TÁC GIA? & TÁC PHÂ?M [1]

Home | PHAN | PHAN [tt] | PHAN 1 | PHAN 2 | PHAN 3 | PHAN 4 | PHAN 5 | PHAN 6 | PHAN 7 | PHAN 8 | PHAN 9 | PHAN 10 | PHAN 11 | PHAN 12 | PHAN 13 | PHAN 14 | PHAN 15 | PHAN 16 | PHAN 17 | PHAN 18 | PHAN 19 | PHAN 20 | PHAN 21 | PHAN 22 | PHAN 23 | PHAN 24 | PHAN 25 | PHAN 26 | PHAN 27 | PHAN 28 | PHAN 29 | PHAN 30 | PHAN 31 | PHAN 32 | PHAN 33 | PHAN 34 | PHAN 35 | PHAN 36 | PHAN 37 | PHAN 38 | PHAN 39 | PHAN 40 | PHAN 41 | PHAN 42 | PHAN 43 | PHAN 44 | PHAN 45 | PHAN 46 | PHAN 47 | PHAN 48 | PHAN 49 | PHAN 50 | PHAN 51 | PHAN 52 | PHA.M TÍN AN NINH | PHA.M TÍN AN NINH [tt] | PHA.M TÍN AN NINH 1 | PHA.M TÍN AN NINH 2 | PHA.M TÍN AN NINH 3 | PHA.M TÍN AN NINH 4 | PHA.M TÍN AN NINH 5 | PHA.M TÍN AN NINH 6 | PHA.M TÍN AN NINH 7 | PHA.M TÍN AN NINH 8 | PHA.M TÍN AN NINH 9 | PHA.M TÍN AN NINH 10 | PHA.M TÍN AN NINH 11 | PHA.M TÍN AN NINH 12 | PHA.M TÍN AN NINH 13 | PHA.M TÍN AN NINH 14 | PHA.M TÍN AN NINH 15 | PHA.M TÍN AN NINH 16 | PHA.M TÍN AN NINH 17 | PHA.M TÍN AN NINH 18 | PHA.M TÍN AN NINH 19 | T. VÂ'N | T. VÂ'N [tt] | T. VÂ'N 1 | T. VÂ'N 2 | T. VÂ'N 3 | T. VÂ'N 4 | T. VÂ'N 5 | T. VÂ'N 6 | T. VÂ'N 7 | T. VÂ'N 8 | T. VÂ'N 9 | T. VÂ'N 10 | T. VÂ'N 11 | T. VÂ'N 12 | T. VÂ'N 13 | T. VÂ'N 14 | T. VÂ'N 15 | T. VÂ'N 16 | VO~ THI. -DIÊ`M -DA.M | VO~ THI. -DIÊ`M -DA.M [tt] | VO~ THI. -DIÊ`M -DA.M 1

T. VÂ'N 13

Nhặt lại những mảnh vỡ (2)

 

Nhặt lại những mảnh vỡ (2)

(T.Vấn)

 

 

1.

Bản năng tự nhiên của con người là khi thảm họa xẩy ra, bất kể do thiên nhiên hay do con người, thì điều đầu tiên người ta nghĩ đến là những mất mát, về người đã đành, còn về của nữa. Không nghĩ đến sao được khi mà cuộc sống, ở nghĩa cụ thể nhất, vốn gắn bó với những hiện hữu vật chất từ cái nhỏ nhất như đôi dép để đi đến cái lớn nhất như căn nhà làm mái che ngang đầu. Và ở nhiều người, những vật chất cần thiết ấy của cuộc sống hàng ngày còn là vốn liếng tài sản một đời được nâng niu gìn giữ, bồi đắp cho các thế hệ tương lai thừa hưởng.

 

Bỗng một sớm một chiều, những thứ chắt chiu cả đời ấy vụn vỡ, kéo theo những mảnh hồn cũng vụn vỡ không kém. Có người Việt Nam nào không từng trải qua ít nhất là một lần trong đời giây phút bất lực nhìn sản nghiệp bao đời, bao thế hệ góp công xây đắp chỉ qua một đêm lửa đạn đã biến thành đống tro tàn. Và không ít người (Việt Nam) đã không chỉ một lần gạt nước mắt bỏ lại sau lưng sản nghiệp quý giá (cả ở hai nghĩa vật chất và tinh thần) mà ra đi.

