TÁC GIA? & TÁC PHÂ?M [1]

Home | PHAN | PHAN [tt] | PHAN 1 | PHAN 2 | PHAN 3 | PHAN 4 | PHAN 5 | PHAN 6 | PHAN 7 | PHAN 8 | PHAN 9 | PHAN 10 | PHAN 11 | PHAN 12 | PHAN 13 | PHAN 14 | PHAN 15 | PHAN 16 | PHAN 17 | PHAN 18 | PHAN 19 | PHAN 20 | PHAN 21 | PHAN 22 | PHAN 23 | PHAN 24 | PHAN 25 | PHAN 26 | PHAN 27 | PHAN 28 | PHAN 29 | PHAN 30 | PHAN 31 | PHAN 32 | PHAN 33 | PHAN 34 | PHAN 35 | PHAN 36 | PHAN 37 | PHAN 38 | PHAN 39 | PHAN 40 | PHAN 41 | PHAN 42 | PHAN 43 | PHAN 44 | PHAN 45 | PHAN 46 | PHAN 47 | PHAN 48 | PHAN 49 | PHAN 50 | PHAN 51 | PHAN 52 | PHA.M TÍN AN NINH | PHA.M TÍN AN NINH [tt] | PHA.M TÍN AN NINH 1 | PHA.M TÍN AN NINH 2 | PHA.M TÍN AN NINH 3 | PHA.M TÍN AN NINH 4 | PHA.M TÍN AN NINH 5 | PHA.M TÍN AN NINH 6 | PHA.M TÍN AN NINH 7 | PHA.M TÍN AN NINH 8 | PHA.M TÍN AN NINH 9 | PHA.M TÍN AN NINH 10 | PHA.M TÍN AN NINH 11 | PHA.M TÍN AN NINH 12 | PHA.M TÍN AN NINH 13 | PHA.M TÍN AN NINH 14 | PHA.M TÍN AN NINH 15 | PHA.M TÍN AN NINH 16 | PHA.M TÍN AN NINH 17 | PHA.M TÍN AN NINH 18 | PHA.M TÍN AN NINH 19 | T. VÂ'N | T. VÂ'N [tt] | T. VÂ'N 1 | T. VÂ'N 2 | T. VÂ'N 3 | T. VÂ'N 4 | T. VÂ'N 5 | T. VÂ'N 6 | T. VÂ'N 7 | T. VÂ'N 8 | T. VÂ'N 9 | T. VÂ'N 10 | T. VÂ'N 11 | T. VÂ'N 12 | T. VÂ'N 13 | T. VÂ'N 14 | T. VÂ'N 15 | T. VÂ'N 16 | VO~ THI. -DIÊ`M -DA.M | VO~ THI. -DIÊ`M -DA.M [tt] | VO~ THI. -DIÊ`M -DA.M 1

PHA.M TÍN AN NINH 14

 

Đằng Sau Cuộc Chiến

(PHM TÍN AN NINH)

 

Cuộc chiến ba mươi năm kết thúc, nhưng chỉ làm cho đất nước điêu linh, dân tộc khốn cùng, kéo theo bao chia ly tan tác. Trước tháng 4/1975 hầu hết những người trai trẻ miền Nam là lính chiến.

Nếu may mắn sống còn qua một thời lửa đạn,  cuối cùng cũng khốn khổ trong ngục tù sau lần bại trận oan khiên. Ra khỏi tù, tứ tán trôi dạt muôn phương, ngỡ không bao giờ còn gặp lại những bạn bè đồng đội cũ. Vậy mà dường như được đất trời thương xót chở che, run rủi bao cuộc trùng phùng bất ngờ, cảm động, như họ vừa cùng tái sinh ở một thế giới nào khác.

Tôi gặp lại Hà văn Kỳ trong tình huống ấy. Anh trung sĩ trẻ từng làm trung đội phó cho tôi khi tôi vừa mới ra trường. Người Bắc di cư, nhỏ hơn tôi ba tuổi.

 

Bọn tôi xem nhau như anh em ruột thịt. Có lẽ nhờ lớn lên ở thành phố Đà Lạt sương mù thơ mộng và cha mẹ sống bằng nghề trồng hoa, nên Kỳ được hun đúc bao nét đẹp thánh thiện.

Chân thật hiền lành, lễ phép, sống theo mẫu mực của một người Ki- tô hữu ngoan đạo. Học hành chăm chỉ nhưng chẳng may bị bệnh kéo dài, bỏ cả hai kỳ thi tú tài, nên bị động viên vào trường Hạ Sĩ Quan Đồng Đế.

Ra đơn vị đã hơn một năm, nhưng đời sống quân ngũ và khói lửa chiến trường chưa làm thay đổi được tính nết quá mềm yếu, hiền lành.

Đôi lúc tôi phải quát tháo, bởi Kỳ quá dễ dãi với lính, ngay cả những lúc cần phải cứng rắn, quyết liệt trước họng súng của kẻ thù.

Nhưng rồi sau đó tôi lại thấy tội nghiệp, nên thường khuyên lơn, vỗ về an ủi. Kỳ cũng rất quí tôi, dành cho tôi không những tình đồng đội mà cả lòng yêu thương của tình huynh đệ.

Kỳ làm đám cưới trước khi ra đơn vị. Bà xã là con gái một ông bà bạn vong niên của bố mẹ Kỳ từ ngày còn ngoài Bắc, cùng di cư vào Nam và chọn thành phố Đà Lạt làm quê hương mới.

Biết vậy, nên thời gian nghỉ quân ở Di Linh, tôi thường lén cho Kỳ "dù" về Đà Lạt thăm vợ một vài hôm.

