TÁC GIA? & TÁC PHÂ?M [1]

Home | PHAN | PHAN [tt] | PHAN 1 | PHAN 2 | PHAN 3 | PHAN 4 | PHAN 5 | PHAN 6 | PHAN 7 | PHAN 8 | PHAN 9 | PHAN 10 | PHAN 11 | PHAN 12 | PHAN 13 | PHAN 14 | PHAN 15 | PHAN 16 | PHAN 17 | PHAN 18 | PHAN 19 | PHAN 20 | PHAN 21 | PHAN 22 | PHAN 23 | PHAN 24 | PHAN 25 | PHAN 26 | PHAN 27 | PHAN 28 | PHAN 29 | PHAN 30 | PHAN 31 | PHAN 32 | PHAN 33 | PHAN 34 | PHAN 35 | PHAN 36 | PHAN 37 | PHAN 38 | PHAN 39 | PHAN 40 | PHAN 41 | PHAN 42 | PHAN 43 | PHAN 44 | PHAN 45 | PHAN 46 | PHAN 47 | PHAN 48 | PHAN 49 | PHAN 50 | PHAN 51 | PHAN 52 | PHA.M TÍN AN NINH | PHA.M TÍN AN NINH [tt] | PHA.M TÍN AN NINH 1 | PHA.M TÍN AN NINH 2 | PHA.M TÍN AN NINH 3 | PHA.M TÍN AN NINH 4 | PHA.M TÍN AN NINH 5 | PHA.M TÍN AN NINH 6 | PHA.M TÍN AN NINH 7 | PHA.M TÍN AN NINH 8 | PHA.M TÍN AN NINH 9 | PHA.M TÍN AN NINH 10 | PHA.M TÍN AN NINH 11 | PHA.M TÍN AN NINH 12 | PHA.M TÍN AN NINH 13 | PHA.M TÍN AN NINH 14 | PHA.M TÍN AN NINH 15 | PHA.M TÍN AN NINH 16 | PHA.M TÍN AN NINH 17 | PHA.M TÍN AN NINH 18 | PHA.M TÍN AN NINH 19 | T. VÂ'N | T. VÂ'N [tt] | T. VÂ'N 1 | T. VÂ'N 2 | T. VÂ'N 3 | T. VÂ'N 4 | T. VÂ'N 5 | T. VÂ'N 6 | T. VÂ'N 7 | T. VÂ'N 8 | T. VÂ'N 9 | T. VÂ'N 10 | T. VÂ'N 11 | T. VÂ'N 12 | T. VÂ'N 13 | T. VÂ'N 14 | T. VÂ'N 15 | T. VÂ'N 16 | VO~ THI. -DIÊ`M -DA.M | VO~ THI. -DIÊ`M -DA.M [tt] | VO~ THI. -DIÊ`M -DA.M 1

PHAN 9

Hai xu rưỡi

 

Hai xu rưỡi

(Phan)

 

 

Lỡ đọc bài viết "Triết Lý Ba Xu" của nhà văn Huy Phương đã một tuần qua mà không sao quên được. Khi đọc bài báo ấy xong, trong đầu tôi đã tóm tắt toàn văn bài báo với một câu tục ngữ “Không có mợ thì chợ vẫn đông”. Một con én không làm nên mùa xuân - nhưng mùa xuân vẫn về… Cái đạo lý làm người mà thầy tôi dạy rất đơn giản: “Hãy cố gắng thành nhân trước khi thành danh, con ạ !” Tới lớn (không có gì bảo đảm là khôn) tôi hiểu thêm qua năm tháng miệt mài trong trường lớp: “Người có tài mà không có đức là người vô dụng; người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.” Nhân thể cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt vừa qua đời. Tôi bỏ qua lằn ranh Quốc-Cộng để làm vai trò chứng nhân lịch sử của đời tôi là vô tư trước lịch sử. Tôi nhớ ông Kiệt có câu nói trong kỳ Đại hội Đảng … lâu rồi (hồi ông làm Thủ tướng) câu nói còn hoài trong tâm tưởng tôi như sau: “Nhiệt tình cộng với sự ngu dốt tạo thành một sức phá hoại khủng khiếp.” Ý ông Kiệt phê bình chủ trương hồng hơn chuyên của Đảng, phê bình hàng lãnh đạo từ trung ương tới địa phương thiếu kiến thức lãnh đạo, tạo ra hậu quả nghiêm trọng cho đất nước. Từ đó, ông mạnh dạn bước vào thời mở cửa của Việt Nam sau 10 năm bế quan toả cảng để bần cùng hoá nhân dân - đặc biệt là nhân dân miền Nam.