 

Còn người còn của. Đó là sức mạnh tinh thần nâng đỡ khi người ta đối phó với những thảm họa. Do đó, tôi không ngạc nhiên khi nghe qua điện thoại tiếng nói như reo vui của người bạn gốc gác New Orleans vừa trải qua gần một tuần lễ sống như người du mục chạy quanh tránh bão, nay được trở về lại căn nhà cũ thấy nó vẫn còn đó, dù cây đổ nghiêng ngả chắn cả lối đi, dù vẫn còn những cơn bão khác đang lăm le tiến vào thành phố. 3 năm trước đó, trận bão Katrina đã hầu như đã thiêu hủy toàn bộ căn nhà vợ chồng anh vun đắp suốt 20 năm từ hai bàn tay trắng. Không nản chí, anh và gia đình cương quyết bám trụ. Việc sửa sang tổ ấm một đời lại đòi hỏi thời gian rất dài. 3 năm qua, căn nhà bị hư hại vì Katrina chưa được sửa chữa xong, thì lại tới trận bão Gustav. Bão Gustav vừa rời khỏi, anh đã lại có mặt tại nhà. Và vui sướng vì sự thiệt hại không đến nỗi tệ như anh tưởng. Lại xắn tay áo lên, thu xếp dọn dẹp. Cuộc đời của anh bạn tôi đã trải qua bao nhiêu những gian nan, sóng gió. Chiến tranh, tù đày, vượt biên. Đã bao phen anh bắt đầu lại cuộc đời mình từ hai bàn tay trắng, từ những mảnh vụn vỡ nhặt lên có khi làm đứt tay chảy máu.

 

Người ta thường nói sức con người có hạn. Nhưng tôi không mấy tin tưởng lắm cái nhận xét ấy khi nhìn anh bạn tôi, những người như anh bạn tôi, những đồng bào Việt Nam cùng chung số phận. Họ không chịu đầu hàng. Như đã bao lần trong quá khứ họ không chịu đầu hàng. Ngày xưa, ở quê nhà, thảm họa thường là đến từ con người. Nay, sống trên mảnh đất tự do xứ người, thảm họa nếu có chỉ đến từ trời. Đã đứng dậy được từ sự độc ác cố ý của con người, không lý gì ngày nay lại phải chịu thua cái vô tình của thiên nhiên.

 

2.

Ngày 11 tháng 9 năm 2001, một nhóm khủng bố dùng máy bay tấn công vào Tòa nhà Thương Mại Thế Giới ở thành phố New York và khu Ngũ giác đài ở thủ đô Hoa thịnh Đốn làm chết gần 3000 con người. Đó là một trong những bi kịch lớn nhất của thế kỷ, không chỉ cho nước Mỹ mà còn cho cả thế giới. Trong lúc nhận nhiệm vụ điều động nhân viên dọn dẹp đống đổ nát khổng lồ của tòa nhà Thương mại thế giới, một viên đốc công chú ý đến lá cờ Mỹ rất lớn được treo trên một giàn xây dựng phía bên kia đường đối diện với tòa nhà bị khủng bố tấn công. Lá cờ đó vốn được các công nhân xây dựng treo lên từ trước ngày 11 tháng 9 năm 2001. Trong hai ngày đêm tòa nhà thương mại âm ỉ cháy cùng với xác của gần 3000 con người bị vùi dưới đống gạch, lá cờ vẫn tồn tại dù đã bị rách lỗ chỗ nhiều nơi, màu sắc đã bị khói và sức nóng của lửa làm biến dạng. Viên đốc công yêu cầu các công nhân của khu xây dựng dở dang ấy hạ lá cờ xuống rồi trao lại cho ông. Họ bỏ lá cờ rách nát tơi tả vào trong một cái túi plastic màu đen. Viên đốc công nhận lá cờ với ý nghĩ trong đầu sẽ tìm cách thích đáng nhất để hủy bỏ lá cờ ấy. Nhưng, vì chưa tìm được cơ hội thuận tiện, ông ta vẫn giữ lá cờ ấy ở một nơi trang trọng trong nhà.

 

Đầu tháng 9 năm 2008, cơ hội ấy đã đến.