Trước đó, tôi cũng thường khuyến khích và giúp đỡ Kỳ tiếp tục tự học thêm khi thời gian thuận tiện.

Chịu khó và chăm chỉ. Gần đến kỳ thi, Kỳ nhờ tôi năn nỉ xin ông tiểu đoàn trưởng cho nghỉ phép đặc biệt một tháng để chuẩn bị bài vở.

Trở lại đơn vị, với một tin mừng: đỗ tú tài 1 hạng bình thứ. Kỳ làm đơn xin theo học khóa sĩ quan. Chưa nhận được lệnh gọi thì đã bị thương trong một cuộc hành quân.

Khi  đưa Kỳ ra một chiến thuyền của HQ để tản thương, tôi nắm chặt tay Kỳ, lòng nhói đau, khi thấy Kỳ nhìn tôi với dòng nước mắt lăn trên gò má còn bám đầy bụi đất.

Theo đơn vị rày đây mai đó, tôi không có dịp gặp lại Kỳ. Đến khi nhận được lá thư gởi từ quân trường Thủ Đức, tôi mới biết là khi sau được chữa trị tại QYV Nguyễn Huệ Nha Trang, Kỳ được nhận theo học Khóa 23 SQ Thủ Đức và chuyển về ngành Công Binh.

Tôi có nhận thêm vài lá thư của Kỳ, từ hậu cứ chuyển ra. Những bức thư đã viết từ 4, 5 tháng trước. Tôi hồi âm, nhưng không thấy trả lời. Tôi đoán là Kỳ đã ra trường và thuyên chuyển đến một đơn Công Binh nào đó. Mất liên lạc nhau kể từ dạo ấy.

 

Mùa hè 2010, trong tiệc cưới cậu con trai lớn của một người bạn cùng lớp thời trung học, tổ chức tại thành phố Cologne của Đức, tôi bất ngờ gặp lại Kỳ.

Nếu hôm ấy người MC không giới thiệu những người khách đến từ phương xa, và với cái tên khá đặc biệt của tôi, thì có lẽ Kỳ và tôi đã không nhận ra nhau.

Sau khi chào hỏi, Kỳ dắt tay tôi đến bàn bên cạnh, giới thiệu vợ Kỳ và vợ chồng cậu con trai. Thì ra Kỳ là sui gia với anh chị bạn của tôi.

Cô con dâu của Kỳ là chị của chú rể trong tiệc cưới hôm nay. Vui mừng như gặp lại người thân trong nhà bao năm bặt tin nhau, nhưng chương trình tiệc cưới đang tiếp tục giới thiệu gia đình hai họ, nên Kỳ hẹn ngày mai sẽ đón vợ chồng tôi đến nhà dùng bữa cơm mừng cho cuộc trùng phùng và sẽ có rất nhiều chuyện để tâm tình.

 

* * *

 

Cuối năm 1966. Vừa chấm dứt một cuộc hành quân dài hạn ở Di Linh, Lâm Đồng, tiểu đoàn được lệnh di chuyển về Đa Nhim bảo vệ an ninh cho công trường xây dựng nhà máy thủy điện.

Sau gần hai ngày hành quân tảo thanh quanh khu vực Sông Pha, chưa kịp nghỉ ngơi, đại đội tôi lại có lệnh biệt phái cho Tiểu Khu Ninh Thuận, tham dự một cuộc hành quân hỗn hợp.

Ông trung úy đại đội trưởng vừa mới đi phép. Không có đại đội phó, tôi là trung đội trưởng thâm niên nhất, được ông tiểu đoàn trưởng chỉ định xử lý thường vụ.

Cho đoàn xe chở đại đội dừng lại bên ngoài, tôi vào Tiểu Khu nhận lệnh. Người đón tôi là Trung úy Đinh Viết Hạp, Trưởng Phòng 3 (Hành Quân) Tiểu khu.

Gặp anh bất ngờ, thật là vui, vì anh là huynh trưởng thời còn đi học ở trường Võ Tánh Nha Trang, phu nhân của anh lại là người bạn cùng lớp với tôi.

Anh cũng là bào đệ của ông tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng: Trung tá Đinh Viết Lãng. Sau khi nói qua cuộc hành quân, anh Hạp đưa tôi đến trình diện Trung tá Lãng để trực tiếp nhận lệnh và nghe những dặn dò đặc biệt. Tôi biết đây là một cuộc hành quân khá quan trọng.

Đại Đội tôi có nhiệm vụ tùng thiết một Chi Đoàn TQV, phối hợp với Hải Quân, đổ bộ đột kích bất ngờ vào Sơn Hải,  ngôi làng hẻo lánh nằm ven biển, bị địch chiếm đóng từ ba tháng trước và đang tổ chức thành một sào huyệt kiên cố. Lực lượng địch gồm một đại đội địa phương và các toán du kích. Có thể có cả ban chỉ huy tỉnh đội.

Đại đội tiếp tục di chuyển đến Ninh Chữ, quê hương của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Khu vực vừa tương đối an ninh vừa có bờ biển đẹp.

Sau khi bố trí quân xong, cho anh em binh sĩ luân phiên ra biển tắm rửa, nghỉ ngơi, tôi vào Duyên Đoàn 27 họp hành quân.

Điều bất ngờ lý thú là anh Duyên đoàn trưởng, trung úy Hoàng Đình Thanh, lại là bạn cùng Khóa 16 VBĐL với anh đại đội trưởng của tôi, nên đám sĩ quan bọn tôi được Duyên Đoàn thết đãi và chăm sóc chu đáo. "Commandant" Thanh xem bọn tôi như em út của chính anh.

Sau khi họp hành, nhận bản đồ và đặc lệnh truyền tin xong, anh xách xe jeep chở bọn tôi lên thành phố Phan Rang chơi xả láng một đêm và cả một buổi sáng hôm sau.

