TÁC GIA? & TÁC PHÂ?M [1]

Home | PHAN | PHAN [tt] | PHAN 1 | PHAN 2 | PHAN 3 | PHAN 4 | PHAN 5 | PHAN 6 | PHAN 7 | PHAN 8 | PHAN 9 | PHAN 10 | PHAN 11 | PHAN 12 | PHAN 13 | PHAN 14 | PHAN 15 | PHAN 16 | PHAN 17 | PHAN 18 | PHAN 19 | PHAN 20 | PHAN 21 | PHAN 22 | PHAN 23 | PHAN 24 | PHAN 25 | PHAN 26 | PHAN 27 | PHAN 28 | PHAN 29 | PHAN 30 | PHAN 31 | PHAN 32 | PHAN 33 | PHAN 34 | PHAN 35 | PHAN 36 | PHAN 37 | PHAN 38 | PHAN 39 | PHAN 40 | PHAN 41 | PHAN 42 | PHAN 43 | PHAN 44 | PHAN 45 | PHAN 46 | PHAN 47 | PHAN 48 | PHAN 49 | PHAN 50 | PHAN 51 | PHAN 52 | PHA.M TÍN AN NINH | PHA.M TÍN AN NINH [tt] | PHA.M TÍN AN NINH 1 | PHA.M TÍN AN NINH 2 | PHA.M TÍN AN NINH 3 | PHA.M TÍN AN NINH 4 | PHA.M TÍN AN NINH 5 | PHA.M TÍN AN NINH 6 | PHA.M TÍN AN NINH 7 | PHA.M TÍN AN NINH 8 | PHA.M TÍN AN NINH 9 | PHA.M TÍN AN NINH 10 | PHA.M TÍN AN NINH 11 | PHA.M TÍN AN NINH 12 | PHA.M TÍN AN NINH 13 | PHA.M TÍN AN NINH 14 | PHA.M TÍN AN NINH 15 | PHA.M TÍN AN NINH 16 | PHA.M TÍN AN NINH 17 | PHA.M TÍN AN NINH 18 | PHA.M TÍN AN NINH 19 | T. VÂ'N | T. VÂ'N [tt] | T. VÂ'N 1 | T. VÂ'N 2 | T. VÂ'N 3 | T. VÂ'N 4 | T. VÂ'N 5 | T. VÂ'N 6 | T. VÂ'N 7 | T. VÂ'N 8 | T. VÂ'N 9 | T. VÂ'N 10 | T. VÂ'N 11 | T. VÂ'N 12 | T. VÂ'N 13 | T. VÂ'N 14 | T. VÂ'N 15 | T. VÂ'N 16 | VO~ THI. -DIÊ`M -DA.M | VO~ THI. -DIÊ`M -DA.M [tt] | VO~ THI. -DIÊ`M -DA.M 1

PHAN 12

Một hôm ra quán

 

Một hôm ra quán

(Phan)

 

 

Không ngờ trong đời còn có ngày có lại cảm giác của “Một hôm ra quán” vì từ khi biết ngồi quán thì tôi thấy khả năng suốt đời ngồi quán mỗi sáng nên không nghĩ tới nữa. Có một thời như thế ở quê tôi. Sáng ra là ra quán. Có tiền-không tiền, có việc-không việc, có tâm sự hay không cũng ra quán rồi tính sau. Ở đó, quán, có cái không khí mà ở nhà không thể nào có được; có tin tức đầu ngày nóng hổi trái ngược với tin đầu ngày ở nhà, “Hôm nay anh …” thế này thế nọ. Ngày nào cũng thế ! Tôi tưởng là đời mình ra quán mỗi sáng cho tới khi không còn chống nổi cây gậy để ra quán thì mới thôi. Ai dè, có một thời như thế thì có một thời không như thế ! Người ta tính tuổi con người theo năm sống để xưng hô như người này phải gọi người kia bằng anh hay bằng chú, bác, ông … Thử lấy quán làm đơn vị tính tuổi đời thì thâm niên ngồi quán đứt đoạn lúc nào coi như người ta đã chết lúc đó. Sống ở Sài Gòn mà không ra quán có khác nào cắt đứt mọi liên hệ với thế giới bên ngoài. Nếu lấy quán làm đơn vị tính, ta cũng có người hưởng dương; người hưởng thọ … như tính theo năm sống vậy. Một người sống ở Sài Gòn mà không ra quán thì khác nào một người sống ở Mỹ mà ra quán mỗi ngày. Ở Sài Gòn mà nghe một người bạn ăn sáng, uống cà phê ở nhà rồi mới đi làm cũng chẳng khác gì nơi đây mà nghe một người bạn sáng nào cũng ra nhà hàng ăn sáng, uống cà phê rồi mới đi làm. Hai đời sống trái ngược như Đông-Tây trong lòng quán thủ.

