TÁC GIA? & TÁC PHÂ?M [1]

Home | PHAN | PHAN [tt] | PHAN 1 | PHAN 2 | PHAN 3 | PHAN 4 | PHAN 5 | PHAN 6 | PHAN 7 | PHAN 8 | PHAN 9 | PHAN 10 | PHAN 11 | PHAN 12 | PHAN 13 | PHAN 14 | PHAN 15 | PHAN 16 | PHAN 17 | PHAN 18 | PHAN 19 | PHAN 20 | PHAN 21 | PHAN 22 | PHAN 23 | PHAN 24 | PHAN 25 | PHAN 26 | PHAN 27 | PHAN 28 | PHAN 29 | PHAN 30 | PHAN 31 | PHAN 32 | PHAN 33 | PHAN 34 | PHAN 35 | PHAN 36 | PHAN 37 | PHAN 38 | PHAN 39 | PHAN 40 | PHAN 41 | PHAN 42 | PHAN 43 | PHAN 44 | PHAN 45 | PHAN 46 | PHAN 47 | PHAN 48 | PHAN 49 | PHAN 50 | PHAN 51 | PHAN 52 | PHA.M TÍN AN NINH | PHA.M TÍN AN NINH [tt] | PHA.M TÍN AN NINH 1 | PHA.M TÍN AN NINH 2 | PHA.M TÍN AN NINH 3 | PHA.M TÍN AN NINH 4 | PHA.M TÍN AN NINH 5 | PHA.M TÍN AN NINH 6 | PHA.M TÍN AN NINH 7 | PHA.M TÍN AN NINH 8 | PHA.M TÍN AN NINH 9 | PHA.M TÍN AN NINH 10 | PHA.M TÍN AN NINH 11 | PHA.M TÍN AN NINH 12 | PHA.M TÍN AN NINH 13 | PHA.M TÍN AN NINH 14 | PHA.M TÍN AN NINH 15 | PHA.M TÍN AN NINH 16 | PHA.M TÍN AN NINH 17 | PHA.M TÍN AN NINH 18 | PHA.M TÍN AN NINH 19 | T. VÂ'N | T. VÂ'N [tt] | T. VÂ'N 1 | T. VÂ'N 2 | T. VÂ'N 3 | T. VÂ'N 4 | T. VÂ'N 5 | T. VÂ'N 6 | T. VÂ'N 7 | T. VÂ'N 8 | T. VÂ'N 9 | T. VÂ'N 10 | T. VÂ'N 11 | T. VÂ'N 12 | T. VÂ'N 13 | T. VÂ'N 14 | T. VÂ'N 15 | T. VÂ'N 16 | VO~ THI. -DIÊ`M -DA.M | VO~ THI. -DIÊ`M -DA.M [tt] | VO~ THI. -DIÊ`M -DA.M 1

PHAN 14

Nắng hè đã nhạt

 

Nắng hè đã nhạt

(Phan)

 

 

Tối nay vừa vào quán Cà phê Da màu quen thuộc của T.Vấn để lại kể lể với ông bạn già sau một ngày lái xe triền miên trên xa lộ 45 South Houston để đưa xuống trường cho con những vật dụng cần thiết trong đời sống như máy giặt, máy xấy, tivi, máy nhạc, tấm nệm, microware … Hook-up đâu đó cho căn apartment của mấy chú học trò thì mời chúng đi ăn một bữa xã giao như bổn phận của những bậc cha mẹ khi đi thăm con không còn ở chung mái nhà với mình. Không biết các bậc đàn anh tôi ngày xưa có cảm giác gì ở quân trường, chiến trường khi một chiến hữu có cha mẹ đến thăm ! Nếu người may mắn đó là mình thì chắc niềm tự hào sẽ lai láng lắm, bởi có dịp đãi lại bạn bè một chầu không tốn tiền cho tình chung chiến lũy thăng hoa. Với thời hậu chiến tranh của chúng tôi thì tên nào trong chúng tôi xưa ở nhà trọ hay ký túc xá mà được cô bồ đến thăm thì thôi hỉnh mũi, từ sáng tới chiều thể nào cũng vãi máu ngón chân cái vì vấp bởi mặt cứ vác lên trời ! Phía bạn bè hôm đó bỗng lịch sự và ga-lăng hết biết nếu là bồ đứa nào đó tới thăm hay chúng tự nhiên ngoan hiền hơn cả mình nếu là cha mẹ mình tới thăm.

