TÁC GIA? & TÁC PHÂ?M [1]

Home | PHAN | PHAN [tt] | PHAN 1 | PHAN 2 | PHAN 3 | PHAN 4 | PHAN 5 | PHAN 6 | PHAN 7 | PHAN 8 | PHAN 9 | PHAN 10 | PHAN 11 | PHAN 12 | PHAN 13 | PHAN 14 | PHAN 15 | PHAN 16 | PHAN 17 | PHAN 18 | PHAN 19 | PHAN 20 | PHAN 21 | PHAN 22 | PHAN 23 | PHAN 24 | PHAN 25 | PHAN 26 | PHAN 27 | PHAN 28 | PHAN 29 | PHAN 30 | PHAN 31 | PHAN 32 | PHAN 33 | PHAN 34 | PHAN 35 | PHAN 36 | PHAN 37 | PHAN 38 | PHAN 39 | PHAN 40 | PHAN 41 | PHAN 42 | PHAN 43 | PHAN 44 | PHAN 45 | PHAN 46 | PHAN 47 | PHAN 48 | PHAN 49 | PHAN 50 | PHAN 51 | PHAN 52 | PHA.M TÍN AN NINH | PHA.M TÍN AN NINH [tt] | PHA.M TÍN AN NINH 1 | PHA.M TÍN AN NINH 2 | PHA.M TÍN AN NINH 3 | PHA.M TÍN AN NINH 4 | PHA.M TÍN AN NINH 5 | PHA.M TÍN AN NINH 6 | PHA.M TÍN AN NINH 7 | PHA.M TÍN AN NINH 8 | PHA.M TÍN AN NINH 9 | PHA.M TÍN AN NINH 10 | PHA.M TÍN AN NINH 11 | PHA.M TÍN AN NINH 12 | PHA.M TÍN AN NINH 13 | PHA.M TÍN AN NINH 14 | PHA.M TÍN AN NINH 15 | PHA.M TÍN AN NINH 16 | PHA.M TÍN AN NINH 17 | PHA.M TÍN AN NINH 18 | PHA.M TÍN AN NINH 19 | T. VÂ'N | T. VÂ'N [tt] | T. VÂ'N 1 | T. VÂ'N 2 | T. VÂ'N 3 | T. VÂ'N 4 | T. VÂ'N 5 | T. VÂ'N 6 | T. VÂ'N 7 | T. VÂ'N 8 | T. VÂ'N 9 | T. VÂ'N 10 | T. VÂ'N 11 | T. VÂ'N 12 | T. VÂ'N 13 | T. VÂ'N 14 | T. VÂ'N 15 | T. VÂ'N 16 | VO~ THI. -DIÊ`M -DA.M | VO~ THI. -DIÊ`M -DA.M [tt] | VO~ THI. -DIÊ`M -DA.M 1

PHA.M TÍN AN NINH 2

MÓN NỢ NÀY XIN GHI NHỚ

 

MÓN NỢ NÀY XIN GHI NHỚ

- ĐỪNG QUÊN !

(phạm tín an ninh)

 

 

Đã hơn ba mươi ba năm, từ khi cơn lốc nghiệt ngã 30.4.75 đổ xuống miền Nam Việt Nam. Ba mươi ba năm đã đi qua với những thăng trầm lịch sử, đầy đủ tính bi hùng cho cả những người Việt trong và ngoài nước. Về phía những người Việt lưu vong - từ cả hai miền Nam-Bắc - đã bùng lên ngọn lửa mới. Đó là cao trào đấu tranh chính trị mang yếu tố thuyết phục và quyết định cho một quốc gia dân chủ và một nhà nước pháp trị. Trong nước, những tiếng nói lương tri, bất chấp khủng bố tù đày, đã dõng dạc lên tiếng thách thức quyền lực gian manh, độc tài, trước giá trị tự do nhân bản. Đây là một chuyển hướng có ý nghĩa lịch sử để dân tộc Việt Nam nhìn thấy được ánh sáng ở cuối một đường hầm bao nhiêu năm tăm tối.

 

Cùng với niềm hy vọng đó, xin mọi người hãy cùng thổi bùng lên một ngọn lửa khác, nhỏ bé và khiêm tốn, mà bấy lâu nay có rất nhiều người trong chúng ta đã lãng quên, hay có đôi phút chợt đến rồi cũng chợt đi như cơn gió thoảng.