 

Còn nhớ những ngày theo cha đi đâu đó trong phạm vi Sài Gòn, rồi ghé quán. Thường thì hai cha con làm hai bát phở. Căn cơ của người Bắc (khác) chắc cũng không khác mấy. Sau đó người cha di cư làm ly trà nóng nhưng đứa con sinh đẻ ở miền Nam thì thường nói với bố: “Ăn phở toát mồ hôi … con không thích uống nước nóng”. Người cha lõi đời, sành ăn uống, hiểu biết là ăn nóng không nên uống lạnh sẽ làm hại men răng nhưng kẹt tình phụ tử nên người cha thường cười nụ cười thật hiền,“Con uống chai xá xị, chắc không nóng !” Thằng bé cười lỏn lẻn, thấy mình khôn hơn người lớn !

 

Khi thể xác nó đã lớn hơn thằng bé khôn chút xíu thì tâm trí nhỏ lại cũng ngần ấy là nó không thích đi với bố nó nữa đâu. Nó, nhân một dịp có tiền nào đó. Thay vì khao thằng bạn thân nhất một ly nước mía hay chè ba màu như thông lệ bạn bè khi đã vượt quá mức bạn thường nghĩa là bạn trong xóm hay bạn bạn học. Hiểu theo nghĩa nào thì tùy người nghĩ, nhưng hiểu theo nghĩa “quán” thì thằng bạn được mời ra quán là thằng bạn học chung lớp chung trường mà chung xóm nữa. Hai đứa nó bất chợt hiểu nhau hơn suốt quãng đời la cà khắp xóm là hai đứa tự nhiên thấy nhau cùng nhìn theo một mô hình suông đuột bỗng gồ ghề khó hiểu mà khả năng chữ nghĩa còn mù mờ gọi là bóng dáng ai ơi ! Thế là tình bạn đã có cái mới để chia sẻ thay cho trái ổi, trái xoài mới vặt non được ở nhà ai đó ! Tiếng chửi câu nguyền rủa còn lảng vảng tàng cây.

 

Hai tên tiểu tử dắt nhau ra quán. Chúng chọn bàn rất lễ độ là một góc khuất - nơi mà trong quán hết bàn thì những quán thủ đã có thâm niên mới ngồi tạm. Chúng bằng lòng dễ lắm với một chỗ ngồi vì tình bạn cao cả hơn, vì đến quán trong những bước thăm dò thì dè dặt là đương nhiên. Khi người chủ quán (phụ quán) hỏi uống gì thì chúng dạ thưa ngoan hơn cả đối với thầy cô trong trường trong lớp. (Không cần hỏi thì người phục vụ cũng đã biết trước là hai ly đá chanh). Nhưng cái đêm hôm ấy mới thật là đêm ! Cả hai thằng thao thức dù đá chanh không có cà-phê-in trong đó nhưng nó nâng tâm hồn lên ! Nó làm cho người ta thấy vũ trụ nhỏ lại vì mình đã quá lớn rồi chăng ?! Thao thức mãi cho tới hôm (thằng bạn thân mời lại là đúng điệu giang hồ) nhưng phải thằng bạn nghèo quá lại gặp lúc máu hào phóng của giống đực bắt đầu hoành hành trong cơ thể nên nó mời luôn ! Tiền bạc là thứ quý trọng với loài tiểu nhân, đại trượng phu trọng tình bạn hơn hết trên đời, mà bàn về cái thứ không có trên đời thì người sành điệu phải uống cà phê đá mới minh trí ! (Cũng còn sợ ai đó thấy và méc lại nên thường chọn giờ trưa cho quán vắng). Hai đứa mới cai sữa mà ngồi nói chuyện đời bên ly cà phê đá - nghe như nước đổ đầu vịt.

 

Lần thứ ba nó vào quán thì chỗ ngồi đã là một vấn đề ! Không thể ngồi chỗ hẩm hiu vì ngồi đó đâu có bớt tiền cà phê đâu, mà nó cũng đã biết cách giở cái phin cà phê ra khỏi ly sao cho sành điệu thì hà cớ gì không tranh bàn thuận lợi tầm nhìn. Nhìn cái gì hả ? Cái gì trong tầm mắt thì nhìn cho tới một hôm tầm mắt biết dừng lại ở một nụ cười, ánh mắt, cái khom người đặt để ly cà phê của cô phục vụ. Và nó đã ghiền quán từ đó. Nhưng dù sao nó cũng chưa dám chọn bàn đắc địa để có thể tự nhiên mà lén lút làm một hơi … cho anh phát súng tim anh nát/ nhưng anh tin số phận anh còn là chữ Capstan đọc đi đọc lại đó mà. Nó mới ở trình độ con anh phá sản tại anh ngu, cũng là chữ Capstan ở đoạn sơ cấp.

