TÁC GIA? & TÁC PHÂ?M [1]

Home | PHAN | PHAN [tt] | PHAN 1 | PHAN 2 | PHAN 3 | PHAN 4 | PHAN 5 | PHAN 6 | PHAN 7 | PHAN 8 | PHAN 9 | PHAN 10 | PHAN 11 | PHAN 12 | PHAN 13 | PHAN 14 | PHAN 15 | PHAN 16 | PHAN 17 | PHAN 18 | PHAN 19 | PHAN 20 | PHAN 21 | PHAN 22 | PHAN 23 | PHAN 24 | PHAN 25 | PHAN 26 | PHAN 27 | PHAN 28 | PHAN 29 | PHAN 30 | PHAN 31 | PHAN 32 | PHAN 33 | PHAN 34 | PHAN 35 | PHAN 36 | PHAN 37 | PHAN 38 | PHAN 39 | PHAN 40 | PHAN 41 | PHAN 42 | PHAN 43 | PHAN 44 | PHAN 45 | PHAN 46 | PHAN 47 | PHAN 48 | PHAN 49 | PHAN 50 | PHAN 51 | PHAN 52 | PHA.M TÍN AN NINH | PHA.M TÍN AN NINH [tt] | PHA.M TÍN AN NINH 1 | PHA.M TÍN AN NINH 2 | PHA.M TÍN AN NINH 3 | PHA.M TÍN AN NINH 4 | PHA.M TÍN AN NINH 5 | PHA.M TÍN AN NINH 6 | PHA.M TÍN AN NINH 7 | PHA.M TÍN AN NINH 8 | PHA.M TÍN AN NINH 9 | PHA.M TÍN AN NINH 10 | PHA.M TÍN AN NINH 11 | PHA.M TÍN AN NINH 12 | PHA.M TÍN AN NINH 13 | PHA.M TÍN AN NINH 14 | PHA.M TÍN AN NINH 15 | PHA.M TÍN AN NINH 16 | PHA.M TÍN AN NINH 17 | PHA.M TÍN AN NINH 18 | PHA.M TÍN AN NINH 19 | T. VÂ'N | T. VÂ'N [tt] | T. VÂ'N 1 | T. VÂ'N 2 | T. VÂ'N 3 | T. VÂ'N 4 | T. VÂ'N 5 | T. VÂ'N 6 | T. VÂ'N 7 | T. VÂ'N 8 | T. VÂ'N 9 | T. VÂ'N 10 | T. VÂ'N 11 | T. VÂ'N 12 | T. VÂ'N 13 | T. VÂ'N 14 | T. VÂ'N 15 | T. VÂ'N 16 | VO~ THI. -DIÊ`M -DA.M | VO~ THI. -DIÊ`M -DA.M [tt] | VO~ THI. -DIÊ`M -DA.M 1

T. VÂ'N 4

Ngụ Ngôn Mẹ

 

Ngụ Ngôn Mẹ

(T. Vấn)

 

 

Mẹ bỏ ta đi,

Mẹ về cõi Phật Vô Ưu

Những đứa con tuổi năm mươi

Khóc như ngày mới lớn

(Ngọc Phi)

 

 

Dịp tháng 5 năm ngoái, tôi nhận được bức thư dưới đây từ một độc giả trẻ khi cô đọc bài "Mồ côi mẹ liếm lá đầu đường" * trên Website www.vnusps.org của Hội những nhân viên gốc Việt làm việc cho Bưu Điện Hoa Kỳ :

 

"Thưa chú T.Vấn, con tên Thơ Nguyễn. Tình cờ con có đọc bài "Mồ côi mẹ liếm lá đầu đường" của chú mà con không thể nào cầm được nước mắt. Trong cuộc sống của đời người, ta thường trải qua bao nhiêu mất mát, thăng trầm, khổ nhọc nhưng niềm đau khi ta mất Mẹ có cái gì lớn lao và không sao tả hết được. Con còn Mẹ và cảm thấy được hạnh phúc hơn khi đọc xong bài của chú và nỗi cảm thông với chú khi không còn Mẹ nữa. Trong một năm, đối với con, thì ngày Mẹ Hiền là ngày thiêng liêng nhất. Vì con không biết rõ ngày sinh nhật của Mẹ, nên con đã chọn ngày Mẹ Hiền để làm những điều có ý nghĩa nhất và cũng là ngày để trả ơn Mẹ đặc biệt hơn. Mỗi ngày đi qua, dường như sự hy sinh của Mẹ ngày càng lớn hơn, thông qua những chuỗi ngày khi con sinh ra đời, lớn lên rồi lập gia đình. Không những ngày nay Mẹ con thương các con vô bờ bến mà nay phải thương yêu và giúp đỡ những người cháu lần lượt ra đời của bà. Ôi thật cao cả quá ... "

