PHÙ VÂN II

Home | PHÙ VÂN 172 | PHÙ VÂN 169 | PHÙ VÂN 91 | PHÙ VÂN 92 | PHÙ VÂN 93 | PHÙ VÂN 94 | PHÙ VÂN 95 | PHÙ VÂN 96 | PHÙ VÂN 97 | PHÙ VÂN 98 | PHÙ VÂN 99 | PHÙ VÂN 100 | PHÙ VÂN 101 | PHÙ VÂN 102 | PHÙ VÂN 103 | PHÙ VÂN 104 | PHÙ VÂN 105 | PHÙ VÂN 105* | PHÙ VÂN 106 | PHÙ VÂN 107 | PHÙ VÂN 108 | PHÙ VÂN 109 | PHÙ VÂN 110 | PHÙ VÂN 111 | PHÙ VÂN 112 | PHÙ VÂN 113 | PHÙ VÂN 114 | PHÙ VÂN 115 | PHÙ VÂN 116 | PHÙ VÂN 117 | PHÙ VÂN 118 | PHÙ VÂN 119 | PHÙ VÂN 120 | PHÙ VÂN 121 | PHÙ VÂN 122 | PHÙ VÂN 123 | PHÙ VÂN 124 | PHÙ VÂN 125 | PHÙ VÂN 126 | PHÙ VÂN 127 | PHÙ VÂN 128 | PHÙ VÂN 129 | PHÙ VÂN 130 | PHÙ VÂN 131 | PHÙ VÂN 132 | PHÙ VÂN 133 | PHÙ VÂN 134 | PHÙ VÂN 135 | PHÙ VÂN 136 | PHÙ VÂN 137 | PHÙ VÂN 138 | PHÙ VÂN 139 | PHÙ VÂN 140 | PHÙ VÂN 141 | PHÙ VÂN 142 | PHÙ VÂN 143 | PHÙ VÂN 144 | PHÙ VÂN 145 | PHÙ VÂN 146 | PHÙ VÂN 147 | PHÙ VÂN 148 | PHÙ VÂN 148 * | PHÙ VÂN 149 | PHÙ VÂN 150 | PHÙ VÂN 151 | PHÙ VÂN 152 | PHÙ VÂN 153 | PHÙ VÂN 154 | PHÙ VÂN 155 | PHÙ VÂN 156 | PHÙ VÂN 157 | PHÙ VÂN 158 | PHÙ VÂN 159 | PHÙ VÂN 160 | PHÙ VÂN 161 | PHÙ VÂN 162 | PHÙ VÂN 163 | PHÙ VÂN 164 | PHÙ VÂN 165 | PHÙ VÂN 166 | PHÙ VÂN 167 | PHÙ VÂN 168 | PHÙ VÂN 169 | PHÙ VÂN 170 | PHÙ VÂN 171 | PHÙ VÂN 172 | PHÙ VÂN 173 | PHÙ VÂN 174 | PHÙ VÂN 175 | PHÙ VÂN 176 | PHÙ VÂN 177 | PHÙ VÂN 178 | PHÙ VÂN 179 | PHÙ VÂN 180 | PHÙ VÂN 181 | PHÙ VÂN 182 | PHÙ VÂN 183 | PHÙ VÂN 184 | PHÙ VÂN 185 | PHÙ VÂN 186 | PHÙ VÂN 187 | PHÙ VÂN 188 | PHÙ VÂN 189 | PHÙ VÂN 190 | PHÙ VÂN 191 | PHÙ VÂN 192 | PHÙ VÂN 193 | PHÙ VÂN 194 | PHÙ VÂN 195

PHÙ VÂN 148 *

caygia_st.jpg
(Hinh SUU TAM @ Internet)

 

 

CÂY GIÁ của Người Rạch Giá.

https://www.facebook.com/100001340627209/posts/2788938307827496/

 

- Đây là toàn bộ hình ảnh sưu tầm về CÂY GIÁ từ Internet, không biết danh tánh các nhiếp ảnh gia. Đa tạ quí vị đã cho chúng tôi - người Rạch Giá - Kiên Giang - được nhìn, được biết, được thập mục sở thị loại cây là TÊN của quê hương mình mà bấy lâu chưa từng được thấy tận mắt.

- Dưới đây là 3 đoạn viết của 3 tác giả đã giải thích, miêu tả CÂY GIÁ, công dụng thường nhật, sự hữu ích về mặt y học của chúng theo từng địa phương, từng đất nước chúng sinh sôi, nảy nở ..