 

Nhưng cái lần nhớ nhất trong đời ngồi quán là nó mời được ai đó cùng đến mà không phải là thằng bạn thân dạo nọ để lấy tín chỉ dại gái đầu tiên. Nó dõng dạc ngôn: “Một cà phê đá, một đá chanh”. Cha mẹ ơi ! Nó sành điệu như người từng trải, giang hồ lịch duyệt mấy thiên niên rồi không bằng. Nó thường chê nhạc của quán không hay để gài độ lần sau đi quán khác, xa hơn. Lần này nó chọn quán gần nhà cho được ngồi lâu hơn chút xíu thôi ! Trốn học có hai tiết cuối mà đi xa quá thì hết thời gian ngồi. Không biết sao bây giờ nó thích ngồi yên bên một người chứ không hiếu động như xưa ! Ai chai đá hơn đá chai cũng phải động lòng, con mắt chớp chớp làm tim nó trào lên lộn xuống biết bao những đợt sóng lòng là cái cảm giác khác với sóng sông khi có chiếc ghe máy chạy ngang làm cho đám nhóc tắm sông vui như hè đến.

 

Rồi rách bao cái quần, làm mòn bao cái ghế của quán theo vòng xoay của vũ điệu oan tình. Hôm nó đi tìm một cái quán không ai biết nó là ai ! Cái quán không có ai quen đi qua để biết mình có một người quen đang ngồi trong quán, để nó có thể bình yên làm cái việc trọng đại nhất trong đời là thất tình. Hôm đó nó không uống cà phê đá nữa mà kêu hẳn một ly cà phê đen, nhấn giọng ở chữ “không đường”. Không muốn ai nghe cái câu hảo đắng ấy, nhưng càng nhiều người nghe càng tốt cho vế sau. Nó đã yên vị một cách lịch sự hơn cần thiết là nói lời cảm ơn với người bưng cà phê rằng: “Cảm ơn. Cho tôi (chữ tôi bây giờ mạnh dạn lắm vì đã bỏ chữ em cũng lâu lâu rồi). Cho tôi xin luôn bình trà để khỏi phiền … trở ra”. Ai bán cà phê mà không hiểu là khách cần yên tịnh.

 

Nó đã có không gian thích hợp với cuột tình chết ngắc củ tỏi. Thế là đốt cho hết gói thuốc mới toanh, hai mươi điếu nhưng chỉ cần bật quẹt một lần. Hết, xé bao thuốc ấy ra để có mảnh giấy bằng bàn tay, cây viết thì lúc nào chả có sẵn ở túi quần sau như Nguyên Sa, Phạm Thiên Thư … chỉ có những gì nó sắp viết ra mới khác thôi ! Khi mảnh giấy tội tình không còn chỗ nào trống để chứa chữ. Nó gấp lại nhét túi quần sau, quần jean mắc hơn quần tây là hai cái túi sau thì hà cớ gì phải xài túi trước cho phí cái quần jean.

 

Hôm sau vào lớp, nàng thơ trong tờ giấy lộn còn chổng khu ngoài gánh bánh canh, hàng cháo máu mà con gái trí trá là cháo huyết cho dễ ăn. Nó không ăn quà vặt vì đâu có tiền nhưng cứ ù ơ cho người khác hiểu lầm là nó lớn rồi, không ăn vặt nữa. Đứng xớ rớ một hồi mới móc túi quần sau cho thằng bạn thơ văn đọc mấy câu tao viết hôm qua từ túi quần sau đã hai ngày chưa giặt. Tiếc là những nhà phê bình văn học đủ tư cách đã chết hết rồi nên không ai biết đến tài năng của nó. Đụng vào cõi thơ mà, cứt ai thơm mũi nấy vậy hà ! Nó vừa yêu vừa hận; vừa cóc cần vừa tiếc cái người bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ. Ôi ! những dòng sông nhỏ, lời hẹn thề là những cơn mê. Tư tưởng cao không hơn ngọn cỏ nhưng cứ muốn làm người hùng gặm nhấm cỏ khô mới ác nhơn. Không thất tình làm sao viết thơ tình hay được ? Nhưng thất tình thiệt tình thì thơ tình cũng không hay là một đoạn đời qua đi mà khi nhìn lại mình đời đã xanh rêu thì người ta yêu quý cái thời ấy hơn hết. Làm sao quên gương mặt thằng bạn khâm phục tài thơ của mình y trang như mình khâm phục nó vì nó cũng móc, cũng khoe, cũng tình là tình khi không mà có - tình là là tình có cũng như không. Cái thời tình chỉ là cái cớ để mần thơ con cóc qua đi.

