Home | SUY NGÂM~ | SUY NGÂM~ [tt] | SUY NGÂM~ 1 | SUY NGÂM~ 2 | SUY NGÂM~ 3 | SUY NGÂM~ 4 | SUY NGÂM~ 5 | SUY NGÂM~ 6 | TÀI TÌNH | CHÚ Ý | CHÚ Ý [tt] | CHÚ Ý 1 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | TA.P GHI 26 | TA.P GHI 27 | TA.P GHI 28 | TA.P GHI 29 | TA.P GHI 30 | TA.P GHI 31 | TA.P GHI 32 | TA.P GHI 33 | TA.P GHI 34 | TA.P GHI 35 | TA.P GHI 36 | TA.P GHI 37 | TA.P GHI 38 | TA.P GHI 39 | TA.P GHI 40 | TA.P GHI 41 | TA.P GHI 42 | TA.P GHI 43 | TA.P GHI 44 | TA.P GHI 45 | TA.P GHI 46 | TA.P GHI 47 | TA.P GHI 48 | TA.P GHI 49 | TA.P GHI 50 | TA.P GHI 51 | TA.P GHI 52 | TA.P GHI 53 | TA.P GHI 54 | TA.P GHI 55 | TA.P GHI 56 | TA.P GHI 57 | TA.P GHI 58 | TA.P GHI 59 | TA.P GHI 60 | TA.P GHI 61 | TA.P GHI 62 | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI [1] | VA(N VUI [2] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | VA(N VUI 5 | LINKS | TIN BUÔ`N | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | THÚ VI. | HU'U~ ÍCH | HU'U~ ÍCH [tt] | HU'U~ ÍCH 1 | HU'U~ ÍCH 2 | TU'? TÊ' | TU'? TÊ' [tt] | TU'? TÊ' 1 | TU'? TÊ' 2 | TU'? TÊ' 3 | -DE.P | -DÔ.C -DÁO

TA.P GHI 54

 

Xe lôi mất dấu

(Tác Giả: Daniel Văn)

 

Vài ba năm trước, tôi cùng Tuấn Khanh và anh Trần Tiến Dũng về Cần Thơ chơi, Cần Thơ khi đó đã là một thành phố nhộn nhịp, các hãng taxi đang phát triển rầm rộ và chỉ cần một cuộc gọi là ít phút sau xe đã sẵn sàng .. Ngồi trong xe máy lạnh, nệm êm, an toàn nhưng trong lòng tôi vẫn không thấy vui mà cứ nhớ hoài về một phương tiện giao thông cũ giờ đà mất dấu: xe lôi! May làm sao, buổi tối khi đang ngồi cà phê cóc trước khách sạn, chờ đến giờ hẹn cà phê với một cô gái xinh đẹp Cần Thơ, chúng tôi mừng rơn khi nhìn thấy một chiếc xe lôi từ hướng Bình Thủy chạy về. "Xe lôi, xe lôi!". Tôi đã kêu lên như vậy, một tiếng kêu xe mừng rỡ như thể đứa bé mừng mẹ đi xa trở về. Đêm hôm đó, ba người chúng tôi đã ngồi trên một chuyến "xe lôi chui" để vi vu với giá cả khá rẻ so với taxi, mà lại cực kỳ vui vẻ vì cảm giác thân thiện, hòa nhập vào không khí yên bình của một thành phố đồng bằng, chỉ có khuôn mặt của anh tài xế vẫn đầy nét lo âu vì vừa chạy xe vừa canh chừng cảnh sát bởi từ giữa năm 2007, chính quyền đã khai tử loại xe này bằng một lệnh cấm!

