Home | SUY NGÂM~ | SUY NGÂM~ [tt] | SUY NGÂM~ 1 | SUY NGÂM~ 2 | SUY NGÂM~ 3 | SUY NGÂM~ 4 | VA(N | VA(N [tt] | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N 9 | VA(N 10 | VA(N 11 | VA(N 12 | VA(N 13 | VA(N 14 | VA(N 15 | VA(N 16 | VA(N 17 | VA(N 18 | VA(N 19 | VA(N 20 | VA(N 21 | VA(N 20 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | TA.P GHI 26 | TA.P GHI 27 | TA.P GHI 28 | TA.P GHI 29 | TA.P GHI 30 | TA.P GHI 31 | TA.P GHI 32 | TA.P GHI 33 | TA.P GHI 34 | TA.P GHI 35 | TA.P GHI 36 | TA.P GHI 37 | TA.P GHI 38 | TA.P GHI 39 | TA.P GHI 40 | TA.P GHI 41 | TA.P GHI 42 | TA.P GHI 43 | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | LINKS | CÂ?N THÂ.N ! | CU'̉'I CHÚT CHO'I | CU'̉'I CHÚT CHO'I [tt] | CU'̉'I CHÚT CHO'I 1

TA.P GHI

VẤN ĐỀ QUỐC TỊCH VIỆT NAM

 

 

VẤN ĐỀ QUỐC TỊCH VIỆT NAM

 

T min th thc Visa ti làm giy chng minh gc Vit Nam.

(Lê Duy San)

 

 

Chế độ Cộng Sản nói chung, chế độ Cộng Sản Việt Nam nói riêng, là một chế độ Công An trị, nghĩa là dùng công an tức dùng vũ lực để cai trị đất nước, cai trị người dân.

 

Trước năm 1985, chế độ Cộng Sản VN hầu như chỉ có một bộ luật, hay nói cho đúng hơn, một văn kiện luật pháp duy nhất đó là bản Hiếp Pháp, còn tất cả đều là Nghị Quyết (của Đảng), Pháp Lệnh (của Quốc Hội) hay Nghị Định (của Thủ Tướng, Bộ Trưởng). Tới năm 1985, vì kinh tế quyệt quệ, cả nước sống trong lầm than đói khổ, bọn Việt Cộng, vì sống còn, phải thay đổi chính sách đối với kinh tế. Nhưng cải tổ kinh tế mà không có luật pháp thì cũng không thể nào lôi kéo được đầu tư của ngoại quốc. Do đó, bắt đầu từ năm 1986, Việt Nam đã có những luật lệ về đầu tư, ngân hàng.

 

Tuy nhiên mãi tới năm 1993, ngày 6 tháng 7, tức sau ngày Hoa Kỳ cởi bỏ cấm vận cho VN, trường Đại Học Luật Khoa Hà Nội mới được thành lập với mục đích đào tạo các chuyên gia về luật pháp để phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước và hội nhập vào cộng đồng quốc tế. Thực ra thì trước sau, bọn Việt Cộng cũng chỉ dùng luật pháp để bảo vệ chế độ. Nếu có áp dụng thì cũng chỉ để áp dụng cho ngoại kiều, cho những nước mà chúng cần phải o bế để có viện trợ, có giao dịch thương mại. Cũng vì vậy mà vấn đề quốc tịch của những người Việt tỵ nạn Cộng Sản cũng đã được chúng nói đi, nói lại nhiều lần, mỗi lần một khác, tùy theo sự kiện, tùy theo mục đích và chính sách của chúng.

 

Chúng ta còn nhớ vào tháng 12 năm 2005, cô Lisa Phạm, một người Mỹ gốc Việt tỵ nạn, bị bắt tại thành phố Saigon về tội "Chống phá chế độ" chiếu điều 88 bộ luật Hình Sự vì cô đã tham gia nói chuyện trên diễn đàn Paltalk. Nhà cầm quyền Việt Nam lấy cớ rằng, dù cô Lisa Phm đã nhp quc tch ca nưc thưng trú là Hoa K nhưng cô vn là công dân Vit Nam và chính quyn Vit Nam vn có quyn xét x cô khi cô phm lut VN. Theo luật quốc tịch VN thì điều này đúng, ở đây chúng tôi chỉ bàn về khiá cạnh song tịch mà thôi chứ không bàn về tội phạm, vì khi chúng ta bỏ nước ra đi là chúng ta không chấp nhận chế độ độc tài dã man Cộng Sản Việt Nam chứ không phải chúng ta từ bỏ quốc tịch Việt Nam.

 

Và ngay cả khi chúng ta nhập tịch Hoa Kỳ hay một nước nào khác, chúng ta cũng không hề tuyên bố từ bỏ quốc tịch VN như một số người lầm tưởng, và theo luật quốc tịch VN thì chúng ta chỉ mất quốc tịch khi có làm đơn xin và đơn xin từ bỏ quốc tịch của chúng ta đã được Chủ Tịch nhà nước chấp thuận. Chính vì thế mà giới chức ngoại giao Hoa Kỳ đã nhắc nhở các công dân gốc Việt cẩn thận khi về thăm VN vì chúng ta vẫn bị chính quyền Việt Cộng coi là vẫn còn quốc tịch Việt Nam.

