PHÙ VÂN II

Home | PHÙ VÂN 172 | PHÙ VÂN 169 | PHÙ VÂN 91 | PHÙ VÂN 92 | PHÙ VÂN 93 | PHÙ VÂN 94 | PHÙ VÂN 95 | PHÙ VÂN 96 | PHÙ VÂN 97 | PHÙ VÂN 98 | PHÙ VÂN 99 | PHÙ VÂN 100 | PHÙ VÂN 101 | PHÙ VÂN 102 | PHÙ VÂN 103 | PHÙ VÂN 104 | PHÙ VÂN 105 | PHÙ VÂN 105* | PHÙ VÂN 106 | PHÙ VÂN 107 | PHÙ VÂN 108 | PHÙ VÂN 109 | PHÙ VÂN 110 | PHÙ VÂN 111 | PHÙ VÂN 112 | PHÙ VÂN 113 | PHÙ VÂN 114 | PHÙ VÂN 115 | PHÙ VÂN 116 | PHÙ VÂN 117 | PHÙ VÂN 118 | PHÙ VÂN 119 | PHÙ VÂN 120 | PHÙ VÂN 121 | PHÙ VÂN 122 | PHÙ VÂN 123 | PHÙ VÂN 124 | PHÙ VÂN 125 | PHÙ VÂN 126 | PHÙ VÂN 127 | PHÙ VÂN 128 | PHÙ VÂN 129 | PHÙ VÂN 130 | PHÙ VÂN 131 | PHÙ VÂN 132 | PHÙ VÂN 133 | PHÙ VÂN 134 | PHÙ VÂN 135 | PHÙ VÂN 136 | PHÙ VÂN 137 | PHÙ VÂN 138 | PHÙ VÂN 139 | PHÙ VÂN 140 | PHÙ VÂN 141 | PHÙ VÂN 142 | PHÙ VÂN 143 | PHÙ VÂN 144 | PHÙ VÂN 145 | PHÙ VÂN 146 | PHÙ VÂN 147 | PHÙ VÂN 148 | PHÙ VÂN 148 * | PHÙ VÂN 149 | PHÙ VÂN 150 | PHÙ VÂN 151 | PHÙ VÂN 152 | PHÙ VÂN 153 | PHÙ VÂN 154 | PHÙ VÂN 155 | PHÙ VÂN 156 | PHÙ VÂN 157 | PHÙ VÂN 158 | PHÙ VÂN 159 | PHÙ VÂN 160 | PHÙ VÂN 161 | PHÙ VÂN 162 | PHÙ VÂN 163 | PHÙ VÂN 164 | PHÙ VÂN 165 | PHÙ VÂN 166 | PHÙ VÂN 167 | PHÙ VÂN 168 | PHÙ VÂN 169 | PHÙ VÂN 170 | PHÙ VÂN 171 | PHÙ VÂN 172 | PHÙ VÂN 173 | PHÙ VÂN 174 | PHÙ VÂN 175 | PHÙ VÂN 176 | PHÙ VÂN 177 | PHÙ VÂN 178 | PHÙ VÂN 179 | PHÙ VÂN 180 | PHÙ VÂN 181 | PHÙ VÂN 182 | PHÙ VÂN 183 | PHÙ VÂN 184 | PHÙ VÂN 185 | PHÙ VÂN 186 | PHÙ VÂN 187 | PHÙ VÂN 188 | PHÙ VÂN 189 | PHÙ VÂN 190 | PHÙ VÂN 191 | PHÙ VÂN 192 | PHÙ VÂN 193 | PHÙ VÂN 194 | PHÙ VÂN 195

PHÙ VÂN 93

3emhoctrodaudoi_me.jpg

(3 em HỌC TRÒ đầu đời [áo sọc] - Hình do NTK chuyển)

THƯ GỬI EM

 

THƯ GỬI EM ... Rạch Giá !!!

 

1.

Hi chị ơi ...

l tuần không có "BÀI MỚI " .... thấy nhớ nhớ .... (Chắc máy tính của chị lại "pịnh " vì virus cắn chưa sửa kịp? )

2 tuần ... lại chưa thấy BÀI MỚI .... thấy nhớ quá, lại lo lo .... (Ba cái xương khớp mùa lạnh lại hành chị đau tay không gõ nổi ? .. thương quá. Hic ..)      

