NGUYỄN ĐỨC QUANG [1944-2011]
(Bùi Bảo Trúc)
Có thể nói chắc rằng ở Việt Nam, không có
một thế hệ nào kém may mắn bằng thế hệ của những người ra đời trong những năm cuối của thập niên 30 bắc sang đầu thập niên 50.
Thế hệ này vừa ra đời thì đã
phải chạm mặt ngay với hai cuộc chiến lên tiếp ở Đông Dương của những năm 50 , rồi những năm 60 và 70.
Họ lớn lên, để tử trận nhiều nhất, góa bụa nhiều nhất và mồ côi nhiều nhất.
Mồ
côi trong cuộc chiến Đông Dương thứ nhất. Tử trận và góa bụa trong cuộc chiến Đông Dương thứ hai.
Trong đời sống với cái chết cận kề rình rập như lúc nào cũng
sẵn sàng ghé
vào thăm, người ta
vẫn cần, hay có thể nói là rất cần đến âm nhạc. Âm nhạc để vỗ về, an ủi, để khóc, để đau đớn cho những bất hạnh của thế hệ.
Kháng chiến có âm nhạc của kháng chiến trên những chiếc banjo, những chiếc mandoline, những Hạ Uy cầm, Tây Ban cầm trên vai của những thanh niên
thành phố
lên đường
đổ máu cho quê hương với những bản nhạc của Hoàng Quý, Việt Lang, Văn Cao,
Hoàng Giác, Tử
Phác … quay quay thương nhớ quyến vào tơ, quay quay may áo
rét dâng chàng… Những ca khúc hết sức lãng mạn của thành thị từ chàng ra đi lưng khoác chiến y, mà lòng vương bóng quốc kỳ … Ai qua miền quê binh khói,
nhắn giúp rằng nơi xa xôi … lờ lững đôi chim giang
hồ bay .. dưới ánh trăng mơ màng, ngồi kề bên nhau nối tơ lòng, của Ngọc Bích, Nguyễn Thiện Tơ , Đào Thừa Liệt ...
Cuộc chiến Đông Dương thứ nhất kết thúc với cảnh đất nước bị chia cắt. Thanh bình tạm bợ ở với chúng ta vài
ba năm thì lại một trận đao binh khác ập tới. Những khúc ca thanh
bình của Lam
Phương, Phạm Đình Chương, Văn Phụng, Nguyễn Văn Khánh
… bỗng thấy không còn hợp thời nữa. Thơ lãng mạn tiền chiến trở thành vô nghĩa,
ngượng nghịu trên môi người đọc Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Thế Lữ, Xuân Diệu .. .
Tuổi trẻ Việt Nam lúc ấy thỉnh thoảng lắm mới tìm được một hai bài hát
cho họ.
Một buổi sáng mùa
đông, một
đứa
bé ra đồng,
đạp
trái mìn nổ chậm, chết không còn
đôi chân …. Về
đây nghe em, về
đây nghe em, mặc
áo the đi guốc mộc, kể chuyện tình bằng lời ca dao …
Họ hát để quên đi những ca khúc đầy bi thảm, chết chóc : trực thăng sơn mầu tang trắng, em ngại ngùng dạo phố mùa xuân ,
viên đạn
đồng
đen, em sang ngang cho làm kỷ niệm
…
Không có
mặt ở Việt Nam mấy năm, đến lúc về nước, thì tôi
đã thấy
có một
phong trào nhạc
đang lớn mạnh.
Đó
là phong trào Du Ca. Du là đi
đây đó. Du ca là vác
đàn đi hát ở
đây đó. Đây đó là những buổi lửa trại,
là sân trường đại học, ở trường
Văn Khoa đường Nguyễn Trung Trực, ở đại học Đà Lạt, ở trụ sở sinh viên đại học quốc tế đường Duy Tân, Hồng Thập Tự.
Nhạc khí là những chiếc ghi ta
với những
accord giản dị. Và giọng
hát là những tiếng hát bằng
tâm tình, bằng
lòng thành, bằng tất cả tấm lòng cho cái quê hương có một thời ngạo nghễ ấy, cho giống dân mà gọi là vua đấu tranh … .
