TÁC GIA? & TÁC PHÂ?M [1]

Home | PHAN | PHAN [tt] | PHAN 1 | PHAN 2 | PHAN 3 | PHAN 4 | PHAN 5 | PHAN 6 | PHAN 7 | PHAN 8 | PHAN 9 | PHAN 10 | PHAN 11 | PHAN 12 | PHAN 13 | PHAN 14 | PHAN 15 | PHAN 16 | PHAN 17 | PHAN 18 | PHAN 19 | PHAN 20 | PHAN 21 | PHAN 22 | PHAN 23 | PHAN 24 | PHAN 25 | PHAN 26 | PHAN 27 | PHAN 28 | PHAN 29 | PHAN 30 | PHAN 31 | PHAN 32 | PHAN 33 | PHAN 34 | PHAN 35 | PHAN 36 | PHAN 37 | PHAN 38 | PHAN 39 | PHAN 40 | PHAN 41 | PHAN 42 | PHAN 43 | PHAN 44 | PHAN 45 | PHAN 46 | PHAN 47 | PHAN 48 | PHAN 49 | PHAN 50 | PHAN 51 | PHAN 52 | PHA.M TÍN AN NINH | PHA.M TÍN AN NINH [tt] | PHA.M TÍN AN NINH 1 | PHA.M TÍN AN NINH 2 | PHA.M TÍN AN NINH 3 | PHA.M TÍN AN NINH 4 | PHA.M TÍN AN NINH 5 | PHA.M TÍN AN NINH 6 | PHA.M TÍN AN NINH 7 | PHA.M TÍN AN NINH 8 | PHA.M TÍN AN NINH 9 | PHA.M TÍN AN NINH 10 | PHA.M TÍN AN NINH 11 | PHA.M TÍN AN NINH 12 | PHA.M TÍN AN NINH 13 | PHA.M TÍN AN NINH 14 | PHA.M TÍN AN NINH 15 | PHA.M TÍN AN NINH 16 | PHA.M TÍN AN NINH 17 | PHA.M TÍN AN NINH 18 | PHA.M TÍN AN NINH 19 | T. VÂ'N | T. VÂ'N [tt] | T. VÂ'N 1 | T. VÂ'N 2 | T. VÂ'N 3 | T. VÂ'N 4 | T. VÂ'N 5 | T. VÂ'N 6 | T. VÂ'N 7 | T. VÂ'N 8 | T. VÂ'N 9 | T. VÂ'N 10 | T. VÂ'N 11 | T. VÂ'N 12 | T. VÂ'N 13 | T. VÂ'N 14 | T. VÂ'N 15 | T. VÂ'N 16 | VO~ THI. -DIÊ`M -DA.M | VO~ THI. -DIÊ`M -DA.M [tt] | VO~ THI. -DIÊ`M -DA.M 1

PHAN [tt]

Mai

 

Mai

(Phan)

 

1.

Không nhớ từ bao gìơ, tôi đã tự đi kiếm mấy cuốn báo xuân về đọc khi thấy nhà nhà trong xóm vặt lá những cây mai. Cây mai nhà bé Hương già nhất xóm, nghe nói lão mai được ông nội bé Hương trồng từ khi có cha của bé Hương. Tôi tính nhẩm lão mai cũng cỡ ngoài bốn mươi tuổi như cha bé Hương và không bao giờ hiểu ! Tại sao cây mai ngoài bốn mươi tuổi đã được gọi bằng lão ? Chữ “lão” nghe như trăm tuổi.

 

Những thắc mắc thuở thiếu thời chóng quên trong tâm tư để nhường chỗ cho thói quen xuân về có bé Hương rực rỡ như mai vàng trong tà áo mới theo bà nội đi chùa, đi hái lộc đầu năm … chẳng mắc mớ gì đến tôi vì người dưng khác họ. Nhưng từ hôm bé Hương có người đến chơi nhà nhân dịp Tết. Họ mang đi đâu sự tung tăng ngoài ngõ để xóm làng trống huơ ! Tôi đọc báo xuân - không thấy mai gì đẹp nữa. Mai tứ quý, mai vàng, mai nghệ … năm nào cũng tràn lan trên báo xuân và năm nào đọc lại cũng thấy xuân. Nhưng năm nay mùa xuân của tôi đi chơi xa, năm sau đi xa hơn tôi tưởng. Xa thật xa là năm … mùa xuân không trở lại.

