TÁC GIA? & TÁC PHÂ?M [1]

Home | PHAN | PHAN [tt] | PHAN 1 | PHAN 2 | PHAN 3 | PHAN 4 | PHAN 5 | PHAN 6 | PHAN 7 | PHAN 8 | PHAN 9 | PHAN 10 | PHAN 11 | PHAN 12 | PHAN 13 | PHAN 14 | PHAN 15 | PHAN 16 | PHAN 17 | PHAN 18 | PHAN 19 | PHAN 20 | PHAN 21 | PHAN 22 | PHAN 23 | PHAN 24 | PHAN 25 | PHAN 26 | PHAN 27 | PHAN 28 | PHAN 29 | PHAN 30 | PHAN 31 | PHAN 32 | PHAN 33 | PHAN 34 | PHAN 35 | PHAN 36 | PHAN 37 | PHAN 38 | PHAN 39 | PHAN 40 | PHAN 41 | PHAN 42 | PHAN 43 | PHAN 44 | PHAN 45 | PHAN 46 | PHAN 47 | PHAN 48 | PHAN 49 | PHAN 50 | PHAN 51 | PHAN 52 | PHA.M TÍN AN NINH | PHA.M TÍN AN NINH [tt] | PHA.M TÍN AN NINH 1 | PHA.M TÍN AN NINH 2 | PHA.M TÍN AN NINH 3 | PHA.M TÍN AN NINH 4 | PHA.M TÍN AN NINH 5 | PHA.M TÍN AN NINH 6 | PHA.M TÍN AN NINH 7 | PHA.M TÍN AN NINH 8 | PHA.M TÍN AN NINH 9 | PHA.M TÍN AN NINH 10 | PHA.M TÍN AN NINH 11 | PHA.M TÍN AN NINH 12 | PHA.M TÍN AN NINH 13 | PHA.M TÍN AN NINH 14 | PHA.M TÍN AN NINH 15 | PHA.M TÍN AN NINH 16 | PHA.M TÍN AN NINH 17 | PHA.M TÍN AN NINH 18 | PHA.M TÍN AN NINH 19 | T. VÂ'N | T. VÂ'N [tt] | T. VÂ'N 1 | T. VÂ'N 2 | T. VÂ'N 3 | T. VÂ'N 4 | T. VÂ'N 5 | T. VÂ'N 6 | T. VÂ'N 7 | T. VÂ'N 8 | T. VÂ'N 9 | T. VÂ'N 10 | T. VÂ'N 11 | T. VÂ'N 12 | T. VÂ'N 13 | T. VÂ'N 14 | T. VÂ'N 15 | T. VÂ'N 16 | VO~ THI. -DIÊ`M -DA.M | VO~ THI. -DIÊ`M -DA.M [tt] | VO~ THI. -DIÊ`M -DA.M 1

T. VÂ'N 7

 

 

Từ những cuộc chia tay

(T.Vấn)

 

 

● Gởi những người cha sắp tiễn con lên đường đi học xa

 

1.

Từ những cuộc chia tay, người ta học được điều gì ? Chắc không chỉ là giọt nước mắt lau vội, vòng tay ôm vội vã hay ánh mắt dõi theo cho đến khi người thân yêu đã khuất bóng.

 