Ông Duyên đoàn trưởng gốc Võ Bị Đà Lạt này chịu chơi còn hơn cả đám bộ binh đánh đấm nhà nghề bọn tôi. Tửu lượng của anh cũng thuộc hàng "sư phụ". Và đây là lần đầu tiên tôi tham dự một cuộc hành quân do Hải quân chỉ huy.

Một chiến hạm ủi bãi ngay phía trước Duyên Đoàn. Anh Duyên Đoàn Trưởng đưa tôi và anh Chi Đoàn Trưởng TQV lên chiến hạm trình diện Thiếu Tá Hạm Trưởng, người chỉ huy tổng quát cuộc hành quân đổ bộ, để họp bàn chi tiết. Chi Đoàn TQV và đại đội của tôi lên tàu lúc 4 giờ sáng.

Chạy theo hai bên chiến hạm là các chiến thuyền Yabuta  của Duyên Đoàn. Chưa đầy một tiếng đồng hồ, chúng tôi đã đến mục tiêu. Tàu dừng ngoài khơi để lính tráng ăn uống trước khi lâm trận.

Đúng giờ G, tàu tiến vào gần bờ. Lính bộ binh ngồi trên những chiếc M-113, rời chiến hạm, chia làm ba cánh, lội nước "bơi" vào bờ.

Trong tranh tối tranh sáng, tôi mơ hồ nhớ tới trận đổ bộ Normandie của quân đội đồng minh trong Đệ Nhị Thế Chiến mà tôi đã được xem qua phim.

Vì mục tiêu nằm ngoài tầm yểm trợ của pháo binh, nên hải pháo từ chiến hạm tác xạ vào mục tiêu và hai ngọn núi trước khi chúng tôi tiến vào bờ.

Tôi bàn với anh Chi Đoàn Trưởng TQV, khi cách bờ khoảng 50 mét, các đại liên 30 trên M-113 đồng loạt nổ súng vào mục tiêu, uy hiếp tinh thần địch, để đại đội tôi nhanh chóng đổ lên bờ và bung ra trước.

Tất cả lính tráng đều đã cột trên cánh tay phải một băng vải trắng làm dấu hiệu nhận nhau, tránh việc bắn nhầm từ các xạ thủ trên thiết giáp. Lực lượng Duyên Đoàn nhanh chóng án ngữ mặt biển.

Đúng như kế hoạch tiên liệu. Chúng tôi làm chủ tình hình khi trời vừa sáng. Địch quân hoàn toàn bất ngờ, một số còn đang ngái ngủ chưa kịp hoàn hồn, một số vừa nhảy xuống giao thông hào cũng chỉ kịp đưa tay đầu hàng trước họng súng của binh sĩ đơn vị tôi, một số chạy tán loạn vào rừng, bị các chiến xa M-113 vây bắt, nhiều tên chạy ra biển, lọt vào tay của các chiến sĩ Duyên Đoàn. Hầm hố và công sự của chúng bị các thiết vận xa M-113 cày nát.

 

Sơn Hải, ngôi làng nghèo hẻo lánh, cách xa những vùng dân cư khác, nằm sát biển, dưới thung lũng, giữa một bên là những động cát mênh mông, một bên là hai ngọn núi thấp với khu rừng khá rộng. Không xa về phía Nam là Mũi Dinh với ngọn hải đăng hoang phế, được xây dựng từ năm 1904 dưới thời Pháp thuộc.

Chính phủ muốn xây dựng lại và thành lập một đài kiểm báo, nhưng đơn vị Bảo An được đưa tới giữ an ninh, thường bị lực lượng địch tấn công liên tục, gây thiệt hại không nhỏ, phải rút bỏ. Người dân ở đây sống nhờ vào con suối nước ngọt chảy róc rách trong rừng. Ngôi làng  chỉ có chừng trên 60 nóc gia, đa số dân chúng sống bằng nghề đánh cá và trồng khoai lang, dưa hấu, nhưng hầu hết đã bỏ đi từ khi Cộng quân đến chiếm.

Chỉ một số còn ở lại đều là thân nhân của địch. Dường như đã có các cuộc oanh kích hoặc hải pháo trước đây, nên một số nhà bị cháy sập, đổ nát, chỉ còn trơ vài mảng vách bám khói đen xám xịt, loang lổ những vết đạn.

Địch quân chọn vị trí này làm sào huyệt vì các đơn vị của ta khó tiếp cận, muốn đến đây phải băng qua một sa mạc cát, vừa mất sức lại vừa dễ bị phát hiện, và nếu có biến động, chúng sẽ thoát ra biển bằng ghe xuồng, hoặc chạy biến vào khu rừng bên cạnh. Chúng không ngờ cuộc hành quân phối hợp qui mô lần này, chúng không còn con đường nào khác để thoát thân.

Cuộc hành quân kết thúc. Kiểm điểm đơn vị, chỉ có một anh trung sĩ bị thương vào giờ chót trong lúc lục soát các hốc đá trong rừng, do trái lựu đạn nội hóa đám địch quân hốt hoảng tung ra trước khi tháo chạy.

