TÁC GIA? & TÁC PHÂ?M [1]

Home | PHAN | PHAN [tt] | PHAN 1 | PHAN 2 | PHAN 3 | PHAN 4 | PHAN 5 | PHAN 6 | PHAN 7 | PHAN 8 | PHAN 9 | PHAN 10 | PHAN 11 | PHAN 12 | PHAN 13 | PHAN 14 | PHAN 15 | PHAN 16 | PHAN 17 | PHAN 18 | PHAN 19 | PHAN 20 | PHAN 21 | PHAN 22 | PHAN 23 | PHAN 24 | PHAN 25 | PHAN 26 | PHAN 27 | PHAN 28 | PHAN 29 | PHAN 30 | PHAN 31 | PHAN 32 | PHAN 33 | PHAN 34 | PHAN 35 | PHAN 36 | PHAN 37 | PHAN 38 | PHAN 39 | PHAN 40 | PHAN 41 | PHAN 42 | PHAN 43 | PHAN 44 | PHAN 45 | PHAN 46 | PHAN 47 | PHAN 48 | PHAN 49 | PHAN 50 | PHAN 51 | PHAN 52 | PHA.M TÍN AN NINH | PHA.M TÍN AN NINH [tt] | PHA.M TÍN AN NINH 1 | PHA.M TÍN AN NINH 2 | PHA.M TÍN AN NINH 3 | PHA.M TÍN AN NINH 4 | PHA.M TÍN AN NINH 5 | PHA.M TÍN AN NINH 6 | PHA.M TÍN AN NINH 7 | PHA.M TÍN AN NINH 8 | PHA.M TÍN AN NINH 9 | PHA.M TÍN AN NINH 10 | PHA.M TÍN AN NINH 11 | PHA.M TÍN AN NINH 12 | PHA.M TÍN AN NINH 13 | PHA.M TÍN AN NINH 14 | PHA.M TÍN AN NINH 15 | PHA.M TÍN AN NINH 16 | PHA.M TÍN AN NINH 17 | PHA.M TÍN AN NINH 18 | PHA.M TÍN AN NINH 19 | T. VÂ'N | T. VÂ'N [tt] | T. VÂ'N 1 | T. VÂ'N 2 | T. VÂ'N 3 | T. VÂ'N 4 | T. VÂ'N 5 | T. VÂ'N 6 | T. VÂ'N 7 | T. VÂ'N 8 | T. VÂ'N 9 | T. VÂ'N 10 | T. VÂ'N 11 | T. VÂ'N 12 | T. VÂ'N 13 | T. VÂ'N 14 | T. VÂ'N 15 | T. VÂ'N 16 | VO~ THI. -DIÊ`M -DA.M | VO~ THI. -DIÊ`M -DA.M [tt] | VO~ THI. -DIÊ`M -DA.M 1

PHAN 10

Bỗng nhớ một người bạn

 

Bỗng nhớ một người bạn

(Phan)

 

 

Nửa vầng trăng treo trên ngọn cây, mây tháng sáu đêm cũng lười di chuyển, mây trầm luân cùng tôi im tiếng, trăng soi bóng hình biếng nhác cỏ cây. Bỗng thèm một người bạn.

 

