Tình
dục - thuốc phiện và Mao
Tháng Ba 30, 2011
PHAN THẾ HẢI
-
Đồng chí Mao Trạch Đông, lãnh tụ
"muôn vàn kính yêu" của nước
mẹ Trung Hoa vĩ đại, đồng thời cũng
là một lãnh tụ xuất sắc của phong
trào cộng sản quốc tế. Sinh thời, Cụ
Hồ đã dành những lời lẽ tốt
đẹp nhất để ca ngợi Mao Chủ tịch.
Đại ý, hai đồng chí Stalin và Mao trạch
Đông, “ai có thể
sai, tất cả mọi người có thể sai,
nhưng mà hai bác này không bao giờ
sai.”
Tuy nhiên, khi Trung Hoa hội nhập
với thế giới, chuyện về thời đại
Mao Chủ tịch và đặc biệt là cuộc
Đại cách mạng văn hoá vô sản do
đồng chí Mao phát động ở Trung hoa
"lỡ tay" giết hại mấy chục triệu
đồng bào của mình được
các phương tiện thông tin đại
chúng đăng tải. Gần đây nhất
là cuốn "Mao Trạch Đông- Ngàn
năm công tội" của Đại tá
Tân Tử Lăng được TTXVN dịch và xuất
bản đã minh họa sinh động cho cách thức
giết người đa dạng và "hồn
nhiên" của đồng chí Mao.
Bài viết dưới
đây của nhà báo Bruce W. Nelson, báo Times đề
cập đến một khía cạnh khác trong
cách sống của đồng chí Mao, lãnh tụ
tiêu biểu của phong trào cộng sản quốc
tế. Xin được post lên để bà con
tham khảo cho vui.
———————————————————————
Ở Matxcơva, những tội
ác của Stalin đã được báo
cáo và xác nhận chính thức từ rất
nhiều năm nay. Thế nhưng, chính phủ Trung Quốc
- không hề hối tiếc về những gì
đã xảy ra, vẫn còn cố gắng giữ
bí mật cũng như miễn cưỡng trong việc
cung cấp những lí do bào chữa cho những
điều thế giới phê phán về họ.
Hai cuốn sách “Đế
chế mới: Trung Quốc dưới thời Mao Trạch
Đông và Đặng Tiểu Bình” của
Harrison E. Salisbury (Little, Brown; 544 trang; 24,95 usd) và cuốn
“Móng vuốt Rồng:
Khang Sinh” của John Byron and Robert Pack (Simon & Schuster;
560 trang; 27,50 usd) - chỉ ra rằng chính sách thảo
luận cởi mở hơn, chắc chắn sẽ tới
với Bắc Kinh. Họ cung cấp những thông tin
chi tiết nhất và cá nhân nhất về sự
hỗn loạn, sụ tàn bạo và tham nhũng
mà chế độ của Mao Trạch Đông
đã giáng xuống đất nước Trung
Hoa.
Harrison Salisbury, một nhà
báo cựu chiến binh của tờ New York Times
và là một nhà lịch sử khá
có tiếng, đã chỉ đích danh Mao
là một hoàng đế - và cũng
không phải là người đầu tiên
giành quyền lực thông qua các cuộc nổi
loạn của nông dân. Chính bởi vì Mao
là một nông dân, ông ta không được
chuẩn bị để điều hành Trung Quốc
và hiện đại hóa đất nước
này. Là một người “Mác xít
giả tạo” chán ngấy với những thống
kê và ngân sách, điều Mao quan tâm
chủ yếu là những cuộc đấu tranh giai
cấp và “sự huy động quần
chúng”, những người mà ông ta tin rằng
có thể làm bất cứ điều gì nếu
được kích động thích đáng.