Địch chết gần ba mươi tên và khoảng mười tên bị bắt sống. Điều đặc biệt bất ngờ là trong số ấy có một em bé khoảng chừng 2- 3 tuổi, được tìm thấy bên trong một hốc đá nằm ở bìa rừng sát biển. Bên ngoài có một số tử thi của địch, cả nam lẫn nữ. Thằng bé bị thương nhẹ do một số mảnh đạn M-79. Rất may là không nguy hiểm đến tính mạng. Nhiều vũ khí bị tịch thu, trong đó có khẩu súng cối 60 ly và hai khẩu thượng liên Trung Cộng. Giao hết chiến lợi phẩm, tù binh và cả thương binh lại cho lực lượng của Duyên Đoàn. Theo kế hoạch hành quân, Chi Đoàn Thiết Giáp và đơn vị tôi tiếp tục băng rừng truy kích địch, tiến đến Mũi Dinh bảo vệ an ninh cho Duyên Đoàn đưa một đơn vị Địa Phương Quân đến canh giữ để xây dựng lại đài kiểm báo. Hai ngày sau, chúng tôi tiếp tục tảo thanh khu rừng dọc theo hai bên con suối,  trên đường tiến ra Quốc lộ 1.

 

* * *

 

Cả đêm thao thức không ngủ được, tôi nằm hồi tưởng tới bao chuyện vui buồn của một thời làm lính. Hình dung từng khuôn mặt của những đồng đội cũ. Một số đã chết, những người còn sống thì giờ này tứ tán muôn phương. Lòng thấy ngậm ngùi. Sáng hôm sau, khi ngồi ăn điểm tâm, tôi kể cho vợ chồng anh bạn nghe chuyện của tôi và Kỳ, rất vui khi biết hai gia đình đã là sui gia. Quả đất tưởng chừng bao la, nhưng cũng có nhiều giao điểm để có những cuộc trùng phùng thật bất ngờ kỳ diệu.

Buổi chiều, Kỳ đến đón chúng tôi. Vợ chồng người bạn xin từ chối vì bận phải giúp đôi tân hôn giải quyết một số việc sau đám cưới.

Nhà Kỳ ở không xa. Chỉ hơn 20 phút lái xe. Căn nhà nhỏ nằm bên bờ sông Rhine thơ mộng. Sân sau khá rộng trồng nhiều hoa và vài cây táo.

Chỉ có vợ chồng Kỳ ở đây, nhà vợ chồng đứa con trai duy nhất ở gần bệnh viện, nơi làm việc. Chồng là bác sĩ, vợ là y tá. Kỳ cho biết như thế và bảo vợ chồng cháu cũng đang trên đường đến đây để chào hai bác.

Trong khi vợ Kỳ rủ bà xã tôi ra vườn khoe mấy cụm hoa hồng nhung, Kỳ đi pha trà, tôi ngồi nhìn tấm ảnh của một đôi uyên ương trẻ, treo trên vách, nhớ tới khuôn mặt khá khôi ngô, xinh xắn của đứa con trai và cô dâu mà Kỳ đã giới thiệu tôi tối hôm qua trong tiệc cưới. Bỗng giật mình khi nghe tiếng Kỳ hỏi:

- Năm ấy, khi em bị thương trong trận đổ bộ xuống một ngôi làng ven biển Phan Rang, có một thằng bé mới 3 tuổi cũng bị thương và được Duyên Đoàn tản thương về Dân Y Viện Phan Rang với em, anh còn nhớ không?

Tôi suy nghĩ giây lát rồi trả lời:

- À, mình nhớ ra rồi. Chắc là con của người dân nào đó, sợ quá bỏ chạy mà không kịp mang theo.

- Không, là con của một tay Việt cộng, sau 75 về làm một chức gì đó khá lớn trong tỉnh Ninh Thuận.

-  Sao em biết?

Thay vì trả lời tôi, Kỳ chỉ tay vào tấm ảnh treo trên vách. Tấm ảnh tôi vừa mới xem qua.

- Anh có nhớ vợ chồng đứa con trai của em ngồi chung bàn với vợ chồng em trong đám cưới tối hôm qua?

Tôi còn đang ngơ ngác, Kỳ nói thêm:

- Chắc anh không ngờ, thằng bé bị thương ngày ấy lại là con của vợ chồng em. Con nuôi!

Đúng là tôi quá bất ngờ. Hơn nữa, chuyện xảy ra đã quá lâu, nếu Kỳ không nhắc, có lẽ tôi không còn nhớ. Sau khi rót nước trà vào tách mời tôi, Kỳ kể tôi nghe về câu chuyện ấy.

Khi được tản thương về Dân Y Viện Phan Rang, không phải chỉ có Kỳ mà có cả thằng bé bị thương ấy nữa. Nhận được tin báo, từ Đà Lạt bố mẹ và cả vợ Kỳ tức tốc chạy xuống Phan Rang thăm và săn sóc cho Kỳ. Khi nghe kể lại chuyện thằng bé bị thương cùng trận với Kỳ mà không biết cha mẹ của nó là ai, ông bà đến thăm thằng  bé.

Thấy nó tội nghiệp dễ thương, ông bà xin bệnh viện cho vợ chồng Kỳ nhận làm con nuôi. Ông bác sĩ giám đốc bệnh viện mừng quá, vì đang lo lắng chưa biết phải giải quyết tình trạng thằng bé này ra sao.

Sau khi chữa lành vết thương, bệnh viện làm giấy tờ giao thằng bé cho ông bà và vợ Kỳ. Khi làm giấy khai sanh, theo đề nghị của vợ Kỳ, thằng bé được đặt tên là Hà Văn Ngộ. Riêng Kỳ được chuyển tiếp ra QYV Nguyễn Huệ Nha Trang để được giải phẫu lấy vài mảnh đạn trong vùng dưới bụng. Không ngờ  định mệnh đã an bài cho đứa bé ấy sau này trở thành đứa con duy nhất của vợ chồng Kỳ. Vì do ảnh hưởng vết thương lần ấy, bác sĩ giải phẫu cho biết là Kỳ không bao giờ có con mặc dù chuyện chăn gối, tình dục vẫn bình thường.