 

Thành phố Greensburg, thuộc tiểu bang Kansas, dạo tháng 5 năm 2007 đã bị một trận gió xoáy (tornado) san thành bình địa, khiến một dải đất dài khoảng 22 dặm và rộng khoảng 2 dặm tan hoang như sau một cơn hồng thủy. Khoảng 10 người chết và hơn một ngàn 500 cư dân mất toàn bộ tài sản. Sau cơn thảm họa khủng khiếp tưởng chừng như phải cần một thời gian rất dài trước khi những cư dân nơi ấy có thể bắt tay vào việc làm lại đời mình, nhưng chỉ mới hơn một năm, thành phố đã dần dần hồi sinh. Hệ thống nuớc điện đã cung cấp được cho tất cả các cư dân, khu vực thương mại chính đã mọc lên những tòa nhà cao tầng sẵn sàng cho ký hợp đồng. Các khu vườn, các thảm cỏ xanh đã từ từ phủ lên những đổ nát hoang tàn. Tòa tháp chuông Big Well hùng vĩ năm ngoái bị đốn gục, nay được thay thế bằng một tháp nước thậm chí còn cao hơn, dáng vẻ còn hùng vĩ hơn, biểu tượng cho một sức sống còn phong phú hơn. Chỉ mới chưa đầy một năm, vậy mà cũng những con người trước đây đứng mếu máo, phờ phạc bên sự đổ nát nay đã cùng nhau làm cho Greensburg sống lại. Chương trình truyền hình tòan nước Mỹ Discovery đang thực hiện một cuốn phim tài liệu về công trình tái xây dựng thành phố, dự trù sẽ hoàn tất năm nay và sẽ được dùng để giới thiệu một chương trình mới của họ có tên Planet Green, Hành tinh Xanh.

 

Trong chương trình của tổ chức không vụ lợi New York Says Thank You Foundation phát xuất từ thành phố New York, ngày 11 tháng 9 năm 2008 sẽ là kỷ niệm lần thứ 7 từ khi tổ chức được thành lập. Mỗi năm, từ 7 năm nay, họ cử những thiện nguyện viên đến mỗi thành phố ở khắp nơi trên nước Mỹ đã từng kinh qua những thảm họa có tác động lớn đến đời sống cư dân. Như một cách tỏ lòng cám ơn tấm lòng nước Mỹ đã mở ra cho thành phố New York nhân thảm kịch 11 tháng 9 năm 2001. Năm nay, họ chọn thành phố Greensburg của tiểu bang Kansas. Và cùng với đoàn thiện nguyện viên đến từ mọi nẻo đường Mỹ quốc, là viên đốc công của toán công nhân phụ trách việc dọn dẹp khu Ground Zero 8 năm trước và chiếc túi plastic đen đựng lá cờ Mỹ rách nát tả tơi. Họ dự trù sẽ tổ chức một cuộc diễn hành với các cựu chiến binh trên đường phố vừa được hồi sinh của Greensburg để vinh danh lá cờ.

 

Nhưng, tại Greensburg, những cư dân của thành phố bị bão xoáy san thành bình địa một năm trước đây có một ý kiến khác. Chẳng phải những nỗ lực vươn lên từ thảm họa, những nỗ lực nhằm nhặt nhạnh những mảnh đổ nát của cả cuộc sống vật chất bên ngoài lẫn sự thương tổn tinh thần bên trong sau chỉ hơn một năm cần phải được nêu bật lên để cho cả nước Mỹ thấy được sức mạnh ý chí của một thành phố vốn rất nhỏ về diện tích lẫn số cư dân sao ? Và dự án khâu một lá cờ thật lớn với kích thước 20 bộ Anh (foot) rộng 32 bộ dài ra đời.