Đa tạ và xin mời theo dõi bài viết cùng Video ..

***

 

Sao lại có tên Rạch Giá ? Chữ Rạch Giá ý nghĩa như thế nào ?

"Theo sự cắt nghĩa dễ hiểu bấy lâu nay thì sở dĩ gọi tên RẠCH GIÁ vì thời kỳ vùng đất này mới khai phá, 2 bên bờ con kinh (RẠCH) mọc nhiều loại cây giống cây tràm gọi là cây GIÁ. Vì vậy lấy vật đặt tên, địa phương này từ đó được gọi là Rạch Giá .

Nếu xét về văn hóa và văn minh, Rạch Giá tương đối chậm tiến so với các tỉnh vùng miệt trên như Vĩnh Long, Sa Đéc, Mỹ Tho. Cứ nghe qua mấy câu ca dao là đủ biết rồi:

Má ơi đừng gả con xa

Chim kêu, vượn hú biết nhà má đâu !

Đó là tâm trạng e ngại, ấn tượng kinh hoàng của những cô gái miệt trên phải đi lấy chồng ở miệt dưới như U MINH - RẠCH GIÁ - CÀ MAU" (GIANG MINH ÐOÁN)

 

***

 

Ngồi ở cái quán xây lấn ra ngoài biển lồng lộng gió thổi, tôi hỏi mấy người chạy bàn cỡ tuổi đôi mươi: "Xứ này kêu là Rạch Giá, nghĩa là sao ?". Người thì cười, vẻ dung thứ một bà già lẩm cẩm, người nói đại: "Có con rạch, trồng nhiều giá". Hỏi tiếp: "Con rạch đó ở đâu, cây giá là cây gì?". Câu trả lời mơ hồ: Rạch Giá đô thị hóa từ mấy trăm năm, khoảng mươi năm nay phát triển không còn nhận ra.

Buổi sáng đi loanh quanh, trò chuyện với dân địa phương, người chỉ phía đông, người chỉ phía tây, người nói giá là giá đậu xanh, người nói không phải, cây giá khác, nhưng hỏi khác như thế nào thì chịu thua.

Tôi kết luận: Những người đó không hề đọc Sơn Nam . Bởi vì trong hồi ký, Sơn Nam viết rõ: "Rạch Giá, xứ quê của tôi là con rạch mà nơi cửa biển mọc nhiều cây giá nguyên sinh". Cây giá được ông miêu tả "về già, lá đổi ra màu đỏ, tươi mát, chứ không đổi ra lá vàng", và "cây khá to, lá xanh và lá màu máu chen nhau trên một cành", "Rễ cây giá không to, cứ chằng chịt quấn vào nhau theo vòng tròn, trông như dưới gốc có mang theo một cái lốp ôtô, sóng đánh mạnh, gió thổi to thì thân cây cứ lúc lắc qua phải qua trái, rễ không ăn chặt vào đất bùn".

Giá, mắm, đước, tràm là những cây tiên phong từ trăm năm, ngàn năm trước, chịu đựng môi trường sống khắc nghiệt, lấn dần biển để hình thành dải đất bồi phương Nam của Tổ quốc. (LÝ LAN)

 

***

 

Cây giá là một loại cây rừng sát như cây bần, cây đước, cây mắm, cây vẹt, v.v. Cây giá được tìm thấy nhiều ở miền duyên hải Ấn Độ, các nước Đông Nam Á, hải đảo Thái bình Dương, nam Trung Hoa, nam Nhật Bản, bắc Úc Đại Lợi. Tên khoa học của cây giá là Excoecaria agallocha thuộc gia đình Euphorbiaceae . Người Mã Lai gọi là cây buta buta . Người Ấn Độ vùng Bengal (bây giờ là Bangladesh) gọi là gewa , Người Anh gọi là milky mangrove (cây đước nhựa sữa) hay rõ hơn là cây blind-your-eye vì cây giá có nhiều nhựa như sữa rất độc, nuốt vào miệng có thể chết và rơi vào mắt làm mù mắt.