Bé Ngộ lớn lên trong vòng tay yêu thương của vợ chồng Kỳ cùng tấm lòng nhân hậu của bố mẹ Kỳ, mà nó cứ ngỡ đó chính là bố mẹ và ông bà nội của nó. Nó là một đứa bé có nhiều diễm phúc.

Năm 1975, khi bé Ngộ vừa tròn 9 tuổi, thì cùng với số phận của miền Nam, gia đình Kỳ trở nên khốn đốn. Kỳ bị vào tù. Cậu em trai của Kỳ đang học Khóa Võ Bị đã phải theo trường di tản vào Nam trước khi thành phố xinh đẹp này lọt vào tay giặc.

Ông anh của Kỳ là sĩ quan TQLC được bạn bè cho biết đã chết ở bờ biển Thuận An ngoài Vùng 1. Bà chị của Kỳ theo chồng là lính Pháo Binh lên Pleiku không biết sống chết thế nào. Bố mẹ Kỳ bao năm sống khá giả bằng nghề trồng hoa bỗng dưng thất nghiệp. Bao nhiêu thứ hoa đẹp đẽ ngát hương bây giờ chỉ còn là cỏ rác. Cả mấy khu vườn đều bị nhà cầm quyền trưng thu sáp nhập vào Hợp Tác Xã "Rau Xanh".

Đà Lạt quí phái thơ mộng bây giờ trở thành một thành phố chết. Dân tình đói rách, cây cỏ úa tàn. Chỉ còn có lớp sương mù phủ kín một vùng núi đồi ảm đạm. Cùng với nhiều người khác, bố mẹ Kỳ cũng muốn cắt ruột bỏ đi để mong tìm ra một con đường sống, như đã từng phải bỏ quê hương Hà Nội hơn 21 năm về trước. Nhưng rồi phải ở lại để chờ đám con cháu trở về.

 

Sau hơn 5 năm tù, Kỳ được thả về. Bố mẹ đã mất. Trong ngôi nhà xưa chỉ còn có vợ Kỳ, bé Ngộ và hai mẹ con bà chị, sống sót trong cuộc di tản trên Tỉnh Lộ 7 kinh hoàng. Riêng ông anh rể gốc Pháo Binh thì mất tích, không có chút hy vọng nào còn gặp lại.

Người em trai của Kỳ, sau khi di tản theo trường Võ Bị, đã ra trường "non" ở Long Thành. Ở tù gần 2 năm, trốn trại, thoát và cùng vượt biển với một người bạn, được tàu Cap Anamur vớt nên được định cư từ năm 1978 ở Tây Đức.

Nhờ có sẵn trình độ và ý chí được rèn luyện từ trường Võ Bị, anh vừa học đại học vừa đi làm kiếm tiền giúp gia đình còn ở Việt Nam. Cũng nhờ người em này tận tình giúp đỡ, nên gia đình Kỳ tạm vượt qua bao khó khăn, và sau đó có tiền vượt biển, đến đảo Palawan, và được bảo lãnh sang định cư tại Tây Đức.

Những năm cực khổ, vợ Kỳ rất vất vả, có khi phải đi cuốc đất thuê, gánh rau mướn. Bé Ngộ lúc ấy mới 14 - 15 tuổi đã phải bỏ học để đi làm phụ mẹ. Trong hoàn cảnh khốn cùng, tình mẹ con càng thêm thắm thiết. Nhiều lúc vợ Kỳ không còn nghĩ bé Ngộ là con nuôi của mình.

Sang Đức, vợ Kỳ được em trai Kỳ xin vào làm trong hãng Siemens mà anh là kỹ sư sản xuất. Kỳ cố gắng theo học ngành kế toán và được nhận vào làm ở Sở Thuế Vụ thành phố,  cùng sở với người bạn của tôi, và nhờ đó mà sau này hai người trở thành sui gia.

Khi bà xã tôi phụ giúp vợ Kỳ làm món ăn trong bếp thì vợ chồng Ngộ dắt theo đứa con gái nhỏ cũng vừa đến. Nghe bao điều bất ngờ Kỳ kể lại, nên tôi tò mò chăm chú nhìn Ngộ kỹ hơn, muốn tìm ở cậu con trai này một điều gì không mấy thiện cảm, hoặc không giống vợ chồng Kỳ.

Nhưng rồi tôi ngạc nhiên, khi nhận ra ở Ngộ là một thanh niên có giáo dục, lễ phép, nhân hậu và thông minh. Cả trong cái cười, cũng rất giống Kỳ ngày xưa, lúc còn là lính với tôi. Một chút gì đó gần như là ác cảm vô cớ trong tôi biến mất. Tôi thoáng một chút ngượng ngùng.

Một bữa cơm đoàn tụ thật vui. Bà xã tôi cũng dễ thân thiện gần gũi và rất quý mến vợ chồng Kỳ cùng vợ chồng cháu Ngộ và đứa cháu nội của Kỳ, ba tuổi, bập bẹ nói tiếng Việt nam.

Chia tay, tôi chúc mừng Kỳ có một gia đình hạnh phúc. Khi đưa chúng tôi ra xe, cháu Ngộ lễ phép mời vợ chồng tôi và ba má cháu đến nhà dùng một bữa tiệc cá, do vợ chồng cháu đi câu được, trước khi chúng tôi trở về lại Na-uy. Cháu còn bảo là hôm ấy sẽ mời cả ông bà bố mẹ vợ, là bạn thân của tôi, để được đầy đủ một nhà. Tôi nắm tay cháu, nhận lời và nói cám ơn.