Ngồi xuống đây với nhau như chúng ta đã ngồi xổm trong trại tập trung khi bị bắt nghĩa vụ quân sự nhưng lại bị bắt từ một quán cà phê, bị lùa lên xe vận tải như bầy gia súc và chở về lò sát sanh. Sáng ra, khai tên họ để đi chết bên chiến trường Campuchia. Tao còn nhớ tiếng cười hiếm hoi trong không khí nghẹt thở, tử thần cầm lưỡi hái bay vởn vơ trên đầu bọn mình. Tên Xã đội trưởng cho người đi thu những bản lý lịch tự khai. Sau đó, đọc tên ai thì nấy hô “có” để hy vọng được thả ra khỏi vòng kẽm gai của Xã đội sau một đêm muỗi chích. Nhưng hầu hết thì đi vào chứ không đi ra để họ đưa những tấm bia đỡ đạn biết ăn cơm mà chắc chắn là không có cơm để ăn, chỉ có vất vưởng da bọc xương như ma trơi lên đường đi thi hành nghĩa vụ quốc tế bên Campuchia. Những thằng bạn có chút giấy tờ (dĩ nhiên là giả) quan trọng là tiền kẹp bên trong giấy tờ giả đó mà người nhà vừa lòn qua bờ rào kẽm gai đưa vào thì được ra về. Tao với mày chỉ có giấy chứng nhận vớ vẩn do thằng Hải (con ông Đại úy cảnh sát tên Thanh đã đi cải tạo). Nó cấp bằng cái máy đánh chữ hiếm hoi của ba nó còn sót lại nhà. Thằng Hải thật khéo tay với lưỡi dao lam và củ khoai lang, nó có thể hình thành dấu mộc đỏ loét cho bọn mình qua mặt những người đeo súng nhưng không biết đọc, cứ nhoè nhoè ra như mưa nắng dãi dầu thì qua hết ! Tao nhớ chính xác luôn là thằng Hải cấp cho tao tờ giấy rất oai ! “Chuyên viên kỹ thuật Nông trường Thái Mỹ Củ Chi” dịch ra tiếng Việt trước “giải phóng” là “Thằng chạy máy bơm nước ruộng”, có dán hình tao và nó đóng củ khoai lang lên lè loẹt, miễn đọc lờ mờ được mấy chữ “Ủy ban nhân dân thành phố…” là ăn tiền. Thế mà tao sống sót trên đường lưu linh. Mày thì lúc nào cũng đạo mạo như giáo sư Đại học chữ to (Trung tâm Bổ túc văn hoá) nên nó cho mày làm “Trưởng ban Tuyên huấn Phòng Giáo Dục Huyện nhà”. Ôi ! những người tuổi trẻ tài cao một thời khốn nạn.

 

Tao nhớ đời cái buổi sáng ở sân Hội đồng xã cũ, người xã đội phó đi thu giấy tờ cá nhân đã nói với bọn mình:“Đụ mẹ tụi bay, đưa tiền không đưa. Đưa giấy làm chi ! Tao đâu biết đọc. Cho tụi bay đi Campuchia cho chết mẹ tụi bay hết…” Thôi. Nhắc lại chi những chuyện “trí tuệ đỉnh cao”. Tao nhắc chuyện người Xã đội trưởng đọc tên trong danh sách phong thần. Hắn xướng lên Nguyễn Văn Hai thì biết Nguyễn Văn Hai nào ? Ở nhà quê miền Nam thì Nguyễn Văn Hai có hàng tá. Nên hắn phải đọc kèm theo tên cha mẹ để xác định rõ Nguyễn Văn Hai con ông Nguyễn Văn Một và bà Nguyễn Thị Hồng, Hường, Cúc, Hoa … Đọc là việc khó của người Xã đội trưởng đang học Bổ túc văn hoá lớp 2, nên hắn phát huy hết tiềm năng cách mạng bằng cách đọc gọn lại là Nguyễn Văn Hai, cha Một, mẹ Hường chẳng hạn. Kể ra cũng thông minh đấy chứ ! Nhưng không khí nghẹt thở của bầy người chuẩn bị lên xe đi đỡ đạn mà hắn xướng lên Nguyễn Văn Đeo, cha Chơi, mẹ Sướng. Thì chết tới nơi cũng phải cười một trận rồi tới đâu tới. Mày còn nhớ thằng Đeo con ông ba Chơi, nhà gần nghĩa địa Xứ Mẫu Tâm, không ? Tao biết tên má nó từ đó. Ba mươi năm qua rồi mà khi nhớ lại tao vẫn cười thầm. Cha chơi mà mẹ không sướng thì làm sao có thằng Đeo để đá banh với bọn mình.

 

Nghe đâu bây giờ thằng Đeo có tiệm phở bên Úc, cũng ngon lành lắm ! Người Xã đội trưởng của mình năm xưa thì đang làm Giám đốc Công ty du lịch Huyện nhà. Ngài Xã đội phó-không biết đọc đang làm Chánh án Toà án Huyện. Kể ra, một người đã có ba mươi năm kinh nghiệm ăn hối lộ, tính nết thô lỗ cộc cằn, cộng với thất học mà làm Chánh án thì Việt Nam đi về đâu ?! Tao thì ngồi đây, một mảnh hồn trôi dạt đã xa như mảnh trăng tàn … xa đến chẳng biết nơi đâu là chốn quê nhà. Tâm tư loáng thoáng ký ức về một miền đất chết, những gương mặt một thời trí trá với nhau để sống qua ngày.