Cây giá cao từ 15m đến 20m, lá dầy, láng và xanh tươi. Khi gần rụng, lá chuyển sang màu đỏ. Hoa đực tạo thành chuỗi dài màu vàng. Ở xa trông như những con sâu vàng trên cây. Trái tạo thành ba ô giống như trái cao su nhưng nhỏ. Mỗi ô có một hột. Gỗ cây giá trắng và mềm nên nổi trên mặt nước và chóng mục. Thường thường người ta dùng gỗ để hầm than, đóng thùng, làm diêm quẹt hay làm bột giấy. Nhựa gỗ rất độc vì gây phỏng da khi đụng đến. Người ta dùng nhựa cây giá để thuốc cá. Thổ dân trên đảo New Guinea dùng nó làm tên tẩm thuốc độc.

Nhựa cây giá độc như vậy nhưng nơi có nhiều cây giá là nơi có mật ong ngon. Người Ấn Độ, Tích Lan ( Ceylon hay Scri Lanka) dùng nhựa cây giá đắp vào ung nhọt. Có khi họ giã gừng và rễ cây giá để đắp vào vết sưng trên tay chân. Theo cách chữa trị cổ truyền, người Tích Lan dùng khói của vỏ cây để trị phong hủi.

Từ độc tính của nhựa cây giá các nhà khoa học nghĩ rằng loại thảo mộc nầy phải có dược tính trị liệu đặc biệt của nó. Miền duyên hải Tamil Nadu ở Ấn Độ có nhiều cây giá. Một ngôi đền Ấn Giáo ở Chidabaram thờ cây giá như là thiêng mộc . Như vậy cây giá phải có một giá trị đặc biệt nào đó nên mới được xem là thiêng mộc. Ngày nay các nhà khoa học Nhật, Trung Hoa, Singapore, Mã Lai và Úc Đại Lợi nghiên cứu thấy chất diterpene trong nhựa và pentacyclic triterpenoids và ác xít béo trong cuống và lá cây giá có tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn và kháng tế bào ung thư. Từ đó người ta hy vọng có thể dùng cây giá để trị HIV.

Nếu cuộc khảo cứu thành công thì Rạch Giá rất tự hào về tên gọi của mình

.. Phong trào trồng cây giá sẽ tiến hành rầm rộ ở rừng U Minh, rừng Sát Long Thành-Bà Rịa-Vũng Tàu và miền duyên hải từ Quảng Yên đến Ninh Bình. (PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I)

 

***

 

Mời các bạn vào xem YouTube

https://youtu.be/G9qSOoSGNJE



chanxanhfeet_002.gif

 

HÒN RÙA CA TÔI

https://www.facebook.com/100001340627209/posts/2787418631312797/

 

Tất cả bắt đầu từ nhà tôi, số 47 đường Hoàng Diệu Rạch Giá, (nói ngay để các bạn trẻ khỏi thắc mắc nhé, đây là địa chỉ một ngôi nhà trước khi có Khu Lấn Biển lận).

Con đường Hoàng Diệu nằm sát mé biển, có một bực thạch dài như con đê cao hơn mặt đường độ 6, 7 tấc (?) để ngăn sóng biển tràn bờ gây lụt lội mỗi mùa biển động hàng năm cho toàn khu Xóm Biển này.

Suốt một thời Tiểu Học Tỉnh Lỵ, nhỏ nhít, áo bà ba trắng, quần đen, tóc dài kẹp cây kẹp ba lá, hoặc thắt bím lủng lẳng 2 bên vai đi bộ đến trường, rồi từ trường lội bộ về nhà, (chưa đi qua cây cầu nào một mình !)

Suốt một thời Trung Học Nguyễn Trung Trực, (trừ năm Đệ Ngũ học tại trường gần nhà), ngày hai lượt đi về, ngang qua Nhà Lồng chợ, qua cầu Quay Bưu Điện (giữa 2 chợ cá đồng và chợ cá biển), đi miết miết con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, đi theo Trạng Trình Bạch Vân thi sĩ kiêm đạo sĩ môn phái NHÀN: "Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn người đến chốn lao xao". Đi bộ có, đi xe đạp có, áo dài trắng, quần đen, đội nón lá, đi tìm cầu kiến thức 4 bể 5 châu thêm vào chân lý "dại, khôn" truyền thống VN nhân bản:"Khôn mà ác hiểm là khôn dại, Dại vốn hiền lành ấy dại khôn" - NGUYỄN BỈNH KHIÊM.

