PHÙ VÂN II

Home | PHÙ VÂN 172 | PHÙ VÂN 169 | PHÙ VÂN 91 | PHÙ VÂN 92 | PHÙ VÂN 93 | PHÙ VÂN 94 | PHÙ VÂN 95 | PHÙ VÂN 96 | PHÙ VÂN 97 | PHÙ VÂN 98 | PHÙ VÂN 99 | PHÙ VÂN 100 | PHÙ VÂN 101 | PHÙ VÂN 102 | PHÙ VÂN 103 | PHÙ VÂN 104 | PHÙ VÂN 105 | PHÙ VÂN 105* | PHÙ VÂN 106 | PHÙ VÂN 107 | PHÙ VÂN 108 | PHÙ VÂN 109 | PHÙ VÂN 110 | PHÙ VÂN 111 | PHÙ VÂN 112 | PHÙ VÂN 113 | PHÙ VÂN 114 | PHÙ VÂN 115 | PHÙ VÂN 116 | PHÙ VÂN 117 | PHÙ VÂN 118 | PHÙ VÂN 119 | PHÙ VÂN 120 | PHÙ VÂN 121 | PHÙ VÂN 122 | PHÙ VÂN 123 | PHÙ VÂN 124 | PHÙ VÂN 125 | PHÙ VÂN 126 | PHÙ VÂN 127 | PHÙ VÂN 128 | PHÙ VÂN 129 | PHÙ VÂN 130 | PHÙ VÂN 131 | PHÙ VÂN 132 | PHÙ VÂN 133 | PHÙ VÂN 134 | PHÙ VÂN 135 | PHÙ VÂN 136 | PHÙ VÂN 137 | PHÙ VÂN 138 | PHÙ VÂN 139 | PHÙ VÂN 140 | PHÙ VÂN 141 | PHÙ VÂN 142 | PHÙ VÂN 143 | PHÙ VÂN 144 | PHÙ VÂN 145 | PHÙ VÂN 146 | PHÙ VÂN 147 | PHÙ VÂN 148 | PHÙ VÂN 148 * | PHÙ VÂN 149 | PHÙ VÂN 150 | PHÙ VÂN 151 | PHÙ VÂN 152 | PHÙ VÂN 153 | PHÙ VÂN 154 | PHÙ VÂN 155 | PHÙ VÂN 156 | PHÙ VÂN 157 | PHÙ VÂN 158 | PHÙ VÂN 159 | PHÙ VÂN 160 | PHÙ VÂN 161 | PHÙ VÂN 162 | PHÙ VÂN 163 | PHÙ VÂN 164 | PHÙ VÂN 165 | PHÙ VÂN 166 | PHÙ VÂN 167 | PHÙ VÂN 168 | PHÙ VÂN 169 | PHÙ VÂN 170 | PHÙ VÂN 171 | PHÙ VÂN 172 | PHÙ VÂN 173 | PHÙ VÂN 174 | PHÙ VÂN 175 | PHÙ VÂN 176 | PHÙ VÂN 177 | PHÙ VÂN 178 | PHÙ VÂN 179 | PHÙ VÂN 180 | PHÙ VÂN 181 | PHÙ VÂN 182 | PHÙ VÂN 183 | PHÙ VÂN 184 | PHÙ VÂN 185 | PHÙ VÂN 186 | PHÙ VÂN 187 | PHÙ VÂN 188 | PHÙ VÂN 189 | PHÙ VÂN 190 | PHÙ VÂN 191 | PHÙ VÂN 192 | PHÙ VÂN 193 | PHÙ VÂN 194 | PHÙ VÂN 195

PHÙ VÂN 104

pht_hong_md.jpg

 

Tình ông bà

 

- ÔN .. ÔN ..