 

Bức thư "ướt sũng" nước mắt của cô gái trẻ, gợi cho tôi nhớ đến chính mình, thằng bé 10 tuổi theo sau quan tài mẹ mình khóc hết những giọt nước mắt trong cuộc đời làm người, để rồi sau đó không còn nước mắt mà khóc, kể cả khi bố tôi nằm xuống vì tai biến mạch máu não 8 năm sau đó. Sáng nay, đứa con gái 14 tuổi của tôi xin phép được ở lại trường sau giờ học vì mẹ của bạn cháu vừa qua đời vì bệnh tim. Mấy đứa bạn cùng lớp với cô gái nhỏ bất hạnh muốn được cùng nhau vào nhà nguyện của trường đọc kinh và cầu nguyện cho linh hồn người mẹ trẻ, và cũng muốn được có cơ hội chia sẻ nỗi đau ấy với bạn mình. Con gái tôi còn tỏ vẻ "vui mừng" khi buột miệng nói với bố "may quá mẹ của mình chưa chết". Tôi hiểu tâm trạng của con khi nhớ đến hoàn cảnh của chính mình. Thấy nỗi bất hạnh của người khác mới sực nhớ rằng mình là kẻ may mắn.

 

Cũng tình cờ, tôi đọc được một câu truyện ngụ ngôn về người mẹ của nhà văn Mỹ nổi tiếng ở tiền bán thế kỷ 20 Irene Temple Bailey, xin được kể lại ở đây như một món quà gởi đến những kẻ may mắn và cả những những người bất hạnh, nhân ngày Hiền Mẫu. Và bởi vì cô gái trẻ tên Thơ Nguyễn hay con gái của tôi, rồi cũng sẽ đến một ngày làm kẻ bất hạnh khóc hết nước mắt tiễn mẹ mình về nơi an nghỉ cuối cùng, nên câu chuyện ngụ ngôn này sẽ đóng vai trò chiếc vai cho các người con mất mẹ dựa vào đó mà tìm sự an ủi trong lúc họ cần đến nhất.

 

Ngụ Ngôn Mẹ

 

Người mẹ trẻ đặt chân trên con đường đời. "Đường còn xa không ?" Bà hỏi. Người dẫn đường trả lời : “Còn xa lắm, và đầy chông gai nữa. Bà sẽ già cỗi trước khi đi đến cuối con đường. Tuy vậy, cái cuối cùng bao giờ cũng tốt đẹp hơn lúc khởi đầu." Nhưng người mẹ trẻ tỏ ra sung sướng. Bà không tin rằng lại có điều gì tốt đẹp hơn những năm tháng bà được làm người mẹ. Vì vậy, bà thản nhiên vui đùa với các con, bẻ cho chúng những bông hoa tưoi thắm bên đường, tắm chúng trong những dòng suối trong mát. Nhìn những tia nắng mặt trời nhẩy múa xung quanh con mình, bà mẹ trẻ cảm thấy cuộc sống thật tuyệt vời, bà kêu lên : "Liệu còn có điều gì đáng yêu hơn cuộc sống này nữa không ?".

 

Rồi đêm đến. Bão tố, bóng tối phủ kín lối đi. Lũ trẻ run rẩy vì sợ hãi, vì lạnh. Người mẹ trẻ kéo các con lại gần, ôm ấp lấy chúng như gà mẹ ôm ấp đàn gà con. Các con của bà vui sướng "Mẹ ơi, chúng con không sợ hãi nữa. Có mẹ ở bên, không điều gì có thể làm hại chúng con được". Bà mẹ trẻ đáp : "Các con đã làm mẹ vui hơn một ngày vui sướng nhất, vì mẹ đã dạy cho các con được sự can đảm".