 

Tới thời biết mần thơ tống tình thì râu nó đã phải cạo mỗi ngày chứ không thôi không cho vô lớp. Nhưng tới thất tình tập cuối thì nó hết biết mần thơ. Cà phê đen không đủ đắng dù ba lần dặn “không đường” nhỏ nhẹ cũng như không. Bia không đủ cay, khói thuốc không xoá được nhân ảnh chờn vờn dù người ta chưa chết. Là lúc “người đi một nửa hồn tôi mất/ một nửa hồn tôi bỗng dại khờ”. Nó ưa trốn học tìm nơi thanh vắng mà ưu phiền thế thái nhân gian, đi ngang xe kẹo kéo nghe lời nhạc sến rệu mà bâng khuâng… “có người hỏi tôi sao ưa ca bài ca sầu nhớ - ưa đứng trong chiều hoàng hôn - ưa đi lặng lẽ trong những đêm gió mưa u buồn - mà nghe cô đơn …” Nó đi mua bán trăng, “Ai mua trăng tôi bán trăng ch o…” Hàn tiên sinh đu trên ngọn trăng dòm thằng nhỏ lang thang giống mình dạo nọ.

 

Quán yêu là thế đấy bạn ạ ! Khi quán yêu chuyển thành quán hẹn hò mà không phải hò hẹn với ai thương. Hẹn hò với đầu trâu mặt ngựa để tính kế gian manh, để tìm con đường sống trong cõi chết. Tìm đường vượt biên từ trong quán cà phê là thế đó ! Nó vô quán ngang nhiên như quan lớn vô công đường, kéo ghế gác chân là lúc nó đã không còn là nó mà nó đã chết tự lâu rồi ! Bây giờ là ông gì đó chứ “nó” thì chết rồi.

 

Quán bỗng xa mịt mùng trong đời sống tha phương. Thèm ngồi cái ghế cóc bằng gỗ cây cao su mà nhúc nhích thì đầu đinh xé rách quần, thèm nghe tiếng ai quen xin điếu thuốc, thèm hớp cà phê vừa ngụm vào vội phun ra vì có xác con ruồi trong miệng. Thèm trúng độc đắc hơn thương thằng nhỏ bán vế số liệt chân. Thèm biết cái quần lót cô bưng cà phê màu gì để khỏi đoán già đoán non với bạn bè cho đêm dài lắm mộng …

 

Rồi chán quán bây giờ dù có hơn quán quê xưa là cái máy lạnh, người đến quán bằng xe hơi, người ngồi quán bằng quá khứ hơn hiện tại nên những gương mặt trong quán bây giờ như đống cứt trâu.

 

Mười lăm năm Thúy Kiều lưu lạc tơi bời hoa lá; mười lăm năm lưu linh tơi tả đời người. Hôm Đinh Yên Thảo là người của địa phương mà tôi chỉ biết mặt qua sách báo. Anh gọi tôi lần đầu chào hỏi nên phép lịch sự là tôi hẹn anh đi quán cà phê nói chuyện chơi khi có dịp. Dịp có khi tự đến mà ít khi tự giác nên tuần sau tôi gọi. “Ra quán uống ly cà phê, anh em mình nói chuyện chơi”. Cái cảm giác mười lăm năm không vô quán, bỗng bước qua cửa một tiệm cà phê nghe hơ hới xuân lòng nhưng thòng luôn tức khắc ! Những gương mặt thất nghiệp lâu ngày ngồi gõ do-mi-no; những gương mặt xã hội chê ngồi ê hề xấp báo; những gương vỡ lại lành ngồi hú hí vô tư … cách. Quán. Quán của tôi đâu ? 

 

Từ đó chỉ còn cái bàn nhỏ sau patio với vài cái ghế phế thải, mấy người bạn chân trời góc bể ngồi nói chuyện quê tôi. Ai cũng có quê tôi để nói với bạn bè tha phương cầu thực. Quê tôi là quán. Quán có vạt nắng dạ cầu, chiếc xuồng vớt ve chai trên sông khi nước lớn nước ròng, có giề lục bình trôi ngơ ngác ngày qua. Có những người đi không trở lại mà tôi là một. Một hôm ra quán để biết mình đã hết tuổi ngồi lê.

 

 

Phan

 

(Bai Chuyen)

 

website counter