Đó là tiếng gọi ÔNG. Không phải giọng miền Trung. Không phải giọng miền Bắc. Không phải giọng miền Nam lơ lớ của người Khờ Me. Chính thị là giọng NGỌNG của cô bé út, con gái bé tẻo tèo teo của gia đình người con trai út, cháu nội út ít của anh chị chủ nhà trọ của tôi.

 

Cái tiếng gọi ấy nghe không tức cười một tí xíu nào như những đứa bé VN sinh ra tại Mỹ, học trường Mỹ, thích ăn món Mỹ hơn món Việt, nói lưu loát Anh Ngữ như dân bản địa, nhưng khi chuyện trò với ông bà thì ngọng  ngà, ngọng nghịu buồn cười đau cả bụng .. mà nghe cảm động gì đâu !!!

 

Anh chủ nhà, lớn hơn tôi đúng một con giáp, cùng họ, lại cùng làm chung DPI, chỉ khác department nên giờ giấc cũng không giống nhau. Do đó, có những bữa tôi về sớm hơn, vừa mở cửa đã thấy cô bé chạy long tong từ trong một phòng nào đó ra đón ở đầu cầu thang. Tóc cô bé đen để dài lòa xòa thiếu điều che đôi mắt một mí, cô bé cứ quẹt tay ngang trán một cái là đôi mắt ấy hiện ra, đen long lanh, đen lóng lánh ánh sáng thông minh, lanh lợi. Da cô bé trắng mịn, tay chân be bé tròn trịa, nhưng không tròn quay múp míp thịt.  Ăn mặc thì ngộ nghĩnh như một con búp bê của một cô chủ nào đó rất ư là tếu. Sau này tôi mới biết là sau khi được mẹ đưa đến nhà Bà (nhà tôi ở trọ), cô bé bèn lục lọi ở đâu đó để khoác thêm một cái yếm hồi năm ngoái, hoặc cái vòng đeo cổ bằng hột nhựa nhiều màu, nhiều khi là những chuỗi vàng bạc giả, kêu leng keng, chân tra vào đôi giày, đôi dép của Bà, của chị, của anh đi cồm cộp trên sàn nhà gỗ .. Cô bé đứng đó, tròn xoe đôi mắt đen, gọi mừng "ôn .. ôn ..", nhưng khi thấy tôi, cô bé "tẽn tò" quê cơ quay lưng ù té chạy tìm Bà. Đến khi Ông về thật, cô bé chạy ra kêu "ôn .. ôn .." ầm ĩ vì chắc chắn không thể lầm lộn nữa rồi !!!

 

Không hiểu sao khi nghe tiếng gọi "ôn" của cô bé lòng tôi nao nao suốt và thấy ấm áp cõi lòng .. già. Đó là những khi "ôn" đi làm về sau tôi; những khi "ôn" chở Bà đi chợ về; những khi "ôn" chở anh chị của bé đi học về; những khi "ôn" phơi phóng áo quần, cô bé chạy đi tìm và thấy "ôn" .. thế là một tràng ngọng đặc lừ, liến thoắng, chỉ có trời mới hiểu cô bé nói cái gì. Vậy chứ tiếng "ôn" đã đi vào ngưỡng cảm xúc của tôi từ lúc nào không biết. Tiếng gọi sao mà thương yêu quá, trìu mến quá, một sự vui mừng hồn nhiên, ríu rít, bởi mong mỏi được đáp ứng,  bởi tìm kiếm được gặp gỡ diệu kỳ !!! Chả biết sau này khi lớn lên năm mười tuổi nữa, hết ngọng nghịu, hết bé con, cô bé có còn nhớ đến tiếng gọi ngày nay. Chắc chắn là không.  Chỉ có tôi là vẫn nao nao bồi hồi lưu giữ !!!