Ở một
quán nước trên đường Tự Do,
tôi gặp hai người, hai tác giả có những ca
khúc đặt cạnh nhau chỉ để nói lên những tương phản, nhưng lại cũng nói lên được những ưu tư, những quan tâm, khắc khoải của cái hế hệ bất hạnh ấy.
Trịnh Công Sơn và Nguyễn
Đức Quang.
Trịnh Công Sơn đụng vào nhiều
khía cạnh hơn Nguyễn Đức Quang. Những
viên thuốc an thần của Trịnh Công Sơn được gửi đến người nghe,
đồng thời vẽ ra một đất nước tan
hoang với người yêu chết trận Pleime, đại
bác ru đêm, đàn bò ngu ngơ vào thành phố, ngươi con
gái Việt Nam da vàng
đi trong đêm đầy tiếng súng ...
Nguyễn Đức Quang
viết những ca
khúc khác hẳn của Trịnh
Công Sơn.
TCS viết em chưa hát ca dao một
lần, em chỉ
có con tim căm hờn. Nguyễn Đức Quang viết những ca khúc như thế
này: Đường Việt Nam ôi
vô tận đường ngang tàng
ngoài biển Nam giữa Trường Sơn. Đường ngày qua
đầy vết kinh hoàng mỗi xóm
làng một dở dang …Từ Nam Quan Cà
Mau từ non cao rừng sâu. Gặp nhau do non nước xây cầu ... Người thanh niên Việt Nam quay về với xóm
làng . Tiếng reo vui rộn ràng trong
lòng ... Cùng đi
lay Trường Sơn. Cùng đi xoay Hoành Sơn …
Hay: Ta như nước dâng
dâng tràn có bao giờ tàn. Đường dài
ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang. Lê
sau bàn chân gông xiềng một thời xa xăm.
Đôi mắt ta rực sáng theo nhịp xích
kêu loàng xoàng.
Rồi lại: Ta còn những người ngồi quanh
đây trán in vết nhăn.
Đêm nằm nghe lòng quặn sôi lên
giữa cơn chiến tranh. Ôi
cùng đau thương cùng hoang
mang giữa khi khó
khăn. Xin chọn nơi này làm quê hương ….
Nguyễn Đức Quang như thế đấy.
Không đứng ngoài để đi hành quân làm lính cậu như Nguyễn Bắc Sơn … Không một lời
thù hận bên này
hay bên kia. Nguyễn Đức Quang là tiếng hét nhân bản, là lời
réo gọi của nguyên một thế hệ sắp bị mất đi những
giá trị của một
xã hội đang bốc cháỵ
Nguyễn Đức Quang không phòng trà não ruột, không tình ái bi thảm, không chính trị một chiều, không thù hận đằng
đằng.
Nguyễn
Đúc Quang đến với người nghe
và nhất là những người
hát nhạc của ông bằng tất cả
chân tình của một thanh niên Việt.
Sự quyến rũ của Nguyễn Đức Quang
là ở đó.
Mấy chục năm đã qua, nhưng Nguyễn Đức Quang không bao giờ rời xa hẳn chúng ta. Vẫn còn có những buổi
sáng, hai ba câu hát của chàng vẫn tiếp tục
ám ảnh chúng ta.
Và như thế, có nói là thế hệ
này đã tìm được người
phát ngôn thì cũng không sai. Nguyễn Đức Quang
nói hộ chúng ta biết bao nhiêu điều chúng ta loay hoay nói không được và có nói cũng không hết.
Nguyễn Đức Quang qua đời
sáng hôm Chủ Nhật nhưng
ông vẫn sống tiếp bằng âm nhạc của ông, chừng
nào mà quê hương Việt Nam còn ngạo nghễ, chừng
nào mà còn những người đi trên những nẻo
đường Việt Nam, chấp nhận đó là quê hương.
Nguyễn Đức Quang, ông đang nằm đó. Nhưng chúng tôi biết ông đang nghe chúng tôi.
Ông sẽ còn nghe
mãi những bản nhạc
ông viết cho thế hệ
này. Chúc ông thanh thản về
cõi vĩnh hằng.
Vĩnh biệt Quang.
Bùi Bảo Trúc
27/3/2011
(Bùi Bảo Sơn sưu tầm, Trần Năng Phụng chuyển)