 

Trước năm 2007, xe lôi là phương tiện giao thông, chuyên chở phổ biến nhất vùng đồng bằng miền Tây. Không biết xe lôi xuất hiện từ khi nào, nhưng chắc chắn là từ những chiếc xe lôi tay thời người Pháp bắt đầu xây dựng Nam kỳ, nghĩa là cũng có lịch sử cả trăm năm cải tiến. Xe đạp mang chiếc thùng chở khách phía sau thì gọi là xe lôi đạp. Loại này vẫn còn ở một số tỉnh. Năm 2012, khi đi chơi vòng quanh đồng bằng cùng mấy đứa em trai, tôi vẫn còn nhìn thấy xe lôi ở các tỉnh vùng biên như An Giang, Kiên Giang .. và chúng tôi đã dùng xe lôi đạp đi quanh thành phố Hà Tiên, nhưng tất nhiên xe lôi đạp chỉ chở được vài người lớn, vì sức người có hạn. Trước năm 1975, khi dòng xe 67 vào miền Nam, nó đã kết hợp với chiếc thùng xe phía sau thành một phương tiện chở khách tuyệt vời, tuy có phần mạo hiểm. Với sức kéo mạnh của chiếc Honda 67, vào những năm sau 1975, tôi từng đi trên những chiếc xe lôi chở đến 7 người lớn gồm 6 người ngồi trên thùng xe, 1 người ngồi sau lưng bác tài, như vậy tổng cộng là .. 8 người! Thật ấn tượng!

 

Không chỉ chở người, ngày đó xe lôi còn là phương tiện chở hàng hóa. Khắp các nẻo đường miền Tây từ đô thị đến nông thôn, xe lôi chạy nườm nượp nhìn rất vui dù rằng người chạy xe lôi thường nghèo nhưng có một chiếc xe lôi, một chỗ "đậu tài" tại một bến xe nào đó là đủ nuôi sống vợ con ..

 

Còn nhớ những năm cuối 1980 đầu 1990, tôi thường có những đêm dài lang thang cùng một người bạn thân tại thành phố Cần Thơ. Xe lôi khi ấy gần như là phương tiện duy nhất của các cánh bướm đêm lang bạt. Sau 11g đêm đến gần sáng, từ các quán bia ôm, các em mặt đầy son phấn túa ra, khi đó các "mối xe lôi" đã sẵn sàng đưa các cuộc đời kỷ nữ về những phòng trọ tồi tàn hay những khách sạn rẻ tiền để tiếp tục cuộc bán mua. Và buổi sáng, những chuyến xe lôi đặc biệt đó cũng sẵn sàng chờ đợi, đón đưa những mảnh đời rách nát ..

 

Thú thật tôi không hiểu vì sao nhà cầm quyền các tỉnh miền Tây lại cấm tiệt xe lôi. Nói rằng nó nguy hiểm, dễ gây tai nạn giao thông thì không phải vì phương tiện này tuy nhìn có vẻ mạo hiểm nhưng chưa có thống kê nào cho thấy đi xe lôi dễ tai nạn hơn đi những loại xe khác. Còn nói rằng nó xấu thì lại càng sai, vì cũng như xích lô tại Sài Gòn, xe lôi là một phần "hồn cốt" của Nam Bộ. Dù gì thì giờ đây, xe lôi gắn máy đã gần như hoàn toàn mất dấu tại những đô thị lớn miền Tây, mỉa mai là thay thế nó, có những chiếc “xe lôi Tàu” xấu xí, kềnh càng dù không chở người nhưng tham gia vận chuyển hàng hóa trên các tuyến đường, càng làm nhói lên bao câu hỏi về một sự lệ thuộc Bắc phương toàn  diện của những kẻ cầm quyền.

 

Viết đến đây chợt nhớ bài thơ cũ, làm để tưởng niệm nhà thơ Nguyễn Bạch Dương khi về ngang Vĩnh Long.

 

Ngày xanh chôm rụng sông dài

bạn đi để mộng cồn phai mấy mùa

giữa màu cờ đỏ thi đua

xe lôi mất dấu chuông chùa nằm phơi

như chim bặt tiếng giữa đời

ngẩn ngơ phố thị tơi bời quê xa ..

 

DANIEL VĂN

- Facebooker Nguyễn Đình Bổn -

 

(Thanh Long sưu tm và chuyn)

 

website counter