 

Lão mai còn đó, ông nội bé Hương vặt lá năm đó không có bé Hương lăng xăng quét lá cho ông. Người láng giềng-tôi, đi mua báo xuân về cũng không buồn đọc. Cảm nhận mùa xuân đồng nghĩa với mất mát làm cho không có hứng thú, đọc. Nhưng tôi mất gì chứ ? Từ cửa rào vô sân nhà tôi - vẫn đi về những bước chân tôi. Thiếu chăng, tiếng chào hỏi của láng giềng mà mỗi bận đi về tôi ưa thích được nghe. Tôi thích được bé Hương đón đợi tôi về nhờ vẽ hình cô gái mắt to bên góc bài thơ mà bé Hương vừa chép, bên bản nhạc trữ tình mà bé Hương vừa nắn nót chưa ráo mực trên trang giấy học trò. Tôi thích nghe những lời trách khứ êm đềm, như: “…chờ anh muốn chết ! Đi đâu đi dzữ dzậy ? Vẽ giùm em hình này, hình nọ…” Tôi làm giá ! Một sợi tóc dài để se lại hình giọt nước, nhúng vô bình mực tím và in lên giấy thành những cánh hoa. Sau đó thêm cành lá bằng mực xanh lá cây … tràn trề hy vọng !

 

Hy vọng bao nhiêu thì thất vọng bấy nhiêu. Mùa xuân không trở lại từ lúc em đi. Tôi vẫn đọc báo xuân mỗi độ mai vàng nhà ông Tư, nở. Ông nội của bé Hương nay đã già. Một mùa xuân không kịp vặt lá mai vì Chúa, Phật đã rước ông Tư đi từ mùa đông lạnh. Cây lão mai và tôi sắp lão … bị bỏ quên lại cái xóm nghèo heo hút ven sông Thương. (Sông xóm tôi không có tên nên tôi đặt cho giòng sông tuổi nhỏ cái tên dễ thương, dễ nhớ. Chưa kịp hỏi bé Hương có đồng ý không thì đã không còn cơ hội để hỏi).

 

Giòng sông, cây mai và những năm tháng đi về dần trôi vào kỷ niệm, tôi cũng rời xa xóm làng thân thiết tình thân để lêu bêu trên giòng đời vô định. Những chiều gió chướng đông về vùng Duyên hải mà tôi đi dạy học; những đêm bập bùng ánh lửa nhà ai nấu bánh tét, bánh chưng; những sáng sớm tinh sương - mồng một Tết - ngoài ngõ vắng tanh, xác pháo đêm qua còn ẩm hơi sương hăng hắc mùi thuốc pháo trong không gian thiêng liêng của Tết quê nhà cũng dần dà mất hút trong tiềm thức hải ngoại.

 

Giờ đây, những mùa xuân viễn xứ, bâng khuâng dở trang giấy mới còn thơm mùi mực của những cuốn báo xuân, cũng vẫn là mai vàng rực rỡ trên hình ảnh in màu rất đẹp. Mai ấp lẫm trong chữ nghĩa của từng bài viết về mai, về xuân. Mai trong tiềm thức cũng ùa về đón xuân cùng lòng người viễn xứ. Mai tứ quý, mai vàng, mai nghệ ba bốn năm sáu cánh… Tôi nhớ mai quê mùa ở xóm ven sông hay nhớ bé Hương của tuổi rụt rè ?! Bông mai vàng quê trớt đã cất dấu bao mộng mơ, bao hình ảnh quê nhà có ông Tư hiền hậu, có đôi chân sáo tung tăng của bé Hương. Nhưng sáo đã sang sông để mai vàng rụng khắp ngõ thôn, để sống lại trong tâm hồn người viễn xứ dạt trôi những bông mai biết nói - mỗi độ xuân về. Những bông mai luôn nhắc nhở ân tình, người thân, xóm làng … đã xa mù trong kiếp sống tha hương. Em cũng là một bông mai không cùng nỗi nhớ, tô điểm cho mùa xuân ký ức trong tôi.