Giờ thì hồi hộp ngóng ... dài cổ cò ra. Trông tin chị lên diễn đàn cuối tuần nầy.

Cầu xin chúa ban phước lành cho chị, đừng có chuyện gì không vui, chuyện không may đừng đến, bệnh tật mau qua ... Thương chị chỉ có một mình nơi đất trời giá rét ấy.

Thiệt là thương, thiệt là buồn , thiệt là nhớ.

Mong sớm gặp lại chị ... BÀI MỚI  ơi....

Xíu Muội Rạch Giá

 

 

Bao giờ cũng là em, vài giòng thôi nhưng đầy ắp thương cảm .. mỗi lần BÀI MỚI bị "ngọng" .. bởi, tại, vì, rằng, thì, là, mà ..

 

Cái anh chàng ngực lép của chị vẫn "phẻ" em à. Nhưng cái xác phàm của "bần đạo" thì đúng là có "chiện". Muôn năm vẫn là cái "huông" đó. Cái huông THÁNG CHẠP .. em ơi !!! Có điều năm nay "tệ" hơn nhiều, bởi chiến trường cơm áo thời "kinh tế suy thoái toàn cầu" không chấp nhận những tên lính bạc nhược tinh thần, kiệt quệ thể xác vì già nua, vì bệnh tật. Mà "qua" thì ôi thôi đủ chứng .. "thập thành" (lão hóa cao cấp; cảm cúm "lậm" tới xương; ho hen tàn độc đêm ngày bất kể; hai cẳng gà "sưng phù" thành chân voi; nhức mình nhức mẩy là "chiện nhỏ"; "chiện lớn" là cho tới bây giờ, gần hết tháng 1 tây rồi, người càng ngày càng rúm ró, bẻo nhẻo bèo nhèo bởi cái bộ "hô hấp" chúng nó biểu tình làm mình, làm mẩy thấy mà phát ghét !!! Nói vậy chớ .. ơ .. ơ .. ghét chúng nó rồi chúng nó ghét lại mình, chúng giở quẻ, chúng không thèm thở ra, hít vào nữa thì .. huhuhuhu .. bỏ bu nhà con !!!)

 

 

2.

Kính thưa Cô, chắc có lẽ Cô hơi ngạc nhiên không biết người gởi cái email này là ai. Vậy em tự giới thiệu cho Cô biết, tên em là Khai Nguyen (Nguyễn Trí Khải), em ruột của Nguyễn Phùng Lâm - là anh 2, còn Nguyễn Tùng Lâm - là anh 3. Tụi em đều là cháu của Cô Lê Thị Bắc là bạn của Cô hồi Cô học trường Nguyễn Trung Trực. Em kêu cô Bắc là Dì Út.

 

Hồi đó tuần nào Cô cũng lái chiếc Vélo Solex màu đen lại nhà em để dạy kèm cho anh 2 và anh 3 .. Anh em tụi em lúc nào cũng mến Cô lắm, luôn cả Ba Mẹ tụi em cũng vậy. Lâu lâu cả nhà sum họp lại đôi lúc cũng nhắc đến Cô.

 

Vừa rồi em nhận được  "BÀI MỚI "  của cô Trịnh Cuối Huôn [T.C.H], em thấy tên người gởi là HS (không biết Cô có biết Cô T.C.H không ? Cô T.C.H là Cô của em hồi đó, dạy em môn Sử ở trường Nguyễn Trung Trực cũng là Cô Chủ Nhiệm), em mới liên lạc với Dì Út để hỏi có phải là Cô HS dạy kèm cho mấy anh hồi đó để luyện thi đệ thất không ? Dì Út nói là phải !

 

Thôi em viết tới đây thôi nhe, Cô từ từ suy nghĩ coi có còn nhớ đến anh em tụi em không ? Nếu Cô nhớ thì hẹn gặp ở mail kế rồi em sẽ cho  Cô địa chỉ Email của anh 2 em. À quên nữa, hồi đó gia đình em ở đường Lâm Quang Ky.

 

Vài hàng thăm Cô, chúc Cô một năm mới an, vui.