 

Đó là tấm lòng - cũng có thể nói là một món nợ - của chúng ta đối với những anh em Thương Binh VNCH hiện còn trong nước. Những chiến sĩ dũng cảm, anh hùng, đã hy sinh một phần thân thể, không chỉ cho lý tưởng tự do, mà còn cho cả sự sống của chính chúng ta.

 

Những hy sinh này không phải chỉ được vinh danh, mà cần phải được chia sẻ và đền bù một cách cụ thể. Vì đó là trách nhiệm của mỗi người chúng ta - Thế hệ đã từng cùng một chiến tuyến, chung một chiến hào với họ. Giờ này tất cả đều đang ở đoạn cuối của cuộc đời. Đã quá trễ, để đến lúc mỗi người nhắm mắt, nếu chính thế hệ lưu vong chúng ta chưa trả được phần nào món nợ máu xương này cho họ.

 

Mất một phần thân thể đã là một thiệt thòi khắc nghiệt nhất trong kiếp con người. Lại còn phải trải cuộc đời với xác thân tàn phế đó trong tay của kẻ cựu thù. Có lẽ chẳng còn nỗi bất hạnh nào đau đớn hơn. Những chiến hữu, những ân nhân, những người anh em này của chúng ta chỉ còn biết kéo lê những ngày vô vọng khốn cùng cho đến khi nhắm mắt.

 

Trên khắp nẻo đường đất nước, có biết bao người anh em ấy đang lê lết cái phần thân thể không đầy đủ, trong vũng lầy đen tối, cơ cực cả thể xác lẫn tinh thần. Nếu còn có vợ con thì cũng chỉ bần cùng nheo nhóc. Những người tật nguyền nơi vỉa hè đầu phố, có khi nào ta tự hỏi họ là ai, trong những người bạn chiến đấu năm xưa ? (Xin hãy dành một vài giây, thử tưởng tượng, nếu ngày trước chính bản thân ta đã không may như họ ?)

 

Bi kịch lịch sử đã đẩy họ vào hoàn cảnh đau thương đó. Cay đắng thay, những hy sinh của họ một thời đã từng được chúng ta ngợi ca, ngưỡng mộ, được các cấp chỉ huy (mà phần lớn đang sống ở hải ngoại) từng gắn huy chương, bội tinh lên ngực áo họ. Để rồi cuối cùng có còn lại một chút ý nghĩa nhỏ nhoi nào sau cái ngày tan đàn rã nghé ? Có còn chăng, chỉ là một chút tình "huynh đệ chi binh" mà những người lính chúng ta vẫn hằng nói tự thuở nào .

 

Chúng ta - những người chiến hữu - những cấp chỉ huy - đã từng sát cánh, đã từng điều động họ trên trận mạc. Họ đã phải mất đi một phần thân thể để đem lại vinh quang và cả sự sống còn cho chúng ta.  Xin mỗi người hảy tự hỏi : bao nhiêu năm nay, ta đã làm được gì cho họ?

 

Ngoài một số Hội Ái Hữu của vài Binh Chủng, đóng góp giúp nhau phần nào trong nội bộ, còn hầu hết những người lính bộ binh, địa phương quân, nghĩa quân - thành phần đông đảo nhất - thì có ai đứng ra lo cho họ ?

 

Chỉ mới vài năm trở lại đây, một số Hội Cứu Trợ Thương Phế Binh được thành lập, mà nổi bật nhất là Nhóm Huynh Đệ Chi Binh ở Bắc Cali của cựu trung tá Trần Đình Vọng (đã quá cố)Hội HO Cứu Trợ TPB/QP VNCH ở Nam Cali, của cựu nữ trung tá Nguyễn Hạnh Nhơn.

 

Dù với tất cả nỗ lực, cùng với sự hỗ trợ đắc lực của một số cá nhân, báo chí, đặc biệt là Trung Tâm Asia và Đài TH/ SBTN, nhưng thành quả đạt được cũng vẫn chỉ là khiêm tốn, so với số lượng Thương Binh, Qủa Phụ Tử Sĩ VNCH của chúng ta còn khốn khổ ở quê nhà ..