 

Sao cô bé không gọi "Bà .. Bà ..", người đã ở bên mẹ bé suốt những ngày ở cữ. Khi đầy tháng, bé ở trong vòng tay đu đưa của Bà, những khi bé thức, ngọ nguậy tay chân khua khoắng lung tung. Bé được Bà cho bú bình, được đút bột dinh dưỡng, được Bà thay tã lót .. ướt dầm nước đái, hoặc phân vãi, ỉa đùn. Được Bà ru "à ơi, à à .." cho cô bé thiu thiu ngủ, bằng cái giọng Bắc tụng kinh mà cứ trầm bổng du dương như là hát ấy. Một tay Bà chăm bẵm, nưng niu, những khi ba mẹ bé đi làm đi ăn, phó thác mọi việc cho Bà còm cọm. Bao nhiêu lâu bé nằm, rồi bé lẫy, rồi bé trườn, bé bò, bé lẫm đẫm đi, bé lục tung các thứ trong tủ nhà bếp, bé đập vỡ ly tách .. Khi bé đi sõi rồi, có thể vói tay lấy cái chuông, cái mõ của bà gõ boong boong, cốc cốc .. làm ai nghe kể cũng cười nghiêng ngửa, thì cũng là lúc bà đành phải tụng kinh thiếu mõ, không chuông (bà dấu biệt chúng đi đàng nào, đố ai mà biết !). Cho đến một hôm nghe tiếng mở cửa lách tách, bé bật ra tiếng gọi "ôn .. ôn .." và ôm chần lấy chân ông khi ông đi làm về .. thì ai cũng thắc mắc gớm ghê: "Sao thế nhỉ, sao bé không gọi bà .. bà .. mà lại gọi "ôn .. ôn .." đầu tiên nhỉ, trong khi vần "a" bao giờ cũng dễ dàng bật ra hơn ???".

 

Có phải tại vì "ôn .." lúc nào cũng dễ dàng to tiếng, quát nhặng xị với Bà (bởi bà có chút bệnh lãng tai), chứ với cô bé này "ôn" dịu dàng, khẽ khàng nhất thế giới tự do !!! Có phải vì khi có cái kẹo, cái bánh, que kem (những khi trong hãng có tiệc lớn, tiệc bé) "ôn" cũng cắc ca cắc củm mang về cho bé. Hay bởi vì "ôn" cứ gạt hết mọi việc khác (đọc báo, xem TV, check mails ..) để nhẹ nhàng nhấc bổng bé lên mỗi khi bé chạy lại ôm lấy chân "ôn", thế là hai ông cháu đến giờ đi ngủ "chiều" trên cái võng toòng teng ..

 

- BÀ .. BÀ ..

Tôi vốn là đứa cháu mồ côi (ông bà hai bên nội ngoại) nên khi thấy những hình ảnh ông cháu hay bà cháu là cứ rưng rưng trong lòng. Vậy chứ khi xem phim Đại Hàn ĐƯỜNG VỀ QUÊ do bác Nhã Khanh chuyển thì ..

 

Rõ ràng đây là một người Bà có một không hai. Bà 76 tuổi, vừa già, vừa câm, vừa còng, vừa nhà quê đặc sệt. Nên sẽ không có những lời âu yếm, an ủi, nâng đỡ, quở trách hay nhờ cậy của bà dành cho cháu, một đứa cháu (7 tuổi) từ tỉnh thành "rơi" xuống - một đứa cháu khinh khỉnh, mất dạy, hư hỏng vì quá được cưng chiều bởi một bà mẹ trẻ đã ly dị chồng, và hoàn toàn bất lực trong chuyện dạy con. Thằng bé (San Woo) thường ở nhà một mình khi mẹ đi làm và chỉ ăn đồ hộp, uống nước ngọt trong lon, luôn tay với cái máy "trò chơi điện tử", ăn mặc đúng điệu tỉnh thành và khinh khỉnh với những người lam lũ cũng hết sức ta đây là dân "hai cờ-lác" [high class].