NTK

 

***

 

Đọc những giòng "meo" đó, đang trong khi bận mờ hai con mắt, đôi chân đứng suốt 12 tiếng một ngày (7 ngày một tuần) nên sưng phù lên như chân voi, cổ họng tha hồ viêm, lỗ mũi sụt sùi liên lỉ, và đâu phải là Đắc Kỷ mà cứ ho gà ho vịt điếc tai hàng xóm đang cần yên lặng nghỉ ngơi .. !!! Mình đã tưởng với sự bèo nhèo của thể xác nhường ấy, sự rũ liệt của tứ chi thế kia, thì còn "cảm xúc giác" gì nổi nữa trời. Vậy mà, vẫn có những giọt nước mắt hôi hổi lăn dài không cần che dấu trước cái Laptop lặng thinh !!!  Và cũng là lần đầu tiên chợt biết thèm một bờ vai để được gục vào đó khóc mùi mẫn cho đã thèm .. hạnh phúc !!!

 

Cảm ơn em Xíu Muội Diễm Xưa ở tít bên kia bờ biển lớn .. Cảm ơn em học trò nhỏ xíu xìu xiu của một thời làm "gia sư" ngay khi chưa qua cái tuổi học trò .. Cảm ơn những lời nhắn trong điện thoại đầy hốt hoảng lo âu của chị bên Cali, của bạn Phila, San Jose, Texas .. Cảm ơn bao nhiêu lần cho đủ những tấm lòng xót thương cho cái bà già "mình ên" vật lộn mưu sinh, kiếm sống mà cứ như là đang chòng chành trên con thuyền nan giữa biển cả phong ba sóng dồi gió dập phũ phàng !!!

Tôi chưa gặp em Diễm Xưa, em Nguyễn Trí Khải, em bất hạnh Rạch Giá

 

Tôi chưa gặp em Diễm Xưa, em Khai Nguyen, em bất hạnh Rạch Giá .., em mồ côi Kiên Giang .., bằng xương bằng thịt (dĩ nhiên hồi trăm năm trước, lẫn trăm năm sau) nhưng trong trăm năm hiện tại này chúng ta đã và đang "biết" nhau vì cơ duyên ràng rịt vô hình: cùng chào đời trên mảnh đất cù lao, tứ bề mênh mông sóng nước; cùng được sẻ chia khí thiêng sông núi ông cha; cùng thọ hưởng phẩm vật đất trời quê mẹ, lúa gạo cá tôm roi rói ê hề [dĩ nhiên "người nhiều kẻ ít" tùy theo phước phận từng người !!!] .. Gần đây nhất lại có cơ may hội ngộ trên RẠCH GIÁ TRĂM NHỚ NGÀN THƯƠNG  trong cõi chợ trời Internet bào ảnh, mông lung !!!

 

Nhưng, tôi tin chúng tôi đang "sống hết lòng" với nhau lắm lắm !!! Nếu không, đâu có những Emails thăm hỏi làm gì (dù nhiều khi chả được hồi âm gì ráo), nếu không, đâu có những cú phôn, những lời nhắn ân cần .. Nếu không, sao lại có những em học trò đầu đời, hồi xửa hồi xưa, bé xíu xìu xiu, sau hơn 40 năm dâu bể đoạn trường còn nhận ra cô "gia sư" a-ma-tơ hồi nẳm. Nếu không, sao có những TẤM LÒNG RẠCH GIÁ (từ Mỹ, từ Úc, từ Canada, từ Đức, từ Hawaii ..) hàng năm, Tết đến, Xuân về vẫn âm thầm mang chút niềm vui đến những mảnh đời bạc phận quê nhà (TẶNG QUÀ CÁC TRƯỜNG MỒ CÔI, KHUYẾT TẬT, NGƯỜI GIÀ ..). Nếu không, sao lại có những tình cảm "của ít lòng nhiều" của bạn nước ngoài gửi bạn "những ngày xưa thân ái" hiện làm thân cò lặn lội bờ sông Kiên kiếm sống 

 

Trăm năm trưc thì ta chưa gp

Trăm năm sau biết gp li không

Cuc đi sc sc không không

Thôi thì hãy sng hết lòng vi nhau ..

(TÁC GI ???)

 

 

Vâng. Xin chúc lành cho những người đã, đang và sẽ SỐNG HẾT LÒNG với nhau, ơi RẠCH GIÁ Trăm Nhớ Ngàn Thương  !!!