 

Ngày rạng ánh bình minh. Trước mặt, là một ngọn đồi. Mấy mẹ con cứ leo, leo mãi, cho đến khi tất cả đều mệt lử, nhưng người mẹ trẻ luôn khuyến khích các con :"Hãy cố lên, chỉ cần một chút kiên nhẫn nữa thôi là chúng ta sẽ lên đến đỉnh đồi." Lũ trẻ ngoan ngoãn nghe lời mẹ, và khi tới nơi, chúng nói : “Mẹ ơi, chúng con đã không thể leo đến đích được nếu không có mẹ !”. Người mẹ trẻ, đêm đó khi bà đặt mình nằm xuống, bà ngước nhìn các vì sao và nói : "Ngày hôm nay còn tốt đẹp hơn cả ngày vừa qua. Các con của tôi đã học được sự kiên trì chịu đựng khi phải đối đầu với gian khổ. Ngày hôm qua, tôi đã ban cho chúng lòng can đảm, và ngày hôm nay chúng nhận được sức mạnh từ bài học kiên trì."

 

Ngày kế tiếp, trên trời xuất hiện những đám mây kỳ lạ làm âm u cả mặt đất. Đó là những đám mây của chiến tranh, của thù hằn, của tội ác. Trong bóng tối âm u, trẻ mò mẫm, sờ soạng, rồi trượt chân vấp té. Người mẹ trẻ bảo các con : "Các con, hãy ngước mặt nhìn lên. Hãy đưa mắt về vùng ánh sáng !". Lũ trẻ nhìn, thấy ở trên đỉnh những đám mây đen là thứ hào quang chói lọi vĩnh cửu, nó đã dẫn trẻ vượt ra khỏi sự che phủ của bóng tối, của mây đen. Đêm hôm đó, người mẹ hài lòng, nói : "Ngày hôm nay là ngày vui sướng nhất trong đời. các con tôi đã học hỏi được tất cả những gì tôi có thể dậy dỗ chúng."

 

Thế rồi, những ngày, những tháng, những năm cứ lần lượt trôi qua. Cuộc hành trình vào đời của bà mẹ và các đưa con của mình vẫn tiếp tục. Nhưng bây giờ, người mẹ trẻ không còn trẻ nữa. Bà trở nên bé nhỏ đi vì tấm lưng còng. Trong khi đó, các con bà đã trưởng thành, thân thể cao to cường tráng, với những bước đi vững chãi can trường. Mỗi khi gặp đoạn đường gập ghềnh hiểm trở, chúng bế bà lên dễ dàng, vì bây giờ hình hài bà đã nhẹ như một sợi lông chim. Và cuối cùng, họ đặt chân đến một ngọn đồi. Phía bên kia là những con đường sáng rực rỡ và những cánh cửa đời dát vàng mở rộng thênh thang. Bà mẹ bèn nói với các con : “Mẹ đã đi đến cuối cuộc hành trình của mình. Chỉ đến bây giờ, mẹ mới tin rằng cái cuối cùng đẹp hơn sự khởi đầu, vì các con của mẹ đã có thể bước đi một mình, cũng như rồi đây con cái của các con sẽ biết bước đi một mình không cần các con dẫn dắt.“ Những đứa con liền nói với mẹ : "Mẹ ơi ! Lúc nào mẹ cũng sẽ đi bên cạnh chúng con, kể cả khi mẹ đã khuất sau cánh cửa nước Trời."

 

Các đứa con của bà mẹ, đứng bất động nhìn theo bóng dáng mẹ bước đi một mình về phía cánh cổng. Rồi khi cánh cửa đã khép lại, họ bảo nhau : “Chúng ta không còn nhìn thấy mẹ nữa, nhưng mẹ vẫn ở bên cạnh chúng ta. Một người mẹ, như mẹ của chúng ta, đẹp hơn một hồi ức dịu dàng. Bà là Sự Hằng Sống.

 

 

(Nguyên tác : Parable of Motherhood by Temple Bailey *)

 

T.Vấn

Tháng 5-2008

 

--------------------------------------------------------------------------------

 

* Bài "Mồ côi mẹ liếm lá đầu đường" đã được đăng trên tạp chí Viet Norway số tháng 5 năm 2006. Độc giả muốn đọc lại bài này, có thể vào trang Web T.Vấn tại : www.T-Van.net, chọn bài lưu trữ trong Tháng 5.

 

** Irene Temple Bailey (1865-1953), nhà văn người Mỹ nổi tiếng với nhiều tác phẩm truyện ngắn và truyện dài. Năm 1933 là nhà văn có trị giá tác quyền cao nhất thế giới. Đặc biệt, bà chưa bao giờ lập gia đình. Những tác phẩm được bà viết ra với tất cả sự trân trọng, chính là những đứa con yêu quý của bà. - T.Vấn.

 

 

(Bai Chuyen)


website counter