 

Hai hôm sau, Kỳ gọi phôn bảo sẽ đến đón vợ chồng tôi đi thăm trại chăn nuôi do vợ chồng người em trai làm chủ. Cách thành phố hơn một giờ lái xe. Ở đó cũng có một vườn hoa và nhiều cảnh đẹp. Trại có hơn 500 con heo, 20.000 gà vịt, và có cả lò ấp hột vịt lộn nữa. Nghe nói tới trại chăn nuôi bà xã tôi rất thích, nhất là món hột vịt lộn, lúc ấy ở Na-uy chưa có.

Vợ chồng người em của Kỳ đón tiếp chúng tôi thật nồng hậu. Người sĩ quan tốt nghiệp "non" của trường Võ Bị này trông rất còn phong độ. Tóc cắt ngắn, đôi mắt sáng, giọng nói cứng cỏi như vẫn còn là chàng SVSQ đứng trên đỉnh Lâm Viên thuở trước.

Cùng gốc lính với nhau nên rất dễ thân tình. Vợ chồng tôi rất phục anh. Vừa là kỹ sư trưởng trong hãng Siemens nổi tiếng lại vừa là ông chủ của một trại chăn nuôi rộng lớn, với gần 20 người làm. Chúng tôi được đãi món cơm gà thật tuyệt vời do chính tay anh nấu, và anh cũng không quên gói một thùng hột vịt lộn làm quà cho bà xã tôi  (riêng tôi không hảo món này lắm).

Cơm nước xong, chúng tôi cáo từ và theo vợ chồng Kỳ đi thăm một vài thắng cảnh quanh đây. Kỳ đưa chúng tôi đến một vườn hoa. Đang đúng mùa hoa nở. Mênh mông các sắc màu. Ngát hương trong gió.

Nhưng khi vừa đến nơi, Kỳ bảo vợ đưa bà xã tôi đi ngắm hoa, còn "hai anh em tôi thì đã có sẵn hoa trong nhà rồi, nên không cần ngắm hoa ngoài vườn nữa". Kỳ nói đùa rồi dắt tay tôi đến ngồi trên chiếc ghế đá đặt dưới một tàn cây khá lớn. Phía trước là một con suối nhỏ chảy qua chiếc cầu làm bằng gỗ. Vừa ngồi xuống, Kỳ mở lời tâm sự:

- Có một điều làm em cứ băn khoăn, không biết phải giải quyết như thế nào. May mà gặp được anh ngày hôm nay. Có thể Chúa đã sắp xếp để em được gặp lại anh, được tâm tình về một câu chuyện anh đã từng chứng kiến, và mong anh chỉ dẫn cho như cái hồi em còn ở với anh trong lính.

Tôi ngạc nhiên, không biết có điều gì quan trọng mà trông Kỳ có vẻ bối rối. Chưa kịp hỏi, thì Kỳ lại lên tiếng:

- Mẹ ruột thằng Ngộ đã chết trong trận ấy, nhưng bố của nó thì thoát được, vẫn còn sống, hiện đang ở Phan Rang và giữ một chức hàm gì đó khá lớn trong nhà cầm quyền Cộng Sản.

- Cháu Ngộ có biết không? Tôi hỏi.

- Cháu Ngộ chưa biết anh ạ. Nó luôn nghĩ vợ chồng em là bố mẹ ruột của nó.

- Như vậy thì tốt, Kỳ cần gì phải bận tâm.

Đắn đo giây lát, Kỳ lại buồn bã:

- Ông ta đã nhắn tin tìm con và nhờ chương trình "Như chưa hề có cuộc chia ly", một chương trình giúp tìm người thất lạc trong chiến tranh, thông báo trên đài truyền hình bên Việt Nam.

Em nghe bà chị ở Đà Lạt bảo như thế. Bà chắc chắn ông ta chính là bố ruột của thằng Ngộ, vì ông kể lại những chi tiết rất chính xác như những gì mà em đã từng kể  cho bố mẹ và chị ấy nghe về thằng Ngộ trước kia.

Tôi khá bất ngờ, không tìm được ý kiến nào để nói với Kỳ. Lại thấy áy náy khi Kỳ vẫn còn kỳ vọng vào mình.

Nhưng chuyện này không phải đơn giản như chuyện đánh đấm, hay chỉ huy một tiểu đội lính ngày xưa. Bỗng tôi nghĩ đến bản thân tôi, cũng mất mẹ năm mới lên ba tuổi và ba tôi một đời đã dành trọn tình thương bao la cho tôi như thế nào. Có điều Ngộ không hề biết là ngoài vợ chồng Kỳ ra, nó lại còn có một ông cha ruột trên thế gian này.

Oái ăm thay, ông cha ấy lại chính là kẻ thù của bố Kỳ, của ông chú, bà cô và cả ông bà nội nữa. Chẳng phải tất cả những người này đã gánh chịu bao nhiêu mất mát đau buồn khốn khổ vì những người Cộng Sản như ông bố ruột của Ngộ?

Tôi nói ra ý nghĩ này với Kỳ, như muốn gợi ý là Kỳ hãy quên chuyện ấy đi. Ít nhất sẽ không gây những khó khăn, xáo trộn tâm lý cho vợ chồng cháu Ngộ.

Kỳ lắng nghe. Suy nghĩ một lúc rồi nói nhỏ như chỉ tự nói với chính mình:

- Mẹ ruột của nó lại bị chính trung đội em giết chết, trước khi em tìm thấy nó trong hốc đá.