 

2.

Từ khi ra nước ngoài, tôi siêng đọc báo hơn hồi còn trong nước vì không mất tiền mua. Với tôi, thiên đàng đang trên mặt đất. Không có gì vui hơn đọc báo không tốn tiền vì những ngày còn đi học ở quê nhà, tôi ưa ra sạp báo ở góc đường Nguyễn Biểu với Nguyễn Trãi để đọc báo thuê. Con nhỏ bán báo chua lè như cóc ngâm. Má nó giao báo cho bán thì nó phải giao tiền đúng, đủ. Tiền đâu ăn quà vặt ? Nó cho tôi mượn báo để đọc tại chỗ, giá cả phải chăng, tùy theo túi tiền tên ăn mày chữ. Quan trọng nhất là không được gấp đôi cuốn báo vì đọc xong phải trả lại sạp báo để bán, tiền thuê tôi trả thì nó ăn quà vặt. Cóc, ổi, cà na, cà chớn … gì đó, của ông Tàu già đẩy xe, ngâm trong nước thánh vàng vàng làm con gái khoái.

 

Tôi còn nhớ. Con nhỏ bán báo, mặt mày tối như đêm ba mươi, ủ dột mà lại hay làm dáng nên mới mưa gió bất hòa ở vùng trời quận 5 - chợt nắng chợt mưa như tánh tình nó vậy. Có hôm vui miệng tôi gọi nó là Kiều-mưa-nắng. Nhiều khi có ai đó ghé mua báo, tôi đóng vai người điểm báo để lên giọng thầy đời chút cho đỡ buồn thôi, chứ nào dám tán tỉnh ai trong hoàn cảnh tiền mua tờ báo còn không đủ, phải đọc báo thuê. Nhưng nó phá đám liền tức thời: “… anh đọc báo mượn thì đọc đại đi, để má em ra … em bị rầy”. Thấy nó khờ nên khó ngờ cái khoản mê trai - máu Hoạn Thư tiềm tàng trong huyết quản. Tôi còn mặt mũi nào làm người điểm báo cho ai nữa chứ ! Lớn hơn là còn ai tin anh chàng điểm báo mà đi coi báo cọp.

 

Hết làm ăn được với con nhỏ bán báo - hai Tàu tám vì người Tàu mà không biết nói tiếng Tàu thì đâu đủ … Ba Tàu. Tôi đổi qua sạp báo của ông già ở đường Trần Hưng Đạo với đường Nguyễn Đình Xu, (trước cửa Sở Công An thành phố). Vậy mà khi nhớ về thời đi học lại nhớ con nhỏ họ Cà (Cà Chớn) trước ông già ưa kể Tam Quốc Chí.

 

Có ai cùng ý nghĩ với tôi ? Chúng ta đang sống trong Thiên đàng báo chí. Không mất tiền mua mà vẫn có để đọc biết bao chuyện trên đời. Có ai cùng ý nghĩ với tôi ? Ở cuộc sống hải ngoại bây gìơ, chúng ta không còn khó khăn tiền bạc để mua báo như thời còn đi học nhưng người viết báo thì khó khăn hơn ở quê nhà, nhiều. Họ cũng đi cầy như chúng ta, chẳng ai sống nổi bằng nghề viết báo ở hải ngoại, này. Báo cho không (free) thì tiền đâu trả cho người viết ?! Từ những ý nghĩ đó, tôi mới nhào vô tiếp sức những người còn nặng lòng với chữ nghĩa Việt đang mai một trên đường lưu vong. Tôi thấy vui vui với bài báo xuân năm ngoái. “Đón xuân này tôi nhớ xuân xưa” tôi có đưa vào bài viết loài mai dại để nhắc nhớ bà con Việt kiều: “nơi quê nhà còn một loài mai năm cánh nhỏ, trắng. Mọc ở ven sông, bờ rạch… mặt hoa úp xuống nước như soi bóng thuyền quyên chờ người quân tử. Hương hoa thoảng nhẹ trên đồng như tình tự quê hương … Đó là mai Chiếu thủy ở đồng bằng Nam bộ.”