 

Từ đầu phim, nói thật, lửa sân trong tôi cứ cháy phừng phừng vì cậu bé hỗn hào quá, cứ luôn mồm "chửi" bà là đồ chậm chạp, ngốc nghếch, dơ bẩn, là ngu đần, là dở hơi, là khờ khạo, không thèm chào bà, không muốn bà đụng vào mình cứ như bà sẽ lây bịnh "hủi" không bằng, không muốn ăn bất cứ thứ gì bà nấu, không nhận bánh kẹo của bà đưa cho. Rồi lại còn "đánh cắp trâm cài của bà để đi mua pin, giấu dép làm cho bà phải đi chân không trên những con đường đèo đầy đá .. Đêm tối, gió rét, đi vệ sinh nó bắt bà ngồi ngoài trông chừng cho nó .. Bà thương nó, hỏi nó muốn ăn gì, nó bảo muốn ăn Kentucky chicken, thế là bà lặn lội giữa cơn mưa to để mua con gà về làm món Kentucky chicken cho nó .. nó khóc, nó giận dỗi vì bà làm không được .. " (Li gii thiu phim)

 

Trước những quỉ quái quá quắt của đứa cháu "đẹp mã" đó, bà luôn luôn là một cái bóng quan sát cháu, bảo vệ cháu lúc cháu thức, lúc cháu ngủ, lúc cháu ăn, lúc cháu chơi. Bà yêu thương cháu lặng lẽ, sẵn sàng đáp ứng những ham thích đòi hỏi của cháu không một chút từ nan. Không quản mùi "xú uế" bà ngồi canh cho cháu đi ị, ị trong "pô sành" hay ị trong "cầu chồm hổm". Bà gánh nước về giặt giũ, rửa Pô cho cháu. Bà luôn han hỏi cháu thích thứ gì. Bà không ngần ngại bán những quả bí, rau trái trồng được để mua những thứ mà thằng cháu "nghiệp chướng" ham muốn. " .. Bà cố gắng kiếm tiền mua giày mới cho nó, mua Chocopie cho nó, cho nó tiền để nó có thể mua cục pin mới ..". Bà ngồi ngắm cháu húp sì sụp tô mì ngon lành, bà chỉ nhấm nháp tách trà. Bà mua vé xe đò cho cháu đi, còn bà đi bộ đường dài, lưng còng, chống gậy vì bao nhiêu tiền đều đã chui vào bao tử cháu cả rồi !!!

 

Khi đọc lời giới thiệu phim rằng " .. Khi xem phim này tôi đã cố kìm nén nước mắt của mình không rơi nhưng không thể nào kìm nổi, mỗi thước phim của The Way Home luôn lấy đi những dòng nước mắt của bạn .." thì tôi cứ tưởng mình sẽ có dịp "khóc đi cho cn git hng, khóc đi cho cn ni lòng lâm ly" .. Ai dè hơn nửa cuồn phim tôi vẫn chỉ thấy "ứa gan sôi sục" với thằng nhóc tì quỉ sứ !!!

 

Cuối cùng rồi tôi cũng được khóc ngon lành trời đất à. Và cảm tạ đạo diễn, người viết kịch bản, các diễn viên, chú bé, người bà .. Thật là độc đáo. Và quả là chân lý bất biến TÌNH THƯƠNG CHÂN THẬT sẽ chuyển hóa được tâm tính con người. Không phải những thứ tình đầu môi chót lưỡi, hoa mỹ, mà chính là việc làm, là hành động .. Như người dân quê chơn chất chở chú bé về khi bé đi lạc, như  đứa bé trai cùng xóm cứu San Woo khi bị bò điên rượt đuổi, dù San Woo đã từng láo xược với cậu ta .. Và trên hết là Bà Ngoại .. Một tình thương như biển hồ lai láng .. San Woo đã được bơi lội trong biển tình thương đó và được cảm hóa diệu kỳ !!! Đa tạ phim hay, đa tạ Người đã trao tặng Người những quà tặng tuyệt luân !!!

 

 

 

Tun cui tháng 10/12

 

 

pht_hoanhuve.jpg

website counter