Một lần đưa người bạn ra phi trường cho chuyến về thăm quê hương, tôi đã chứng kiến một cảnh hai cha con trong những giây phút cuối cùng bên nhau. Trên lối vào khu kiểm tra dành riêng cho hành khách sắp lên máy bay, giữa tiếng loa phóng thanh dồn dập thúc mọi người trình vé bước lên tầu, một ông già tóc bạc và một cô gái trẻ ôm lấy nhau quấn quýt. Đã đến lúc phải chia tay. Tôi nhìn họ, nói thầm trong bụng. Không thấy người mẹ của cô gái đâu, chỉ có hai cha con. Trước đó, quan sát cô gái với mớ hành lý ký gởi khá lỉnh kỉnh, tôi đoán cô đang làm một chuyến đi xa và lâu. Người bạn của tôi đã khuất sau lối đi vào bên trong phi trường, nên tôi rảnh rỗi để tiếp tục cái méo mó nghề nghiệp của mình. Cuối cùng, cô gái cũng đã buông lỏng vòng tay trên vai ông già và nói. I love you, Daddy ! Tôi nhìn thấy miệng ông già lẩm bẩm điều gì không rõ. Có lẽ cũng đại khái những lời dặn dò con lần cuối cùng, cố gắng giữ gìn sức khỏe, gọi điện thọai cho bố khi nào rảnh để bố an tâm v..v.. Cô gái quày quả bước đi. Cô chỉ ngoái lại nhìn cha một lần, đưa tay lên vẫy vẫy, rồi biến mất trong đám đông hành khách phía bên trong. Ông già chậm chạp bước ra khỏi phi trường. Tôi thoáng thấy đôi mắt ông đỏ hoe. Có lẽ ông khóc. Tôi cảm thấy thật xúc động. Một người cha, một người đàn ông, già nua tóc bạc, khóc khi nói lời tạm biệt với con gái của mình. Biết đâu, đây là lần cuối cùng họ nói chia tay với nhau. Chiếc máy bay đã đem con ông đi một phương trời nào đó, thật xa với tổ ấm mà cô đã sinh sống bao năm với cha, với mẹ. Bây giờ, ông già đang lê từng bước mệt nhọc để về lại tổ ấm ấy, nay hẳn là quạnh quẽ, vì thiếu vắng một thành viên đã từng được sinh ra, trưởng thành từ đó. Biết đâu, lần tới con gái ông về, cũng chỉ kịp đưa tiễn ông đến nơi an nghỉ cuối cùng. Và căn nhà cũ kỹ, cái tổ ấm của họ, cùng với biết bao kỷ niệm, hẳn cũng sẽ được dựng bảng For sale.

 

Nhìn ông già lụ khụ, tôi hiểu hơn lúc nào hết ý nghĩa của câu tuổi già nước mắt như sương. Nó mong manh như những ngày tháng cuối cùng của một đời người. Và thứ nước mắt mong manh ấy, chỉ có thể là giọt nước mắt tiễn con lên đường của người cha, giọt nước mắt níu kéo chân con để chúng, dù bao mải mê với cuộc sống mới mẻ trước mặt, cũng đừng quên rằng, nơi căn nhà kỷ niệm xưa, vẫn còn những người thân yêu nhất đời, đang dõi theo mỗi bước chân con với biết bao nhiêu thương yêu, lo lắng.

 

Trong đời sống, có nhiều lắm những cuộc chia tay. Và tất nhiên, không có cuộc chia tay nào là không mang đến những nỗi buồn. Dù là cuộc chia tay ngắn ngày vì một công việc nào đó, hay cuộc chia tay dài ngày cho những bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời.

 

Và, bất cứ cuộc chia tay nào cũng có thể là cuộc chia tay cuối cùng.

 

Ai biết được những bất trắc của đời sống.

 

2.

Tháng 6, có ngày lễ Nghiêm Phụ (Father’s Day). Rất nhiều người cha nhận được những món quà quý giá nhất của con cái. Đó là những thành tích học vấn nơi trường trung học, đại học. Có lẽ, đối với người làm cha mẹ, không có món quà nào quý hơn sự thành đạt của con cái của mình. Nhưng đồng thời với niềm vui ấy, sẽ là nỗi buồn của những cuộc chia tay sẽ xảy ra khi mùa hè qua đi. Ngay từ bây giờ, chưa kịp hưởng trọn vẹn niềm vui do sự cố gắng học hành của con cái mang đến, nhiều người cha đã bắt đầu lo lắng đến việc chuẩn bị cho con đi học xa nhà. Nhưng trên hết, là nỗi buồn.