Cuốn sách Đế chế Mới
được viết dựa trên vô số những
cuộc phỏng vấn ở Trung Quốc cũng như rất
nhiều tài liệu và ghi chép hồi
kí. Những thông tin cung cấp trong đó
được trình bày kín kẽ đến
nỗi người đọc có thể sẵn
sàng tin vào
câu chuyện về cách Mao đã phản bội
các đồng chí thân thiết nhất của
mình lẫn chuyện ông ta là một kẻ cuồng
dâm, một tay sưu tập tranh ảnh đồi trụy,
và một kẻ nghiện thuốc phiện (xem những
bức ảnh chính quyền Trung Quốc dội bom
trong cuộc Cách mạng Hoa nhài )
Salisbury viết rất nhã nhặn
trong bài viết gây sốc của mình rằng "từ giữa những
năm 60 tới đầu những năm 70" - đỉnh
cao của cuộc thanh trừng trong Cách mạng
Văn Hóa - “bè lũ 4 tên của Mao
đôi khi còn đồi trụy với những
phụ nữ trẻ”. “Người cầm
lái Vĩ đại đã tổ chức những
buổi diễn ba lê nước khỏa thân trong bể
bơi của ông ta. “Các diễn viên nghệ
thuật” hay “các bạn nhảy” phải
dừng lại ở bất cứ chỗ nào ông
ta muốn. Một trong các bác sĩ của
ông ta nói huỵch toẹt ra rằng ông ta
là một “con nghiện tình dục”.
Người du kích-thi sĩ
được lý tưởng hóa bởi
“các bạn bè Trung Quốc” còn thất
bại nhiều hơn trước nhân dân, như
Salisbury mô tả chi tiết hơn trong cuốn
sách của mình. Quá nóng lòng trước
sự phát triển chậm chạp của nền kinh
tế, Mao đã tiến hành cuộc Đại-Nhảy-Vọt
tàn khốc năm 1958. Phong trào này buộc những
người nông dân vào trong các công
xã, bãi bỏ các tài sản cá
nhân và xây dựng những nhà máy
thép sân sau để thúc đẩy Trung Quốc
tiến vào thời đại công nghiệp
hóa. Đến năm 1960, ngay cả các loại
ngũ cốc giống cũng cạn kiệt và
hàng triệu người chết đói (xem những
bức ảnh của người có thể là
Mao Trạch Đông).
Khi người đồng chí
cũ của mình - Bộ Trưởng Bộ Quốc
Phòng Bành Đức Hoài nói với
ông ta về những vấn đề có thật
đó, Mao tuyên bố rằng Bành là kẻ
thù, sa thải ông ta và thay thế bằng
Tướng Lâm Bưu (một kẻ rõ ràng cũng
bị nghiện thuốc phiện). Đất nước
rơi vào phá sản và Lưu Thiếu Kỳ,
Chủ tịch nước và Đặng Tiểu
Bình, Tổng bí thư Đảng cộng sản
lúc đó, đã điều hành đất
nước nhằm khôi phục nền kinh tế.
Mao kết luận rằng Lưu
và Đặng có mưu đồ buộc ông
ta nghỉ hưu - và Mao có lẽ đã
đúng. Năm 1965, Mao quyết định rằng
Lưu “phải ra đi”. Vũ khí mà
ông ta chọn là Cuộc Cách mạng Văn
hóa, “một cuộc cách mạng chống lại
chính cuộc cách mạng của ông ta
(Lưu)”. Vụ việc đã được thực
hiện bởi người vợ độc ác của
Mao là Giang Thanh và lập kế bởi Khang Sinh một
học trò ruột, chuyên gia an ninh và tên
ma cô dắt gái của Mao.
Giang và Khang đã bật đèn
xanh cho bọn Hồng vệ
Binh trẻ gây ra một cơn thịnh nộ tàn
sát chính phủ của Lưu Thiếu Kỳ
và đảng cộng sản của Đặng Tiểu
Bình lúc đó. Hàng ngàn người,
nếu không nói là hàng triệu người
đã bị sát hại. Lâm Bưu trở
thành người kế thừa Mao chủ tịch
nhưng ngay sau đó cũng bị nghi ngờ rằng
có mưu đồ giành lấy quyền lực của
Mao. Để tránh bị bắt, Lâm đã
âm mưu một cuộc mưu sát Mao nhưng
không thành. Thủ tướng Chu Ân Lai là
người còn lại phải đứng ra điều
hành chính phủ, nhưng chính ông cũng
bị Giang Thanh giám sát và nghi ngờ, khi
bà ta có ý đồ kế vị Mao.