Có một điều gì đó chặn ngang dòng suy nghĩ của tôi. Một lúc sau, tôi nắm tay kéo Kỳ đứng lên đến bên cây cầu gỗ trên dòng suối nhỏ. Nhìn dòng suối chảy mang theo một cánh hoa tulip, có lẽ người nào đó vừa ném xuống trên đầu dòng. Tôi cúi xuống, với tay nhặt lấy cánh hoa. Một ý nghĩ vừa lóe lên trong đầu, tôi buộc miệng thốt ra với Kỳ:

- Tất cả rồi cũng như dòng nước kia. "Có ai tắm hai lần trong cùng một dòng sông?". Tốt nhất hãy để cho nó cứ tự nhiên chảy qua cầu, cho dù có kéo theo bao nhiêu bông hoa hay là rác rưởi.

Cuộc chiến mà chúng ta đã tham dự, chẳng phải đã có nhiều bông hoa đẹp nhưng cũng có bao rác rưởi đó sao. Nếu được, hãy giúp cho cháu Ngộ giữ lại những bông hoa, như cái hoa này. Còn tất cả rác rưởi nên để cho nó trôi vào quên lãng.

Lời nói mơ hồ, không đâu vào đâu ấy như chỉ để bào chữa cho cái bế tắc của tôi và tất nhiên Kỳ không thể nào hiểu được. Sự thất vọng hiện rõ trên mặt. Kỳ chau mày:

- Em cũng đã từng dặn lòng là quên phứt cái chuyện này đi, nhưng cứ mỗi lần trông thầy thằng Ngộ là em lại nhớ ra, rồi băn khoăn suy nghĩ. Có nhiều đêm em mất ngủ.

Cuối cùng, như muốn để không làm phiền tôi và cũng tự nhủ mình, Kỳ đập vai tôi, quyết liệt:

- Rồi! Kể từ hôm nay em nhất định sẽ dẹp hẳn chuyện này. Không nhớ và cũng không nhắc tới nữa. Anh cũng vậy, xem như chưa hề nghe em nói chuyện này nghe. OK?

Tôi vòng tay ôm vai Kỳ, nói hai tiếng "OK" mà trong lòng dường như còn có điều gì chưa ổn lắm.

 

Ngày họp mặt ở nhà vợ chồng cháu Ngộ thật vui và cảm động, vì mọi người ai cũng có ràng buộc ân tình. Riêng tôi đã gặp lại hai người bạn cũ.

Nhất là Kỳ, một đứa em nhà binh kết nghĩa, đã gợi lại trong tôi bao kỷ niệm của một thời chinh chiến. Chúng tôi rời Cologne trở về lại Na-uy ngày hôm sau. Vợ chồng Kỳ và vợ chồng người bạn đưa tôi ra phi trường.

Suốt hai giờ ngồi trên máy bay, đầu óc tôi nặng nề với hình ảnh của Ngộ và câu chuyện về người cha ruột mà Kỳ đã kể cho tôi nghe. Tôi biết, cũng như tôi, Kỳ bảo là sẽ quên "phứt" đi, nhưng chắc chắn là sẽ không thể nào quên được.

Mấy tháng sau, như thường lệ, cứ đến mùa đông là vợ chồng tôi bay sang Cali (Mỹ) để trốn cái lạnh Bắc Âu và thăm mấy cô con gái. Ở Cali nắng ấm, chúng tôi lại có bao nhiêu bạn bè, thời gian gặp gỡ, chuyện trò không còn trống cho đầu óc suy nghĩ vẩn vơ. Bỗng một hôm tôi nhận được điện thư của Kỳ. Thư viết khá dài:

"... Cuối cùng thì vợ chồng em đã quyết định cho thằng Ngộ và vợ nó về gặp bố nó. Bà chị em còn ở bên Việt Nam cho biết, ông ta bị tai biến mạch máu não và trong tình trạng nguy ngập. Chờ chết. Nội bộ của mấy tay Cộng sản bây giờ lục đục lắm.

Ông bố của thằng Ngộ này nắm một chức gì đó dễ hái ra tiền. Chuyện tham nhũng hối lộ ở Việt nam bây giờ gần như "không người lái". Nước họ còn bán được huống hồ là đất. Có lẽ ăn chia không đều ra sao đó, cánh ông bố của thằng Ngộ bị phe đàn anh mạnh hơn, có lọng to che, đánh cho gục luôn.

Bao tội lỗi trút hết trên đầu ông ta. Cả đám em út vào tù, ông ta mất chức, chờ ra tòa lãnh án thì bị tai biến mạch máu não. Nghe nói khi ra Hà Nội, ông ta có lấy một nữ đồng chí, sinh được một thằng con trai, nhưng nó nghiện ma túy rồi theo băng đảng, bị giết chết trong một cuộc ẩu đả khi vừa lên 16 tuổi.

Sau này khi có chức quyền tiền bạc ông bỏ bà vợ già để lấy một cô á hậu hay người mẫu "miệt vườn" gì đó, tuổi bằng con ông.

Bà vợ già giận bỏ ông về Bắc. Sau này, khi ông thất sủng, bà vợ trẻ của ông cũng đã bỏ ông để chạy theo một tay công an, vốn là đàn em của ông, vào tận Vũng Tàu, mang theo tất cả vàng bạc tiền của cùng cô con gái nhỏ, mà nhiều người đồn đãi chẳng phải máu mủ của ông.

Tài sản còn lại bị các đồng chí đàn anh tịch thu chia chác. Cuối cùng ông ta sống trong cô đơn và trở thành "vô sản" như chính ông một thời bị lừa gạt để hô hào mị đám nông dân nghèo lúc trước.

Bà chị của Kỳ nghe được trên đài truyền hình, lời ông nhắn tin mong muốn được gặp mặt đứa con trai thất lạc một lần trước khi ông nhắm mắt. Bà gọi sang khuyên vợ chồng em cố sắp xếp cho vợ chồng thằng Ngộ nó về gặp ông ta một lần. Gia đình mình có đạo đức nhân nghĩa. Thôi dù sao nghĩa tử cũng là nghĩa tận. Bà bảo thế.