 

Trên thực tế thì bọn Việt Cộng vẫn phân biệt người Việt hải ngoại với người Việt trong nước, chỉ khi nào bọn chúng muốn o bế, muốn chiêu dụ, bọn chúng mới chấp nhận người Việt hải ngoại có quyền như người Việt trong nước như trường hợp miễn thị thực (visa) cho Việt kiều nào muốn về nước tìm hiểu, làm ăn hay thăm quê hưong, du lịch bắt đầu từ 1/9/2007. Nhưng cũng chẳng ai ham vì tổn phí chẳng đỡ được bao mà lại phải làm đơn kèm giấy tờ chứng minh phiền phức, đó là chưa kể còn có thể bị mất quốc tịch sở tại vì phải làm đơn xin nhập quốc tịch VN (?).

 

Nay ngụy quyền Cộng Sản Việt Nam lại quay lại vấn đề song tịch của người Việt hải ngoại để thu hút tài chánh và chất xám của người Việt hải ngoại. Theo điều 3 luật Quốc Tịch VN 1998 thì Công dân VN chỉ có thể có một quốc tịch trừ trường hợp chính luật này quy định khác.

 

Và theo điều 13 của luật Quốc Tịch VN thì tư cách của những người VN sống ở nước ngoài nhưng chưa mất quốc tịch VN trong thời gian trước khi luật này có hiệu lực thì vẫn là công dân VN và được quyền mang hộ chiếu VN. Tóm lại, mặc dầu luật Quốc Tịch VN chấp nhận nguyên tắc một quốc tịch, nhưng vì luật này không có hiệu lực hồi tố nên những người như những người Việt tỵ nạn chúng ta vẫn có 2 quốc tịch vì chúng ta rời bỏ đất nước trước ngày luật Quốc Tịch VN được ban hành tức trước ngày 1/7/2009.

 

Theo Hà Hùng Cường, Bộ Trưởng Tư Pháp Việt Cộng thì trong vòng 5 năm, kể từ ngày 1/7/2009 tức ngày luật Quốc Tịch VN có hiệu lực mà Việt kiều nào không làm thủ tục đăng ký xin giữ quốc tịch VN trong vòng 5 năm, sẽ bị mất quốc tịch VN. Tuy nhiên bất cứ lúc nào họ cũng có thể xin trở lại quốc tịch VN, tức xin hồi tịch, nếu có cha mẹ, vợ chồng hay con cái là công dân VN. Điều này chẳng qua là Việt Cộng muốn những người về làm ăn với Việt Cộng phải dứt khoát theo chúng.

 

Tới nay đã được 1 năm, có lẽ chúng thấy cũng chẳng có ai ngu dại mà đút đầu vào rọ, nên chúng lại đưa ra một quyết định khác là những người ngoại quốc gốc Việt Nam, muốn nhập cảnh Việt Nam không cần giấy nhập cảnh, nghĩa là chúng bỏ không cấp giấy nhập cảnh nữa, nhưng thay vào đó, phải làm giấy chứng minh gốc Việt Nam. Sự việc này, thoáng nghe thấy có vẻ giản dị hơn vì không cần xin giấy nhập cảnh, nhưng thực ra thủ tục này cũng chẳng khác gì thủ tục làm đơn xin giữ quốc tịch. Đây chẳng qua chỉ là cách chơi chữ của ngụy quyền Cộng Sản Việt Nam và một khi đã làm giấy chứng minh nguồn gốc của mình là người Việt Nam tức mình cũng có quốc tịch Việt Nam vì mình chưa hề xin từ bỏ quốc tịch Việt Nam. Như vậy mình sẽ phải chịu tất cả các ràng buộc bởi luật lệ Việt Nam và bọn Việt Cộng có thể bắt mình về tội trốn thuế đối với những người có công ăn việc làm, nhất là giới thương gia vì làm ăn với bọn Việt Cộng tham nhũng luôn luôn phải hối lộ, móc ngoặc với chúng. Mà một khi đã hối lộ mà lại muốn có lời thì phải tìm cách trốn thuế, gian lận, do đó, bất cứ lúc nào chúng muốn bắt tù, bắt tội cũng phải chịu.

 

 

Tóm lại, vấn đề quốc tịch của người Việt tỵ nạn Cộng Sản, chẳng có gì là rắc rối hay phức tạp. Không xin hồi tịch, không xin giữ quốc tịch, không làm giấy chứng minh gốc Việt Nam, dù có mất quốc tịch VN, chúng ta vẫn còn quốc tịch Hoa Kỳ hoặc quốc tịch của nước mà chúng ta định cư và đã xin nhập tịch. Khi về VN bất cứ vì lý do gì, nếu chẳng may dính tới luật pháp, chúng ta là công dân Hoa Kỳ hay một nước nào khác, chúng ta sẽ đưọc Hoa Kỳ hay nước chúng ta đã xin nhập tịch bảo vệ tích cực hơn. Chúng ta nên nhớ rằng chúng (Việt Cộng) cần chúng ta chứ không phải chúng ta cần chúng. Trái lại, nếu xin hồi tịch, xin giữ quốc tịch VN hay làm giấy chứng minh gốc Việt Nam tức đã đút đầu vào rọ của bọn Việt Cộng thì chỉ có từ chết đến bị thương, đừng mong gì khác.

 

Chúng ta chắc còn nhớ câu mà Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nói: Đừng tin những gì Cộng Sản nói. Hãy nhìn những gì Cộng Sản làm.

 

Ai muốn đâm đầu vào rọ, cứ việc "thoải mái".

 

 

Lê Duy San

- nguon : ChinhNghiaViet -

 

 

(Doanh Doanh sưu tm và chuyn)

 

 

website counter