 

Tôi đã có dịp ngồi chuyện trò tâm tình với một cô gái, con người bạn học cùng trường hồi trẻ. Cô vừa tốt nghiệp xong 4 năm đại học, ngành Sinh học. Bước kế tiếp, cô không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải đi học xa nhà. Vì nơi thành phố gia đình cô sinh sống, không có trường cho ngành học cô theo đuổi. Để hoàn thành chương trình huấn luyện của một bác sĩ y khoa, cô gái sẽ phải học tiếp từ 3 đến 4 năm nữa, sau đó, cô phải đi thực tập (Residence - Nội trú) ở một nơi nhà trường sẽ chỉ định. Và sau khi hoàn tất xong việc học, có lẽ cô sẽ phải chọn nhiệm sở ở một nơi không gần nhà. Nói cách khác, sau mùa hè này, cô gái sẽ bước ra khỏi nhà cho cuộc hành trình mới mẻ. Và hầu như, cô không có dịp quay trở lại nhà để sinh sống như hơn 20 năm nay cô đã sinh sống dưới sự đùm bọc của cha mẹ. Nếu có trở về chăng, cũng chỉ như một người tạm trú, dẫu cho căn phòng quen thuộc vẫn còn để đó dành riêng cho cô gái. Hơn ai hết, cô gái nhỏ hiểu điều đó. Dẫu cho bao háo hức của một con chim sắp được sổ lồng, sắp được nhìn thấy những vùng trời bao la mới lạ, cũng vẫn không làm cô gái nguôi được nỗi buồn của cuộc chia tay sẽ xẩy ra.

 

Với người cha (và người mẹ), hẳn nỗi buồn còn lớn hơn thế. Họ nhìn thấy những bất trắc mà con chim bé nhỏ chưa bao giờ hình dung ra được. Vì thế, ngoài nỗi buồn, còn là sự lo lắng.

 

Không có cuộc chia tay nào là dễ dàng cả. Có lẽ, cách duy nhất để xoa dịu nỗi buồn chia tay là tạo ra những kỷ niệm ngọt ngào khi còn có cơ hội gần gũi bên nhau. Những chuyến nghỉ hè vui vẻ của gia đình. Những buổi sum họp đầm ấm bên bữa cơm hiếm hoi của một ngày bận rộn. Những buổi sáng chủ nhật cả nhà mặc những bộ quần áo đẹp nhất đi dự lễ hàng tuần ở nhà thờ hay đi vãn chùa, thắp nén nhang cầu cho người thân khuất mặt.

 

3.

Tôi đã được dịp đọc lại một tác phẩm gối đầu giường gần 40 năm về trước. Đó là quyển "Câu chuyện dòng sông" (Siddhartha) của nhà văn đọat giải Nobel Văn Chương người Đức thế kỷ 20 Hermann Hesse, qua bản chuyển ngữ tiếng Việt tuyệt vời của Phùng Khánh, Phùng Thăng.

 