Như anh biết đó, chuyện này thì chính em cũng đã từng nghĩ đến, nhưng lại không muốn cho thằng Ngộ biết lai lịch của nó.

Nó sẽ buồn lắm nếu biết vợ chồng em không phải là bố mẹ ruột, và bố ruột nó lại là một người CộngSản.

Em và bà chị bàn nhau. Em bảo với vợ chồng thằng Ngộ, ông ta là anh nuôi của em, tức con nuôi của ông bà nội, thất lạc bao nhiêu năm trong chiến tranh bây giờ mới biết.

Vì em không thể về Việt Nam, nên vợ chồng nó thay mặt em, về thăm ông bác ốm nặng, nhân dịp về Đà Lạt thăm bà cô và mồ mả ông bà nội.

Cũng để vong linh ông bà nội được vui. Bà chị thì tìm gặp riêng ông ta, báo cho ông biết là đứa con thất lạc ấy vẫn còn sống, thành đạt và đang sống rất hạnh phúc với cha mẹ nuôi ở nước ngoài mà nó vẫn nghĩ là cha mẹ ruột của nó.

Bà chính là chị của ông bố nuôi ấy. Sẽ đưa hình ảnh nó cho ông xem. Hứa sẽ năn nỉ cha mẹ nuôi cho nó về gặp ông, với điều kiện là ông phải giữ kín, không nói ông là cha của nó cũng như mẹ của nó đã qua đời khi nó lên ba.

Làm vậy là cốt để tránh cho nó bị "sốc" vì quá bất ngờ, hụt hẫng có thể gây xáo trộn tâm lý, nguy hiểm cho nó.

Mọi sắp xếp đều thuận lợi. Vợ chồng thằng Ngộ đã bay về Việt Nam sáng hôm nay. Em hy vọng là mình đã làm hết bổn phận để sau này không có điều gì hối hận. Có tin gì thêm em sẽ báo anh sau .."

 

Bận bịu với bao bạn bè từ vài tiểu bang xa tới thăm, chưa kịp hồi âm, thì vài hôm sau tôi lại nhận thêm một email mới của Kỳ, có kèm theo vài tấm ảnh.

".. Khi bà chị đưa vợ chồng Ngộ đến gặp ông ta trong bệnh viện, tuy mệt nhưng ông còn tỉnh táo lắm.

Nhờ anh y tá đỡ ngồi dậy. Ông sững sờ nhìn Ngộ thật lâu, đôi mắt sáng lên. Có lẽ ông không ngờ đứa con thất lạc, ông bỏ lại chiến trường từ lúc mới 3 tuổi, không hề được ông nuôi nấng, bây giờ lại là một thanh niên tuấn tú, thành đạt và hiền lành đức hạnh, khác hẳn đứa con trai của ông với bà vợ Bắc kỳ, mà ông đã từng cưng chiều, lo lắng.

Ông chắp hai tay cúi gập mình trước bà chị của em như muốn tỏ lòng biết ơn người đã dưỡng dục Ngộ. Bỗng ông bật khóc và cố lấy hết sức tàn ôm chầm lấy Ngộ.

Ngộ ngạc nhiên nhưng cứ để yên, giữ lấy hai cánh tay để ông gục đầu lên vai mình. Khá lâu, không nói một lời gì, cũng không còn nghe tiếng khóc. Khi cảm thấy có điều bất thường, Ngộ bảo bà cô và vợ nó phụ đỡ ông ta nằm xuống. Mọi người hoảng hốt khi thấy ông đã tắt thở từ lúc nào.

Cháu Ngộ phụ ông bác sĩ làm hô hấp nhân tạo. Sau một lúc, cả hai đều lắc đầu, bảo ông ta đã chết.

Cả anh ý tá rồi ông bác sĩ vuốt mắt ông để phủ lên di thể tấm ra trắng, nhưng mắt ông vẫn mở trừng. Nghe lời bà chị em, cháu Ngộ đưa tay vuốt, mắt ông nhắm lại. Rồi đột nhiên mặt ông trở nên hồng hào và trên miệng như vừa mới mỉm một nụ cười.

Không có ai đến thăm ông ta. Các đồng chí một thời của ông có lẽ vì sợ liên lụy nên cũng đã tránh xa ông. Cháu Ngộ đứng ra nhận lo chi phí cho việc chôn cất và xây phần mộ cho ông. Đám tang thật buồn. Cũng chỉ  có vợ chồng Ngộ và bà chị em tiễn ông đến nơi an nghỉ cuối cùng. Em nghĩ chắc ông yên lòng ra đi khi đã được nhìn thấy mặt đứa con trai lạc nhau khi mới vừa 3 tuổi, giờ là một thanh niên thành đạt. Và vợ chồng em cũng yên tâm, xem như cháu Ngộ đã thực sự đoạn tuyệt một gốc gác đau lòng."

 

Tôi nhìn kỹ tấm ảnh của ông, Kỳ gởi kèm theo điện thư. Tấm ảnh đặt trước quan tài, có lẽ chụp đã lâu, lúc ông ta còn đang quyền lực. Tôi thoáng nhìn ra khuôn mặt của Ngộ. Không biết vợ chồng Ngộ có nhận ra điều này không, hay có thể đó chỉ là ảo ảnh được ráp nối từ những mảng liên tưởng mơ hồ của tôi. Nhưng điều này bây giờ đâu còn có ý nghĩa gì khi Ngộ đã thực sự bước ra khỏi đám mây mù quá khứ. Tất cả như đã cuốn theo dòng nước chảy qua cầu.

 

Phm Tín An Ninh

 

(C.H. Trịnh sưu tầm và chuyển)

 

 

website counter