 

Tôi luôn tự nhắc nhở mình đừng đem cái nhiệt tình thiếu kiến thức đi phá hoại bà con cộng đồng đã dở sống dở chết lết qua đây ! Nên tôi sống đời ẩn thân nơi quê mùa cùng tận. Không dám cùng trăm hoa đua nở trên văn đàn, tôi thật thà khai báo là bị mấy anh bạn hiếm hoi nơi này cưỡng bức ra mặt trên báo chí địa phương. Và tôi chẳng bao giờ mang ước vọng xa hơn để thành tên … đáng chết ! Tôi loanh quanh trong món nợ đời là cơm gạo áo tiền. Khi có giăm phút vui cùng trần thế, là nói cho sang; nói bình dân là xỉn xỉn. Tôi cũng thơ phú cho đừng quên con chữ Việt ngữ - dù gì cũng cơm cha áo mẹ công thầy. Thế thôi. Tôi đọc Huy Phương đã nhiều. Cái rốt ráo của một người đi qua vũng lầy của chúng ta là cuộc nội chiến tương tàn. Những khoảnh khắc hoàng hôn của đời người không thương tích ngoài da nhưng thương tật trong lòng. Những vết thương không lành của người lính cũ có tấm lòng tha nhân. Tấm lòng của một tráng   bạch- đầu-bi-hướng-thiên chỉ có ly rượu mời mới nói hết tình không biên giới.

 

Hôm nay ông cà khịa - triết lý ba xu. (Xin lỗi nha sư huynh Huy Phương). Nghe nó sến động trời luôn má ơi ! Nhưng đọc rồi lại không quên vì nó đúng. Đúng tàn chiêu quái đao, đúng tử huyệt con người. Nói nghe chơi rồi bỏ. Nhiều người chơi cộm hơn người khác để làm gì không biết ! Mua vài cái CD nhạc giao hưởng chưng ở phòng khách để khè khách vãng lai. Bản xô-nát-bên-bờ-ao là gì thì cộng lại cả nhà cũng không hiểu. Trong khi nghe bô-lê-rô thì rớt nước mắt, nhưng sợ người khác thấy ! Người ta nói mình sến. Sến là gì ? Thằng nói và thằng bị nói cùng không hiểu nên người ta gọi là … sến.

 

Sến nó thế ! Trưởng giả học làm sang. Ngày tôi mười lăm, mười bảy. Có hiểu mẹ gì … bàn tay năm ngón em vẫn kiêu sa … bàn tay năm ngón cưa ba còn hai thì hiểu nhưng nhất định không nghe Chế Linh, Duy Khánh. Còn chê anh hai tôi là … sến. Anh hai tôi nói: “Khi mày thấm nhạc quê hương, tao đố mày ngăn được giọt nước mắt mình !” Đúng. Tôi đã. Khi xuân về trên đất khách. Tôi đã … và đã viết bài viết “Xuân này con không về”.

 

Hôm nay đọc triết lý ba xu của Huy Phương, tôi không dám nhoẻn miệng cười vì kinh nghiệm nghe nhạc như nói ở trên. Chắc mươi năm nữa tôi mới thấm cái triết lý ba xu coi vậy mà nó kén người đọc dữ à nghen ! Phải từng trải, kinh nghiệm và tịnh tâm mới nhìn thấu lẽ vô thường của kiếp nhân sinh. Người càng uyên bác càng ăn nói bình dân; học hành ba chữ lem nhem thì hay nói chữ mà người ta không cho nói thì khóc; cho nói thì mếu là vậy !

 

Tôi theo dòng sống tha phương của một “chứng nhân lịch sử” . Tôi gặm nhấm tháng ngày trôi lặng lẽ nơi này. Vài năm trước, tôi viết mấy câu sáu tám khơi khơi khi ngồi nhìn bóng mình dưới trăng khuya …

 

lên năm vui thú ỉa đồng

mười lăm một sáng tồng ngồng soi gương

ba mươi bái biệt quê hương

bốn lăm vất vưởng đêm trường dế kêu

sáu mươi mưa nắng buồn hiu

thương em ngồi đọc đôi điều anh ghi

khi nào thấy chữ mờ đi

tặng em cái kính cũ sì của anh

bụi thời gian rất mong manh

đừng kèo áo chùi gió lạnh mình ơi !

 

Cái thời điểm nghĩ về chứ không nghĩ đi trong “một cõi đi về” nữa. Tôi nghe ông Chế hát. “Thằng bé âm thầm đi vào ngõ nhỏ, một chén cơm chiều … đời nó sống kiếp lang thang …” Má ơi ! Tôi cầm lòng sao đặng hả trời ! Tôi xổ thơ hai-ku để giằn mặt ổng liền:

 

gió heo heo.

trời trong veo

lá đưa vèo

cành cong queo

trăng cheo leo

trên cành treo

Duy Thu Hằng

khuất sau đèo

mộng tỳ kheo.

 

Thiệt là chỉ còn muốn đi tu.

 

Cái ám ảnh khôn nguôi theo tôi mãi. Chuyến xe đời rồi sẽ… dừng lại trạm này cho người xuống; dừng lại trạm kia cho người lên. Chuyến xe đời mới là bất tử; người lên kẻ xuống như đi qua cuộc đời này để tập sống vì sự sống không ở đời này! Vậy có gì cho ta ham hố tới sinh ra hận thù ? Ai muốn nhận sáu miếng ván để lên đường thiên lý thì cũng phải trả lại trần gian sáu cái cúc áo, như nhau.