 

Cái buổi sáng định mệnh ấy cũng như bao buổi sáng thức dậy trong âu lo cơm áo gạo tiền, vấn đề nghĩa vụ quân sự được đưa lên hàng đầu trong lớp trẻ vì bạn bè đi không thấy về, lưa thưa một vài đứa về thì không nguyên vẹn, giúi đời trong đói nghèo, báo hại gia đình đã khánh tận hơn cả bản thân nó. Mấy đứa mới bị bắt để đi trám chỗ những đứa đã chết và những đứa đã về từ Campuchia yêu dấu thì ngồi thu lu trong một góc tường, thằng Đeo rỉ tai khi xe đưa bọn mình đi, xe chạy ngang khúc đường nghĩa địa thì nhảy và chạy trốn vô trong nghĩa địa là khó bắt lại được vì bọn mình đều là thổ địa của khu nghĩa địa Mẫu Tâm. Nó đề nghị nhảy càng nhiều càng tốt cho mấy khẩu AK không biết bắn vô ai ! Nhưng khi điều đó xảy ra, khi nhảy thì chỉ vài thằng. Bài học tao cất kỹ trong tâm tư là dù hoàn cảnh nào thì người ta cũng sợ chết. Con người tham sanh úy tử bản năng dù tử sanh gì lúc ấy cũng sanh tử như loài súc vật cùng đường.

 

Trường hợp mày có khác ! Mày không muốn liên lụy gia đình. Nếu mày nhảy với tao và thằng Đeo thì nhà mày bị tịch thu Tờ Hộ Khẩu. Anh chị mày không đi làm công nhân viên được, má mày cũng khỏi có Tờ Hộ Khẩu để đi xếp hàng mua nhu yếu phẩm hay vài ký gạo cho gia đình. Cái tư tưởng không giúp đỡ được gì cho gia đình thì đừng báo hại người thân của mày thật cao quý nhưng quá đắt. Vì chỉ năm sau, mày đã về nhà trong sáu miếng ván bằng gỗ tạp ọp ẹp, tao đoán là gỗ cây cao su. Trong đau khổ tận cùng, nhạt nhoà nước mắt của má mày, bà già vẫn còn chút hãnh diện với xóm làng về thằng con ngoan là nó chết đã gần tháng nay, thế mà chẳng hôi thối gì trong nhà. Có lẽ mùi nhang mịt mù đã át mùi cá ươn chứ không phải xác người thối rữa. Những thằng bạn chó chết của mày ngồi thâu đêm bên chai rượu đế với những ý nghĩ riêng tư nhưng tựu chung cùng một điểm là thân xác mày đã vùi sâu hay mục ruỗng bên rừng rậm Cao Miên. Tụi tao cậy quan tài mày ra để đời đời nhớ kỹ là chỉ có đất đá bên trong và ruột cá thối. Thôi. Dù gì má mày cũng quá vãng vài năm sau đó trong niềm tin bà có con ngoan - chết gần tháng trời mới đưa được xác về nhà mà không hôi thối.

 

Ba mươi năm thời gian quả không ngắn trong đời người. Sao mọi chuyện còn nguyên trong ký ức. Đêm nay là đêm thứ bao nhiêu - tao ngồi thu lu như đống cứt bên đường làng chó ỉa. Ước gì được như thế để tao tan rữa với mưa nắng quê nhà. Một ngày nào đó, tao cũng thành nắm tro bụi bơ vơ, lạc loài nơi tha phương như xác thân mày trong rừng Miên u ám. Thế hệ mình được sinh ra để chết xa quê mày ơi ! Chết như một thế hệ vô thừa nhận là vinh quang của thế hệ mình. Chết cho những lý tưởng vô thần của bầy người nguyên thủy. Mày có nghĩ như thế không? Ê. Đừng hù nhau chứ bạn hiền. Ngọn gió mát hiếm hoi trong những đêm hè nơi đây không có gì lạ với tao đâu. Mà thôi kệ đi, coi như mày vừa đến chơi nhà tao. Chờ chút nhé  ! Tao vô nhà lấy thêm bia…

 

Đó, mày làm chai cho mát, nhà tao không có nhang vì Chúa Phật đã bỏ loài người từ lâu. Đốt cho mày điếu Marlboro vậy !

 

Nửa vầng trăng khuất trong đụn mây, đêm bỗng tối gió gầy di chuyển, buông hạt mưa rung rinh tàn cây, con chim đêm vỗ cánh kêu oan - bay về đâu trong màn đêm mênh mông. Cơn mưa đêm thiếu nước làm hơi đất xông lên thật khó chịu như ký ức mỗi lần nhớ lại đều vật vã những cơn đau.