Nói vậy để các bạn hình dung ra Rạch Giá của tôi hạn hẹp thế nào .. Suốt một thời tuổi nhỏ chỉ loanh quanh ở cái Cù Lao Giá (tên xưa của mảnh đất nằm kẹp giữa 2 con kênh đầy cây Giá mọc, sau này là Sông Kiên và Sông Cầu Đúc). Lớn lên, thành thiếu nữ, được đi qua khỏi cái trung tâm có Chợ Nhà Lồng, quẹo trái qua cầu Cá để đến trường trung học Nguyễn Trung Trực, quẹo phải qua cầu Đúc để đi sinh hoạt học đường, cắm trại, vui chơi tập thể cấp lớp ở Tác Ráng, Vườn Dừa .. Hoặc hàng tuần đi chùa Phổ Minh sinh hoạt GĐPT, học Phật, tụng kinh sám hối những đêm rằm.

Không phải tôi phàn nàn gì về cuộc sống an lành mà chật chội, bé nhỏ của con bé nhà quê, sinh ra ở Nam Thái Sơn Rạch Giá (mà chưa bao giờ biết mặt mũi nơi ấy là chỗ nào, từ khi ba má "na" 2 chị em tôi chạy giặc Pháp, VM .. ra làm dân chợ với người ta). Nói dân chợ cho oai chứ thiệt tình là dân Xóm Biển chính cống.

 

Như bạn thấy đấy .. tôi đi, đi tìm đi kiếm, đi thu nhặt kiến thức nhân sinh suốt thời áo trắng bà ba hoặc áo dài tha thướt. Tôi đi tìm tòi học chữ từ bi hỷ xả của nhà Phật một thuở áo lam. Và những năm đệ nhị cấp, tôi tập tành đi theo lý tưởng Hồng Thập Tự, khoác áo bờ-lu trắng, thực hành phụng sự xã hội bằng những công tác thiện nguyện nho nhỏ: hớt tóc, tắm gội, cắt móng tay, xức ghẻ cho trẻ em nghèo, phát thuốc cho người bệnh, công tác cứu trợ nạn lụt, hỏa hoạn .. Tôi đi, đi mải đi miết, trong khi có một hình tượng đợi chờ không ngơi ..

 

Ngoài bà mẹ còm cọm của tôi ra, còn một hình bóng lặng lẽ, âm thầm đón tôi về nhà. Và nếu ai có hỏi rốt lại bạn nhớ gì nhất ở Rạch Giá thì đích thực là đây ..

Không phải Cổng Tam Quan (hễ thấy cái cổng thân thuộc này là biết mình đang về nhà). Không phải Chợ Nhà Lồng nơi tôi được ăn tô bún cá Kiên Giang ngon nhất đời. Không phải Trường Nữ Tiểu Học. Không phải chùa Phổ Minh với tiếng mõ, tiếng chuông ngân nga đồng vọng, có món kiểm và khô từ bi không nơi nào ngon hơn. Không phải trường trung học Nguyễn Trung Trực có ban C - ban Văn - đầu tiên và cuối cùng. Không phải vườn dừa xanh mướt mộng mơ một thời mới lớn .. Không phải rạp Châu Văn xưa hoặc rạp Nghệ Đô tân tiến với những nàng Tiên Ấn Độ duyên dáng, đẹp xinh mà gian truân lạnh mình ..

 

Hòn Rùa của tôi. Tôi nhớ Hòn Rùa của tôi nhất xứ. Dù có ai gọi đó là Hòn Tre (đọc trại ra từ Hòn Che, nơi che chắn, án ngữ phong ba bảo vệ cho toàn tỉnh nhà), hoặc mới đây nhất, ở bển gọi là Đảo Rùa, thì vẫn là Hòn Rùa thân thuộc của tôi. Dù tôi đi học, đi chợ, đi chùa, đi làm công quả, ông Rùa vẫn nhẫn nại đón chờ khi tôi quay trở lại. Cái hòn đảo đậm nét hình dáng một con vật trong tứ linh này (Long, Ly, QUI, Phụng) vẫn rỡ ràng xanh mượt giữa biển giữa trời tuy xa mà gần những khi trời quang mây tạnh, tuy gần mà xa khi biển nổi cơn thịnh nộ sóng gầm gió thét, vần vũ mưa giông ..