 

Có đi xa mới nhớ nhiều về quê cũ, có yêu mới thương mảnh đất quê nhà, có già mới nhớ thuở lơ ngơ. Tôi lại nhớ lão mai và cô bạn nhỏ nữa rồi ! Thuở đó tôi có nghe nhà ai trong xóm vẳng ra đường lời hát: “Mai lỡ hai mình xa nhau …” Nghe để mà nghe âm thanh xóm làng thôi chứ nghĩ ngợi gì đâu ? Phải như hồi đó tôi biết nghĩ: “Mai lỡ hai mình xa nhau…” thì giờ anh ngồi đây viết báo xuân buồn lắm ! Cục diện chắc đã khác. Hồi đó mà biết nghĩ thì thể nào tôi chẳng theo … con bươm bướm trắng về bên ấy rồi (NB)

 

3.

Vậy là xuân này thêm một mùa xuân xa xôi, ý xuân trong bài báo xuân cũng không ngờ đưa đến độc giả một loài mai vô tình có trong báo xuân, là: “Mai lỡ hai mình xa nhau…” Chẳng ai nghĩ đến điều đó trong tâm tư: “…em bên mình anh. lặng yên dưới ban thờ. ơn mẹ Mari…a” trong ngày Lễ thành hôn của đôi ta. Nhưng cuộc sống (sự sống) khởi thủy từ bất trắc của địa cầu, từ vụ nổ big bang gì đó. Truy nguyên thì chúng ta khởi đầu từ bất trắc nên bất trắc xảy ra bất cứ lúc nào - ngoài tiên đoán, dự liệu của con người. (Núi lửa hoạt động lại; động đất; sóng thần trở cơn giận dữ, bão tố… người chiến binh cảm tử của Bin, nổ bom lúc nào ? Ở đâu ? Hoàn toàn không hẹn trước.) Tiền thân của gió mát trăng thanh là long trời lở đất của thiên nhiên; tiền thân của hạnh phúc là khổ đau, là bất trắc không ngờ. Trong cái “tĩnh” chứa cái “động”. Dĩ nhiên là trong “động” cũng có “tĩnh” nhưng không phải ai cũng nhận ra nơi bình yên nhất của người này thường nằm trong trái tim nóng bỏng của người kia. Tay trong tay để ca ngợi tình yêu, hạnh phúc nhưng tiếng hát bay trên hàng phố bâng khuâng … cũng chính là nước mắt song song với nụ cười. Hai vợ chồng đang tay trong tay đi xem nhà mới, xe mới … đâu ai nghĩ tới: “mai lỡ hai mình xa nhau…”

 

Tôi xin kể chuyện mới gặp anh bạn cũ sau năm tháng xa để thấy con đường đi đến nơi bình yên của người này trong trái tim nóng bỏng của người kia đầy những chông gai.

 