 

Với lá cờ rách lỗ chỗ và bạc màu vì khói và lửa đến từ Ground Zero thành phố New York làm nền, cư dân Greensburg đã dùng những lá cờ vụn vỡ tơi tả không còn nguyên hình dạng họ nhặt nhạnh được từ tháng 5 năm 2007 sau cơn bão xoáy để đắp vào những chỗ thủng, rách, những chỗ màu sắc đã biến dạng. Thiện nguyện viên với khả năng khâu vá nghe được tin đã từ khắp nơi đổ về Greensburg. Họ muốn được góp một tay làm nên lá cờ lịch sử ấy. Khi được hoàn thành, lá cờ sẽ tự nó là một câu chuyện của nước mắt, những nỗi đau khổ và hẳn nhiên, cả những nụ cười cùng với niềm vui hồi sinh. Trong lúc ngồi quây quần quanh lá cờ để khâu vá lại đời mình, các cư dân của Greensburg, từ những bà cụ già tám chín mươi tuổi, đến những cô bé mười bốn mười lăm tuổi, cũng có những câu chuyện riêng của mình để kể. Và lá cờ cũng đã thấm những giọt nước mặt lặng lẽ rơi khi nghe câu chuyện được kể lại, cũng đã thấm những nỗi buồn của sự mất mát chia lìa, cũng đã có cái màu sắc sáng sủa của đôi mắt vui mừng khi nhìn thấy thành phố đang từ từ sống lại.

 

Theo dự trù, hai mũi kim cuối cùng trên lá cờ rách sẽ được khâu vào chính giây phút hai chiếc máy bay đâm thẳng vào tòa nhà song sinh của khu Thương Mại Thế Giới trong một buổi lễ tưởng niệm được tổ chức trên đường phố mới tinh khôi của Greensburg ngày 11 tháng 9 năm 2008.

 

3.

Làm lại từ những đổ vỡ. Tất cả loài người trên hành tinh này cần đến thông điệp đó. Vì đời sống không bao giờ mãi mãi là vườn hoa hồng. Thảm họa đến từ trời. Thảm họa đến từ người. Cũng có khi thảm họa không đến chỉ một lần. Chiến tranh là thảm họa đến từ người đã không ngừng xuất hiện kể từ khi loài người có lịch sử thành văn. Bão lụt, động đất, gió xoáy là những thảm họa đến từ trời mà không năm nào con người không phải chịu đựng, nhìn thấy, nghe nói. Sau thảm họa, có kẻ sống sót, có người thiệt mạng, có kẻ mất trắng cơ nghiệp, có người tinh thần thương tổn sống cũng coi như chết.

 

Nếu may mắn còn sống sót, người ta vẫn phải sống cho ra đời sống, dẫu cho có phải làm lại từ đầu, dẫu cho trên đầu đã hai thứ tóc, tay chân đã run rẩy, sức khỏe đã hao mòn. Như anh bạn tôi của New Orleans, vừa trở về đứng giữa những đổ nát nối tiếp những đổ nát, giữa bóng tối chập chờn ánh đèn cầy leo lét vì điện không có, nhìn chung quanh trời nước vẫn mênh mông và tin tức khí tượng về những cơn bão dữ đang trên đường càn quét sắp sửa lại đổ bộ vào thành phố. Nhìn lại chính mình, quãng đường đời ngắn ngủi còn lại liệu có cho anh đủ thì giờ để gầy dựng lại, làm món quà cho con trước khi xuôi tay nhắm mắt ?

 

Làm lại từ những đổ vỡ. Bức thông điệp đến từ thành phố Greensburg với lá cờ được kết lại từ hàng trăm mảnh vá, từ những giọt lệ đã khô, từ những nỗi đau đã chai cứng, và cả từ những niềm hy vọng đang đâm chồi nẩy lộc. Sau ngày 11 tháng 9 năm 2008, khi 2 mũi khâu cuối cùng được hoàn tất, lá cờ lịch sử ấy sẽ đi chu du khắp nước Mỹ, hẳn sẽ ghé qua thành phố New Orleans, ngang qua căn nhà của người bạn tôi. Cầu chúc hồn linh thiêng lá cờ sẽ đem đến cho anh bạn tôi cũng như những cư dân ở đó một sức mạnh cần thiết để họ làm lại từ những đổ vỡ.

 

Bởi vì, theo lời những cư dân Greensburg đang ngồi cặm cụi khâu lại lá cờ lịch sử, họ không chỉ kết nối những mảnh vụn của đổ nát, mà còn đang làm công việc sắp xếp lại những mảnh vỡ trong hồn (In a way, it’s mending, but, it’s healing, too.).

 

 

T.Vấn

(Mùa bão 2008)

 

http://t-van.net/

 

(Sưu Tầm Liên Mạng chuyển)

 

 

 

website counter