 

(Xin thử làm một bài toán chia đơn giản nhất : với hai năm một lần tổ chức Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh, cho dù số tiền thu được khoảng một triệu đô la, chúng ta cũng chưa giúp được mỗi gia đình Thương Binh, Quả Phụ Tử Sĩ VNCH được 50 đô la / 1 năm . Bởi vì chỉ riêng Hội của cựu trung tá Nguyễn Hạnh Nhơn đã nhận trên 15.000 hồ sơ hợp lệ).

 

Tuy nhiên đó là những tấm lòng và sự nỗ lực đáng được mọi người chúng ta trân trọng và cùng ước mong ngọn lửa nghĩa tình này sẽ được thổi bùng lên bằng sự tiếp tay của tất cả mọi người.

 

Có một câu hỏi cũng đã được nêu lên: Chúng ta đã có những thành công trong việc kêu gọi và tranh đấu với chính phủ Hoa Kỳ. Chúng ta cũng đã có những người Mỹ gốc Việt tài năng đắc cử vào các cơ quan dân cử, một số giữ những chức vụ cao trong quân đội, chính phủ Hoa Kỳ. Liệu chúng ta có thể kết hợp vận động và tranh đấu một cách khôn ngoan đối với báo chí, cơ quan truyền thông, kêu gọi lương tri của quần chúng và chính phủ Hoa Kỳ, để họ có trách nhiệm với những người bạn đồng minh ngày nào mà họ đã từng phản bội, để rồi lại tiếp tục lãng quên họ trong tận cùng địa ngục ?

 

Chúng ta nghĩ gì vào khoảng mười năm trước đây, khi nhìn thấy trên truyền hình, một số sĩ quan cao cấp Hoa Kỳ đã xin sự thứ tha của bà Phan Thị Kim Phúc. Cô bé năm nào bị ảnh hưởng bom Napalm chạy trần truồng đau đớn ở Trảng Bàng, mà hình ảnh trên báo chí, truyền hình đã làm cho cả thế giới xúc động, và bị Cộng sản lợi dụng cho cả một chiến dịch tuyên truyền thô bỉ. Cô bé ấy đã trở thành Đại sứ Hoà Bình tại Liên Hiệp Quốc. Nhân mùa Bầu Cử năm nay, những cử tri Mỹ gốc Việt cũng có quyền hỏi các Ứng Cử Viên của Đảng Cộng Hòa hay Dân Chủ : chính phủ Mỹ đã làm được điều gì cho nhũng người bạn đồng minh Nam Việt Nam, những chiến hữu ngày nào, bây giờ đang là những phế nhân mà nỗi nhục nhằn đớn đau còn hơn cả vạn lần như thế ?

 

Nhân dịp có mặt ở Cali, người viết đã được gặp và chứng kiến Bà Hạnh Nhơn vừa nói chuyện vừa phải làm việc. Ở cái tuổi trên 82 mà Bà đã dùng gần hết thời giờ, công sức và xử dụng cả cái ga-ra xe chật hẹp của nhà mình làm "văn phòng" cho Hội trong công việc gom góp yêu thương gởi về cho anh chị em đồng đội cũ. Những hình ảnh ấy đã để lại trong tôi một niềm kính phục và ngưỡng mộ sâu xa.

 

Và cũng ở tại Cali, chúng tôi đã được gặp một số đồng hương, chiến hữu (trong đó có cả một số đàn anh của tôi ngày trước) đã hỏi tôi bao điều nghi vấn : - Liệu tiền có đến tận tay TPB trong nước ? - Liệu số tiền hơn 900.000 USD thu được trong Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Kỳ 2 có nhiều quá hay không ? Tôi hiểu phần nào tâm trạng của họ giữa một cộng đồng mà rất nhiều người đã mất hết niềm tin vào một số hội hè. Nhưng tôi cũng thầm mong họ tự hỏi một điều: là chính họ đã từng góp một bàn tay, hay đã có đóng góp được gì cho công việc đáng quý này chưa ?

 

Xin tất cả "hãy thắp lên một ngọn nến còn hơn là ngồi đó để nguyền rủa bóng đêm".

 

 

phạm tín an ninh

[một người lính bộ binh]

 

(Sưu Tầm Liên Mạng chuyển)

 

website counter