3-

3-

Ở đó, ngôi nhà đó, (cũng không nhớ nền đất hay nền xi măng, mái lá hay mái tôn), nhưng nhớ nhất là có những đôi mắt đen nhanh nhánh của các chú bé lau nhau, lít nhít, sàn sàn năm một nối nhau .. Nhiều đôi mắt chơm chớp, lén nhìn trộm rồi quay đi. Lại có đôi mắt nhìn trân trân "người lạ" như bị hớp hồn. Đôi mắt một mí khi cười ngoác mồm thì chỉ còn một vệt dài xênh xếch đằng đuôi. Lại một cặp mắt hạt nhãn, lúc nào cũng ướt rườn rượt chả nam nhi chí rận gì ráo !!! Có đôi mắt to, đen, đúng điệu mắt bồ câu, nhưng sao từ lúc bé hạt tiêu đã rưng rưng buồn suốt, môi trái tim rõ nét, chả bao giờ thấy nở nụ cười. (Cái nét buồn như một điềm báo của định mệnh hay phần số hẩm hiu ???)

 

Hồi 5, 6 tuổi ở bên Nhà Thờ Tạm, chưa đi học, hay tụ tập với đám con nít hàng xóm chơi nhà chòi, tôi thường được chúng "dụ khị" là "Mày với thằng Chiến làm ba má đi, tụi tao làm con cho". Thằng Chiến dãy đành đạch "Hông, tao hông ưa "chiện dợ chồng", tao chỉ "phái" làm Ông Cha hà !!!". Còn tôi thì chỉ mê làm cô giáo, lúc nào cũng cố tìm 2 cái khăn chàng tắm buộc quanh cổ làm áo dài "tha thướt", trang nghiêm ..  Hơn 10 năm sau, có ai ngờ, trò chơi "cô giáo" đã là một sự thật ngon ơ khi nhận lời về dạy kèm cho cái đám "xây lố cố" - cháu của người bạn rất thân. (Còn Chiến, ai vậy, bây giờ đã được làm Ông Cha chưa nhỉ ???)

 

Lúc ấy, nhà tôi ở Xóm Biển, đường Hoàng Diệu, muốn đến nhà học trò phải chạy băng qua đường Nhà Thương nhé, qua Cầu Đúc nhé, chạy băng qua đường gì .. gì .. nhé, rồi rẽ phải, chạy miết qua một con đường đất đá lổn nhổn, ngoằn ngoèo dài tưởng chừng như .. vô tận. Hãi hùng nhất là cái đám cỏ hoang bạt ngàn, trời chiều chạng vạng đó nghe, ui da, tiếng ếch nhái ễnh ương ồm oàm rầu thúi ruột, còn làm sợ xanh lè mặt thỏ đế của cô Nữ Sinh miệng-hùm-gan-sứa nữa. (Nói ngon lành lắm, nhưng đụng trận mới biết chí .. thằn lằn !!!).

 

Nghe kể, rõ ràng thấy người đàn ông hoặc đàn bà đi đàng trước mình, đi bộ thôi, mà mình chạy xe không qua mặt họ được. Nhiều khi xe chết máy thình lình, lãng nhách, nếu mình "lì lợm" muốn vọt qua .. Lúc mới nhận lời, ngày nắng đẹp, líu lo đấu hót với nhỏ bạn nên đâu có thấy cái quái gì đâu. Đến khi đi dạy được vài lần, trời bỗng đổ mưa, đường mờ mờ nhân ảnh .. Mặc dù đã "ngụy trang" như nam nhân trong cái áo Pa-Đờ-Xuy đen, tóc cột gọn ghẽ dấu trong cái nón áo mưa tùm hụp, miệng huýt sáo líu lo rân trời như đâu kể số gì ai, hai chân không để ở bàn đạp mà co lên ở cái lườn xe Vê-lô nom như "đàn ông" thứ dữ trong các phim tình báo, tình chí gì đó, nhưng trái tim thì đập ầm ầm hơn tiếng trống trường làng .. Vậy rồi cũng đến nơi. Không có ma. Không có quỉ. Chỉ có đám tiểu yêu, nhiều khi dễ thương quá đỗi, (bởi mình là con út, bà chị đã thành gia thất ở tít Sài Thành, nhà chỉ một mẹ một con, không có em để nuông chiều để ra oai, đến đây dạy kèm đúng là khoái chí quá xá !!!). Chỉ có một điều phiền là hễ quát nạt  lớn tiếng một chút là cả đám tí nhau này như bị điện giật, đứng chết trân, tay chân run như cầy sấy, nuớc mắt nước mũi chàm ngoàm .. thấy thương gì đâu. Chả là mẹ của chúng, cô giáo thứ thiệt, nói năng nhỏ nhẹ, bài vở sư phạm đàng hoàng, đâu có như mình, giọng Ô-Pê-Ra .. oang oang, bạn bè còn có đứa giựt mình, đừng nói chi mấy đứa con nít con nhà gia giáo này.