Ở đoạn cuối, khi nhân vật chính là Tất Đạt đã nếm trải đủ mọi vui sướng, khổ ải, đau đớn của cuộc đời, ông về lại dòng sông mà khi xưa, lúc còn trẻ, ông đã một lần được người chèo đò đưa qua sông. Mấy chục năm sau, vẫn người chèo đò ấy. Vẫn dòng sông êm đềm, vị tha, biết lắng nghe nỗi đau khổ của con người.Tất Đạt quyết định xin cùng người chèo đò được ở lại, cùng ngày ngày đưa khách qua sông và lắng nghe dòng sông thì thầm tiếng cuộc đời, tiếng của thực tại, tiếng của sinh thành vĩnh viễn. Một hôm, có người đàn bà quý phái, tuy ăn mặc đơn sơ nhưng vẫn không giấu được vẻ kiều diễm một thời, đã ghé bến đò cùng với đứa con trai của mình. Bà và con trai đang trên đường đi thăm Đức Phật vì nghe tin ngài sắp viên tịch. Đến bến đò, đứa con trai, vì quá mệt mỏi, nài van mẹ xin được nghỉ lại. Trong lúc ngồi nghỉ, chẳng may bà mẹ bị rắn độc cắn, không cứu chữa được. Đứa con la lên xin mọi người cầu cứu. Ông lái đò chạy lại ẵm người đàn bà về thuyền. Lúc ấy, Tất Đạt đang nhóm lửa nấu bếp, nhìn lên, ông nhận ra ngay người đàn bà ấy trước đây là người tình của mình và đứa con trai đang hốt hoảng ấy, chính là con mình. Bà mẹ qua đời, đứa con phải ở lại với người đàn ông mà mẹ nó, trước khi chết, đã cho biết ông chính là cha nó. Nhưng đứa bé, vốn quen với nhung lụa thành phố, nên không thể chịu đựng được sự kham khổ, thiếu thốn nơi bến đò. Nó đã tìm cách bỏ đi, dù biết rằng người đàn ông, là cha nó, đã hết sức yêu thương, chiều chuộng. Dĩ nhiên, Tất Đạt đau khổ, lang thang khắp nẻo để tìm con. Và khi đã tuyệt vọng, ông về lại dòng sông, ngồi soi bóng dáng gầy gò thất thểu của mình, và lắng nghe tiếng rì rào quen thuộc của nó. Bỗng nhiên, Tất Đạt nghĩ về người cha, mà từ ngày bỏ đi đã mấy chục năm trời, ông chưa một lần về lại để thăm viếng. Dạo ấy, ông cũng đã khiến cha của mình phải chịu đựng một nỗi đau đớn giống hệt như nỗi đau ông đang phải chịu đựng như bây giờ. Có thể, giờ này cha của ông không còn sống ở trên cõi đời này nữa, đã lặng lẽ ra đi trong cô quạnh và không được nhìn thấy mặt đứa con trai rất mực yêu thương một lần cuối. Tất Đạt nhìn xuống dòng sông, và bừng tỉnh ngộ. Vòng định mệnh của con người phải được khép kín. Và đứa con trai yêu quý đã bỏ ông mà đi, chỉ làm công việc hoàn tất cái vòng định mệnh ấy.

 

Câu chuyện truyền đạt quan niệm đời là bể khổ của Phật giáo, nhưng qua hình ảnh nhân vật chính Tất Đạt và cuộc đời của ông, tác giả cũng cho thấy, để tạo ra được những chân trời mới của cuộc đời mỗi con người, người ta phải chấp nhận những cuộc lên đường, nghĩa là những cuộc chia tay với những gì quen thuộc nhất, thân thương nhất. Mỗi người, sẽ phải có ngày tạo dựng riêng cho mình một mái nhà, tách biệt hẳn với mái nhà cha mẹ.

 

Gần 40 năm trước, là một thanh niên vừa lớn, tôi đọc Câu chuyện dòng sông với niềm khao khát được sớm lên đường, lìa bỏ mái nhà cha mẹ, đi tìm những chân trời mới cho cuộc đời mình. Tôi chưa kịp lên đường, nói lời chia tay với gia đình, thì bố tôi đã nằm xuống sau một cơn bạo bệnh. Thế là lời chia tay cuối cùng đã được thốt lên. Và cái háo hức trong tôi cũng tan biến như bong bóng xà phòng.

 

40 năm sau, đọc lại Câu chuyện dòng sông, với bao băn khoăn, e ngại về những bất trắc đầy đe dọa ở cuối chân trời đang chờ đợi những người trẻ tuổi đang háo hức lên đường (như khi xưa tôi háo hức), trong đó có các con cháu của tôi.

 

Tôi đã nhìn thấy những gì tôi không nhìn thấy 40 năm trước, và những người trẻ bây giờ thì chưa nhìn thấy.

 

Nhưng, như trong Câu chuyện Dòng Sông, đứa trẻ phải lên đường, làm cuộc chia tay với cha của nó, để hoàn tất định mệnh làm người.

 

Chúng ta, những người làm cha mẹ, không có lựa chọn nào khác, ngoài chúc phúc cho những cuộc chia tay. Và xin cố đừng làm rơi những giọt nước mắt.

 

Nhất là giọt nước mắt của người cha già, vốn hiếm hoi và mong manh như sương khói.

 

 

T.Vấn

http://t-van.net/

 

 

(Bai Chuyen)

 

 

website counter