa đưa tới, đó là mùi v quê-hương trong ngạt ngào, say đắm, để bừng lên đôi má em nét hồng mây sớm, để đôi môi kia run lên như nhịp đàn, và để anh bàng-hoàng thốt lên :

 

.. cuồng loạn âm giai má hải đường

gọi nhau say chết giữa mùi hương

khi ăn niệm bóng sang ngồi cạnh

đưa t́nh thương tới gặp t́nh thương ..

 

 

NGÔ KIM KHÔI

- Paris -

 

 

website counter