 

Nói gì thì tôi cũng chỉ có cảm giác ăn ké nhiều hơn người mời bạn bè một bữa "không tính sổ". Nhớ lại những ngày tháng đói nghèo bao tử không bằng thiếu vắng sự quan tâm đã để lại lòng ngưòi nhiều ý nghĩ không vui trong suốt hành trình từ đó về sau của đời người. (Sau bữa ăn hôm nay, một người bạn của con tôi rút cái thẻ nhựa của anh ta ra để thanh toán phần mình. Nghe con tôi nói: "Ba tao đã trả hết rồi ! Mày cất đi". Hắn nhìn tôi ngỡ ngàng giây lát để từ đó về lại nơi chúng ở, hắn cảm ơn tới ba, bốn lần về bữa ăn trưa. Sinh viên bây giờ khác (hơn) chúng tôi xưa là cái thẻ nhựa của họ. Nhưng họ có dám chơi đẹp với bạn bè trước mặt gia đình hay cô bồ của bạn như chúng tôi xưa ? Dù ngày mai, cả đám có ăn mì gói tới đổ ghèn cũng vui lòng.) Cái tình bạn ở Mỹ có phương tiện hơn nên ít sâu đậm như tình bạn đói nghèo nơi quê cũ, đã xa nhau tới nửa đời người không gặp lại mà nhớ hoài những người bạn sẵn sàng làm đẹp mặt mình khi có ai tới thăm dù họ phải xài cho sự đẹp mặt mình bằng những đồng tiền trăn trở. Thì thôi, nhập gia tùy tục - vô quốc tịch Mỹ thì phải sống như Mỹ cho hoà đồng. Chỉ còn mong con mình không giao du với xã hội đen hay những người sa đoạ. Hành trang vào đời của con là những người bạn rất tự trọng, chừng mực hôm nay để có một tương lai vừa phải sau này. Kỷ niệm về gia đình là những người thân đã đến với con khi còn tay trắng. Mong con không có những hố đen trong tâm tư về sau.

 

Những hành động của chính mình hôm nay là thực sự lo lắng cho con có một đời sống vật chất tiện nghi để dễ bề học tập hay chỉ là thao tác lấp liếm những khoảng trống, hố đen đã thành vết sẹo không lành trong tâm tư mình mà mỗi mùa tựu trường là đau nhức lại. Tạm biệt những người bạn trẻ, đường về không như hai năm trước đưa con đi xa nhà lần đầu dù hai bên đường vẫn là đồng khô cỏ cháy mà người lái xe ngang qua khô hạn đời thường đã cảm thấy mình đang nhai lại một quá khứ buồn tênh là những ngày chính mình từ giã gia đình để đi học xa. Những ngày tháng bụi mờ trong dĩ vãng, rong rêu của tuổi đời nhưng cứ mới nguyên trong ký ức khi nhớ đến vùng trời đại học của những năm tháng xa nơi quê nhà, có những trưa cuối tuần ngồi vái ông thần cây cổ thụ xui khiến một người đến thăm tôi để rồi thất vọng theo tà dương khuất nẻo chân trời.

 

Tôi thích đi thăm con ở trường vì cảm giác được sống lại những ngày tuổi trẻ của mình. Nhìn những gương mặt ăn chưa no lo chưa tới mà phải cân đo đong đếm gạo tiền thật khôi hài và luộm thuộm như gánh hát rong trên đường lưu diễn vở kịch đời. Nhưng những người bạn trẻ bây giờ hình như thiếu cái hào sảng của tuổi trẻ chúng tôi xưa, họ rất lịch sự với khách viếng thăm nhưng không có cái thân tình gia chủ căn gác trọ để khách viếng cởi mở hết lòng. Ngày xưa chúng tôi đón tiếp một Tía, Má với tha thiết chân tình của những đứa con dì phước làm rớt nước mắt đấng sinh thành chứ chẳng phải chơi. Cứ nhớ mẹ một người bạn đến thăm chúng tôi ngày xưa thì mẹ ngồi đơm lại cúc áo, vá đầu gối quần cho cả đám, tới chiều buông còn chưa xong, mẹ phải về để lo … kim chỉ, vải vụn cho lần tới lên vá đồ cho chúng nó. Người mẹ có một người con đi học xa mà lần nào đi thăm cũng phải tính phần năm bảy đứa, (con bồ cũ của mẹ chăng ?) Nếu được Tía của một thằng dân tỉnh lên thăm thì nhà trọ hôm đó tưng bừng mở hội. Tía bao ăn nhậu tới đồng bạc cuối cùng như phong cách miền Tây của Tía là xả láng sáng dzìa sớm, cái đêm hôm ấy mới đáng nhớ vì Tía dzô ba hột thì Tía kể hết những chuyện tình tuổi trẻ của Tía, những kinh nghiệm tình trường làm lómắt đàn con ! Tía nào cũng là dân chơi lục tỉnh Nam kỳ, Tía chạy xe lôi, Tía cuốc ruộng nhà … Nhưng Tía nào vô chuyện hồi tao quen má thằng … đây thiệt ngộ! Thấy là thương liền vậy đó bay ! Hổng thương liền làm sao có nó để lên thành học chữ cho Tía, Má lặn lội đi thăm !