 

Hòn Rùa đã trở thành một hình ảnh thân thuộc nhất trong trái tim tôi từ lúc nào không nhớ nữa. Chỉ biết rằng khi từ Nam Thái Sơn ra Rạch Giá, ở bên nhà thờ tạm một hai năm gì đó, học vỡ lòng với Người Thầy Đầu Tiên (vì vừa "già" vừa "dốt" đâu ai thèm nhận vào lớp, dù chỉ là lớp một), rồi 3 mẹ con dọn qua Xóm Biển hoang vu thấy ớn này (má nói để tôi đi học trường Nữ cho tiện ..)

 

Đương từ ở cái chỗ đông vui, có bạn chơi nhà chòi, đi học vỡ lòng với nhau, tíu ta tíu tít đến cái nhà bán chạp phô của má con tôi, vừa mua quà mua bánh ủng hộ chúng tôi, vừa "phe" những món trang sức thần sầu (nhẫn lá dừa, bóp dán bằng cơm nguội, vòng đeo tay dây thun ngâm dầu lửa mập ú ..). Giờ qua cái nơi đàng trước mặt chỉ là trời mây nước, là mặt trời mọc đàng sau nhà, là hoàng hôn với đủ sắc màu rực rỡ, là hòn đảo be bé có hình dáng thần Kim Qui với chiếc nỏ thần cho An Dương Vương giữ nước, an nhà .. Bạn bè không có ai, chị bận rộn giúp má, má bận rộn bán buôn .. Tôi chỉ còn biết bận rộn ngắm nhìn .. sau khi đi học về ..

 

Nhà tôi, đối diện biển, nhìn thấy Hòn Rùa gần xịt một bên những khi nước ròng lộ ra bờ cát mịn êm đềm dụ dỗ, hoặc lớp bùn phù sa mượt mà rủ rê đôi chân trần của tôi lội bộ ra, ra xa, xa thiệt xa .. được leo lên Hòn Rùa thăm thú một chút, rồi chạy u về kẻo má đi tìm, đi kiếm mất hồn sợ hãi ! Thấy vậy chứ không phải vậy, nên Hòn Rùa mãi mãi là quen mà rất lạ cả đời. (Vì nghe đâu từ Rạch Giá mà ra Hòn Rùa phải mất 2 tiếng đồng hồ đi tàu lận, ở đó mà lội bộ ra thăm, chắc trở thành "thẳng chỏng" trước khi ghé bến !!!)

Ai ngồi đó đếm từng con sóng vỗ

Ráng chiều buông lấp loáng đến muôn trùng

Ông Rùa vẫn nằm yên không ngọ nguậy

Đợi chờ ai giữa trời nước mênh mông

(HAI RẠCH GIÁ)

 

Dĩ nhiên, ông Rùa không đợi chờ chỉ một mình tôi, nhưng tôi cứ nhận vơ vậy vì tôi tin người nhìn ngó, ngắm nghía "ổng" nhiều nhất là tôi - suốt một thời bé con và thanh xuân Rạch Giá - cho tới tận bây giờ, già chát ở xứ người, chứ "cụ" vẫn làm tôi không nguôi .. nhớ !!! Nhớ cụ Rùa, không phải Rùa Vàng [Thần Kim Qui] một thuở Mỵ Châu "trái tim lầm lỡ để trên đầu" !!! Tôi chỉ nhớ cụ Rùa Xanh tươi mát màu cây lá, nằm nhởn nhơ giữa thảm biển xanh lơ, trên mình là những áng mây đủ màu, đủ sắc, tụ tán lộng lẫy, huy hoàng .. (Đa tạ lắm những phó nhòm đã ghi lại nét đẹp độc đáo của Hòn Rùa huy hoàng lộng lẫy giống y chang ngày xưa thân ái của tôi !!!)

 

"TÚ KHÍ sinh Nhân Kiệt, ĐỊA LINH xuất Kỳ Tài", phải không bạn !!!

 

Mấy hôm nay bạn Lưu Như Việt trong vòng tròn FB của tôi có đăng lên những hình ảnh "kỷ niệm 100 trường Nữ, 100 trường Nam" thật quí giá, tôi cũng bèn góp vào một số hình sưu tầm của tôi về hòn-đảo-quen-thân-thương-nhớ này cho vui đấy mà !!!

 

- Cui tháng 09/2017 -

 

***

 

Mời bạn vào xem @ YouTube nữa nhé:

https://youtu.be/ciofxOZ-GR4

 

 

banc_dautien_cuoicung.jpg
(Hinh DE NHI BAN C - NTT)

website counter