 

Rất ít khi tôi gặp Chị ở nhà, cả Anh cũng vậy, (thì phải đi dạy hoặc đi làm đi ăn chứ gì). Lại càng đỡ sợ cho tôi. Tôi cứ tha hồ sao y bản chánh cách thức mấy Thầy Cô ở trường trung học NTT ra mà hành xử .. Nếu không thuộc bài thì chép phạt. Nếu lo cãi cọ, gấu ó nhau không nghe giảng, chép phạt. Nếu chữ viết quá gà bới, chép phạt. Nếu thắc mắc thì giơ tay lên hỏi. Nếu được khen thưởng thì quà là .. chuyện đời xửa, đời xưa. Có em thích nghe, có em giả vờ chăm chú mà mắt mơ màng để tận đâu đâu ..

 

Tuy ít khi tiếp xúc với Chị, nhưng qua cách học trò nói năng với nhau, về Mẹ. Tôi biết chúng quí chị nhất trên đời. Chị là bà tiên trong mắt chúng. Còn bố thì sao ??? Tôi chả biết vì nghe đâu Anh đi làm xa nhà lắm lắm, lâu lâu mới về một lần. Chấm hết. Tôi cũng âm thầm ngưỡng mộ Chị như từng ngưỡng mộ má tôi, phụ nữ mảnh mai, mà nghị lực cương cường. Tôi cũng bắt chước Chị tự cắt tóc một mình suốt mấy mươi năm ròng, cho đến hôm nay luôn. Chỉ có điều là tôi biếng nhác hơn Chị không biết bao nhiêu mà nói về cái mục "tề gia nội trợ, mẹ hiền". (Nhiều khi thần tượng đâu có hay mình được mến phục lâu dài đến thế nhỉ !!!)

 

Rồi hơn 40 năm sau, những em học trò bé xiu, bé xíu thuở nào giờ có gia đình riêng, con cái líu ra, líu ríu .. Tài thánh cũng không nhận ra, nếu không được kể lể chi tiết với hình ảnh xưa, nay, đầy đủ đính kèm. Nhưng mang máng trong tiềm thức của tuổi già tôi vẫn là những đôi mắt lay láy đen, thương nhất là đôi mắt bồ câu rưng buồn, đôi môi trái tim rõ nét hiếm thấy mỉm cười, và đôi mắt "mít ướt" nữa đã vĩnh viễn nhắm kín giữa vùng sông nước Cà Mau, sóng dập gió vùi xương tan thịt nát, vì khát vọng tự do không thể đạt thành !!! 

 

Tng y năm chp b mưa ngun,

Cun theo tiếng nga th mt hút

Tôi tr v đây đu đã bc

S yên bình đng hi có hay không ?

(CAO THOI CHÂU)

 

 

Ơi em KHAI NGUYÊN, cảm ơn em đã chở tôi về những tháng ngày cổ tích bằng chuyến xe ký ức kỳ diệu .. Cảm ơn em học-trò-đầu-đời đã gìn giữ kỷ niệm và nhắc nhớ về "nghiệp dĩ" thiêng liêng .. Cảm ơn EM RẠCH GIÁ đã mang về lại cho tôi những tháng ngày thanh xuân tươi thắm, rỡ ràng, có các em đủ đầy trong thương nhớ vẹn nguyên !!!

 

 

 

 

- Đuôi CP, sp đu MÈO -

 

 

 

3hong_3mau.jpg

website counter