 

Đi thăm con học xa là một thú vui trong đời sống máy móc nơi này, chỉ khổ sở đường về với quá nhiều dĩ vãng xa xưa trong đầu người tài xế đường dài mà những người cùng xe thường đã phiêu diêu sau một ngày sướng mệt vui buồn … Đường về hôm nay cũng còn nguyên những xe cảnh sát rình mò từ năm ngoái, bao giờ con người hết thích bắt lỗi người khác thì họ mới có thời giờ thăm hỏi, hoan nghênh về hành vi cần có trong mọi thời đại là sự quan tâm đến những đứa trẻ luôn thiếu tình thương khi sự quan tâm của những người lớn chỉ biết lê lết trên đường công danh lợi lộc. Đường về hôm nay đã chai lì cảm xúc là buồn hay vuỉ Buồn vì hết thương lo cho con như hai năm trước hay vui vì đã yên lòng về việc đứa con xa nhà đã hai năm mà chưa bỏ học. Buồn vui trong đời thường như màu nắng vãn hè đã nhạt. Qua mùa vui, lòng người học trò có những âu lo cùng hăm hở với năm học mới song song với nỗi buồn hết được rong chơi. Qua tuổi nào trong đời người không còn xốc nổi, là những lắng đọng nhìn lại tháng ngày qua. Ở đó, mưa vẫn rơi trên những cánh phượng hồng đã rụng, người phụ nữ đưa con đến trường hôm đầu sau những lo toan tối mặt về học phí, "thủ tục đầu tiên" ắt phải có trong thiên đường XHCN. Đường về cô đơn với trăm nỗi áo cơm … và cơn mưa cuối mùa hạ trắng.

 

Hãy ghé lại nơi chúng mình trú mưa ngày xưa em nhé. Khi ta hai mươi thích mưa, mưa đầy trời để dễ bề dối mẹ vì sao con về trễ thế ! Mưa. Những cơn mưa khơi nguồn từ nắng nhạt hạ qua thường đem về thành phố hơi may cho mình dựa vào nhau gieo mầm nỗi nhớ. Những cơn mưa trắng trời làm cho gương mặt người bán rong hằn lên bao nỗi âu lo, người phu xe lạnh run trên những con đường ngập nước mà cứ phải còng lưng bán mặt cho đất bán lưng cho trời trút giận xối xả những hạt mưa đi vào tranh lõa thể của người hoạ sĩ, tiếng mưa thành thanh nhạc trong dòng nhạc của người nhạc sĩ tài ba không gặp thời nên uống cà phê đen trong quán dột. Sợi mưa trói chân những người hối hả sinh nhai trên hiên, thềm, có chúng ta và một thời tuổi trẻ đầy mộng mơ. Vô tư trên nỗi niềm cuộc sống đến khi ngồi nhìn những hạt mưa vỡ oà trên kính như lòng mình, chợt xót xa. Khi lái xe đường nắng ở một nơi xa tít quê nhà mà mưa trên phố cũ, mưa trong trong hồn người ướt át thương tâm, mưa không có cây gạt nước nào gạt được tâm tư sầu lắng.

 

Ở một nơi nào đó trên địa cầu bỗng chợt nhớ nhau, và những cơn mưa sau hạ. Biết bao giờ đất nước thanh bình thật sự mà mình còn hiện diện trên đời để về lại chốn xưa, tay gậy cho mình, tay dù sẽ che cho bà lão cô đơn bên hiên vắng. Mình còn nhận ra nhau không em ? Ở một nơi nào đó trong tâm hồn loài người luôn thấp thoáng những cơm mưa ký ức; những hình nhân cổ tích của phương trời viễn mộng - nơi cất giữ linh hồn của những kiếp đi hoang. Đường đi hay đường về đều có một điểm đến là xắn tay áo lo bữa ăn chiều sau một ngày lái xe hao xăng đi thăm con và lái xe không bảo hiểm, không xăng về miền quá khứ. Những chuyến xe đời.

 

 

Phan

 

(Sưu Tầm Liên Mạng chuyển)

 

 

website counter