“ … sáu bảy năm trước, chị nhà quyết chí làm giàu bằng nghề nail nên chị bất chấp lời cản ngăn của chồng con và gia đình hai bên, chị đơn thân độc mã (xe hơi); thân gái dặm trường lên miền bắc Mỹ làm giàu. Anh bạn tôi ngồi buồn kể lể với bạn bè. Anh em bạn bè, xúi anh ta: Vợ đâu chồng đó. Bỏ job đi ông ơi ! Lên trển với bả cho có vợ có chồng… Anh nghe lời nói phải của những người ngoài cuộc thường sáng mắt mà lên đường. Rồi cuộc sống gia đình anh ổn định theo thời gian trên miền bắc Mỹ. Như đôi lần điện thoại thăm nhau thì vợ chồng anh làm ăn khá lắm. Sao nay gặp lại anh ở Dallas - một mình ?! Anh trả lời gọn bâng: ‘Ly dị rồi mày ơi ! Chuyện chẳng ra gì, chẳng qua là giọt nước làm tràn cái ly vốn đã đầy từ lâu’. Người ta sống với nhau lâu rồi cũng chán, thì phải ? Tôi hỏi rõ nguyên nhân, càng chưng hửng với lý do ly dị chưa từng thấy: Họ mua căn nhà ba trăm ngàn, còn nợ nhà bank một trăm ngàn sau mấy năm đầu tắt mặt tối trả nợ. Hiện thời trong bank có hơn trăm ngàn, anh chồng quyết định trả dứt tiền nhà cho nhà bank, bớt làm việc để có thời gian ở trong căn nhà cao cửa rộng chứ mua chi nhà lớn, rồi suốt ngày ở ngoài tiệm từ sáng tới tối mù. Chị vợ không nghe. Xách tiền đi mua chiếc Mercedes-Benz gần cả trăm ngàn, đậu cửa tiệm nail, chơi, cho ra mặt bà chủ tiệm, chứ dzũa sáng chưa đủ tranh thủ dzũa chiều … tới tối mù tối mịt thì thời giờ đâu mà chạy xe brandname ! Họ đưa nhau ra Tòa ly dị bằng xe Mercedes. Cái xe sang trọng vậy mà đi có một lần, rồi từ nay mãi mãi không thấy nhau …”

 

Ai ngờ không ? Cả anh / chị có ai nghĩ đến “mai lỡ hai mình xa nhau…” để một người về đỉnh cao; một người về vực sâu … của đoạn cuối cuộc đời lang bạt đất khách, này.

 

Rồi mùa xuân nào, châu về hợp phố ! Khi đời chỉ còn những mảnh vỡ của tâm tư rã rời; những băn khoăn với bóng chiều tà của của tình yêu, cuộc sống. Người ta chỉ đi chung một đoạn đường thôi sao ? Người đồng hành trong những gian truân vui buồn của đường đời không cùng tới đích cũng bất trắc như thiên nhiên, lòng người… Càng văn minh bao nhiêu, những giá trị tinh thần mà cha ông gìn giữ càng mai một bấy nhiêu. Nhất là cuộc sống nơi này. Văn minh đòi hỏi một tâm trí văn minh để xử sự văn minh nghĩa là có lương tri, đạo đức. Không phải người bản xứ không có tình cảm trong mọi quan hệ nhất là quan hệ vợ chồng. Chỉ tại người mình bắt chước thiếu suy xét nên mới có những đổ vỡ lãng nhách; lãng xẹt như thế ! Nếu ai cũng bình tâm để suy xét, ai cũng cân nhắc kỹ càng về chuyện hôn nhân thì cứu được rất nhiều trẻ nhỏ bơ vơ, thiếu cha hay mẹ.

 

Xuân rồi sang, bởi có đến thì có đi để mùa sau lại đến vì xuân nằm trong tuần hoàn vũ trụ. Người ta thì khác, đến với nhau bằng yêu thương trong khoảnh khắc cuộc đời ngắn ngủi giữa thiên nhiên vạn tuế. Mong gì gặp lại kiếp sau, sao không giữ cho nhau chút gì đã trao đi và nhận lại để không còn ý nghĩa một cụm từ làm khổ mình; khổ người và những hệ lụy cho đời sau, là cụm từ: “mai lỡ hai mình xa nhau …” Như tôi vậy đó. Nếu biết sớm:“mai lỡ hai mình xa nhau…” anh ngồi viết báo xuân buồn lắm! Thì không có gì để viết cho những mùa xuân tha hương.

 

 

Phan

 

(Sưu Tầm Liên Mạng chuyển)

website counter