 

… Rồi mày cũng có một ngôi mộ bằng xi-măng khi gia đình mày đã qua cơn khốn. Người anh hoạ sĩ của mày vẽ vội chân dung thằng em bằng trí nhớ (vì cũng chẳng có bức hình chụp nào từ khi giải phóng vô đây !) Bức chân dung thật sống động với nụ cười hiền lành của một thanh niên vô tội đã chết vì vô số tội của chủ nghĩa điên khùng.

 

Hoa thơm cỏ lạ nơi mộ mày do bàn tay người mẹ, bạn bè gái đã đặt để tình yêu vô tội vạ xuống nơi an nghỉ của một kiếp người sinh ra không đúng lúc. Mấy thằng bạn trai tụi tao thỉnh thoảng có ghé thăm mày để xả rác, tàn thuốc tứ tung, xả xúc-bắp cho khai ngấy một vùng vì với tụi tao, nơi đây chỉ có đất đá, mày đã nằm lại bên Campuchia. Thì thôi, đường xa vạn dặm của kiếp người - đi sớm tới sớm. Khỏi đau lòng vì bị bỏ rơi. Con nhỏ thương mày đi lấy chồng; con nhỏ mày thương đi lấy chồng. Thằng bạn thân mày đi biệt xứ; thằng bạn mày thân đi biệt xứ. Mẹ mày - người duy nhất thương mày vô điều kiện cũng đã ra đi. Đất đá hoàn đất đá. Nắm xương nơi rừng sâu nước bạn đã chôn vùi. Mừng cho mày không phải lang thang xác phàm qua hành trình tìm tự do chán ngắt của cuộc đời này. Ngày ngày đối diện với đủ thứ không thích để thích thứ không đủ trong cuộc sống phiêu bồng. Ngày ngày đối diện với chính mình những đêm khuya khoắc lạc lõng cô đơn nơi một góc trời vô định.

 

Có nhiều khi tao tự hỏi nơi cõi âm, cuộc sống có bắt bí nhau như cõi đời ô trọc này ? Ngày xưa, khi nhảy khỏi cái xe vận tải, chạy vô nghĩa địa với thằng Đeo, tao thấy mình may mắn, ít nhất là hơn mày. Khi bạn bè lừa má mày đi ngủ - “để tụi con thức với nó … đêm cuối cùng. Bác đi nằm chút đi, ngày mai, còn đưa nó ra đồng …” Tao thấy mình may mắn hơn mày đã trở về bằng một sự lừa gạt vô nhân đạo nhất trong thế kỷ 20. Hôm con nhỏ mày thương mà không (chưa) được, nó đi lấy chồng … chui. Lén lút bạn bè đi ôm một tên cán già để chúc mừng cho cái gia cảnh tang thương dâu bể của nó đã tới tột cùng. Tao thấy mình may mắn hơn mày là cưới được người mình thương. Hôm con nhỏ thương mày đi lấy chồng, nó có nói với bạn bè như chơi như thật … “Sống với đất đá được thì tôi đã không mời các bạn đến đây hôm nay. Thôi. Uống đi, cho thật say vào, để quên rằng mình đã đến đây, cuộc đời này.” Tao thấy mình may hơn thằng chết sớm, để lại bao mối tình ôm xuống tuyền đài.

 

Tiếng gấu mẹ vĩ đại nhừa nhựa đằng cửa patio… “Giờ này còn chưa đi ngủ ! Anh không ngủ thì cũng phải cho em ngủ chứ ! Thức theo anh hoài … ngày mai làm sao đi làm nổi ?” Tao thấy mình kém may mắn hơn mày, không có cái tự do tuyệt đối của một thằng chết giấm chết giúi nơi rừng hoang. Tao leo lên giường với thói quen: Tính sổ hôm nay trước khi chìm vào giấc ngủ. Có một người Mỹ đã bảo tao trong hôm nay: “Đừng nhìn mặt tao như thế, đi về quê mày đi.” Bởi tao đã nói sự thật mà nó không tin: “Cái mặt mày thua cái đít tao.”

 

Thôi, mày ngủ ngon nha ! Hôm nào rảnh, mình nói chuyện tiếp. Tao đi ngủ đêm sinh nhật nửa đời của tao đây ! Tạm biệt bạn mình.

 

 

Phan

 

(Sưu Tầm Liên Mạng chuyển)

 

 

website counter