Đặng Tiểu Bình, sau hai
lần bị thanh trừng trong cuộc Cách mạng
Văn hóa, cuối cùng đã quay lại nắm
quyền trong cái mà Salisbury gọi là “một
hành động quân sự táo bạo”. Một
trong những tướng lĩnh cũ có quyền lực
nhất lúc đó, Diệp Kiếm Anh đã
nhóm họp các đồng chí quân đội
lại và quyết định rằng khi Mao chết,
họ sẽ bắt giam Giang Thanh và bè lũ của
bà ta. Khang chết vì ung thư tháng 12/1975
và Chu Ân Lai cũng mất một tháng sau
đó. Mao cuối cùng cũng chết ở tuổi
82 vào tháng 12/1976,
Diệp nhanh chóng tống giam bà góa phụ
hiểm độc này vào tù và
đưa Đặng Tiểu Bình trở lại từ
nông thôn, nơi ông bị quản thúc. (Xem
những bức ảnh tưởng nhớ Quảng Trường
Thiên An Môn).
Trong cuốn sách “Móng
vuốt Rồng”, Byron và Pack tập trung vào sự
nghiệp của Khang Sinh, một con người nham hiểm.
Các dữ liệu trong cuốn sách chủ yếu
dựa trên một bản mô tả tiểu sử
(bằng tiếng Trung) chính thống được
đưa ra khi Khang bị khai trừ khỏi Đảng Cộng
Sản Trung Hoa vào năm 1980 kể cả khi
đã chết. Pack là một nhà báo
điều tra, còn Byron thì là bút danh của
một “nhà ngoại giao Tây Âu” - một
người rõ ràng là một quan chức tình
báo. Ông đã lấy các tài liệu
nội bộ từ đầu mối liên lạc
người Trung Quốc của ông trên một con
phố tối tăm ở Bắc Kinh.
Được củng cố bởi
những cuộc phỏng vấn và các xuất bản
phẩm bằng tiếng Trung, cuốn sách Móng vuốt
Rồng mô tả Khang - một thành viên Bộ
Chính trị và là một trong những người
bạn thân nhất của Mao - là một kẻ
cơ hội, không hề có một nguyên tắc sống
nào, chỉ quan tâm tới mỗi quyền lực
và cũng là một kẻ tra tấn tàn bạo,
kẻ đã sáng tạo ra một loại trại
tập trung cho tù nhân chính trị của Trung
Quốc, đồng thời cũng là một con nghiện
á phiện. Đầu những năm 40, tên
trùm gián điệp này đã củng cố
quyền kiểm soát của ông ta đối với
các bộ phận phụ trách vấn đề
xã hội của Đảng Cộng sản - bộ
phận này gồm các đơn vị nhỏ lưu động.
Ông ta được mô tả thế này:
“Rõ ràng là thú vui làm người
khác đau đớn của Khang đã tạo ra
cho ông ta một cái tên tương xứng”
, Vua Địa Ngục.
Các tác giả so sánh ông ta với Iago,
Rasputin và Giám đốc An ninh mật của
Stalin là Lavrenti Beria. Cho dù cuốn sách có
cách viết có thể gây nghẹt thở, những
so sánh trong đó có vẻ hoàn toàn
đúng.
Nếu sự thay đổi trong
chính sách thảo luận thông tin cởi mở
hơn được áp dụng ở Bắc Kinh, vậy
thì theo sau nó có thể là cuộc
“cách mạng dân chủ” hay không?
Salisbury đã không nhận ra điều ấy. Đặng
Tiểu Bình, một con người “trung dung”
và thực dụng đã sẵn sàng đổ
càng nhiều máu càng tốt (nếu cần
thiết) để hạ gục phong trào dân chủ
ở quảng trường Thiên An Môn. Vị
trí của ông ta, cũng giống như Mao,
là “nếu ta nhìn thấy một thách thức,
ta sẽ hạ gục kẻ thách thức bằng mọi
giá”. Đế chế tiếp theo, như Salisbury
dự đoán, sẽ thực dụng không
khác gì quan điểm của Đặng Tiểu
Bình. Nhưng, cũng giống như Đặng, vị
hoàng đế mới sẽ nắm chặt quyền
lực của ông ta và sẵn sàng ra lệnh
cho nước Trung Quốc, như các hoàng đế
thời phong kiến vẫn luôn thế, “phải
Phục tùng - và Run sợ”
Bruce
W. Nelson
-
Phan Thế Hải dịch -
(A
Trinh sưu tầm và chuyển)