 

Hôm nói chuyện với ông nha sĩ (?) già còn đẹp trai ở xóm tôi ! Tôi hỏi ông: “Sao về hưu sớm vậy ? Anh còn phong độ quá mà !” Ông trả lời tôi bằng một truyện ngụ ngôn, ông kể: "Một doanh nhân đi lang thang trên bãi biển, ông ta tính không ra là bãi biển này nên đầu tư khách sạn hay nhà hàng ? Đầu tư nhà hàng khách sạn chung thì vốn lớn quá ! Có kinh tế không ? Không tìm được câu trả lời trong đầu nên ông rất bực mình với một người trẻ tuổi ngồi câu cá mà không coi chừng cá cắn câu ! Doanh nhân đến bên người câu cá, nói. Này anh bạn trẻ, anh hãy đi tìm một việc làm thích hợp hơn. Có thu nhập hơn. Sau đó, tích lũy và đầu tư vào những thương vụ, công nghệ lớn hơn … Người câu cá hỏi lại: Để làm gì ? Người doanh nhân, nói. Khi anh thật nhiều tiền, giàu có hết mức, rồi hãy … tha hồ hưởng nhàn. Người câu cá nói. Thế ông không thấy tôi đang hưởng nhàn sao ?!”

 

Câu chuyện ngụ ngôn ấy đã in vào đầu tôi triết lý hiện sinh mà tôi thật chưa đủ sức thấu đáo. Đến một hôm, tôi ngồi đọc lá thơ quê nhà mà mẹ tôi bảo đứa cháu viết y lời nội. (Thơ về tôi nói đang thất nghiệp nên cuộc sống gia đình con hơi khó khăn. Không dám hứa với mẹ về chuyện về Việt Nam ăn tết.) Mẹ tôi phang cho thằng con-yêu (yêu tinh) không phải cây củi đước như ngày tôi còn nhỏ. Mà bà cụ quy y phang cho thằng con câu chuyện ngụ ngôn. "Người tiều phu đốn củi quay về nhà với gánh củi trên vai. Qua cánh đồng tranh ban sáng - ông cố đi cho nhanh -bây giờ mới thấy nó rộng lớn ! Khó khăn hơn là có con cọp đói - rượt đuổi ông. Người tiều phu chạy trối chết nhưng khoảng cách ngày càng gần ! Ông bỏ gánh củi (cơm gạo của gia đình hôm nay) vẫn không có hy vọng thoát thân vì khoảng cách ông với con cọp đói cứ ngắn lại. Cùng đường. Trước mặt là một vực sâu. Ông … nhảy đại xuống vực. Tay ông níu được một sợi dây nho. Con cọp trên bờ rống lên vài tiếng tức tưởi rồi bỏ đi. Sau phút kinh hoàng và mệt, ông dõi mắt theo dây nho để tìm đường thoát thân. Thì hỡi ơi ! Gốc rễ dây nho đang bị một đàn chuột gậm nhấm ! Ông nhìn trái nho dại trước mặt. Ông ngắt bỏ vào miệng. Trái nho mới ngon ngọt làm sao."

 

Biết thế nào là đủ, thế nào là thiếu trong cuộc đời này. Biết bao giờ là ngày cuối trong đời mình mà ôm đồm, tham vọng… Tôi đi trong sương mù của những truyện ngụ ngôn mà những người lớn hơn đã nhắn gửi cho mình. Tôi thông minh đột xuất nên thường xuyên …! Cảm ơn nhà văn Huy Phương đã tặng tôi ba đồng xu đơn giản mà thâm sâu.

 

Có phải triết lý trong trời đất bắt nguồn từ kinh nghiệm sống của con người. Con người gặt hái kinh nghiệm bằng xương máu “ăn cỗ đi trước lội nước đi sau”; “vợ dại như đũa vênh”… để hình thành nên kinh nghiệm cho muôn đời sau đỡ đổ xương máu. Những kinh nghiệm được hệ thống lại theo nhiều trường phái tư tưởng mà hình thành triết lý phương Đông; phương Tây … Những tư-tưởng-sô-pha làm nặng óc con người, lẽ ra có thể rõ như ba xu là ba phần trăm của một đồng thì hà cớ gì phải tung vào bao nhiêu ngôn ngữ sa mù cho thế thái hoang mang, nhân tình hỗn loạn. Hay tại loài người bây giờ có quá nhiều người muốn thành vĩ nhân mà tư duy không đủ nên hành tinh lềnh khênh … quái nhân.

 

Tôi đọc đi đọc lại bài viết: “Triết lý ba xu” của nhà văn Huy Phương, càng đọc càng thông thoáng tâm hồn mà cảm nhận quy luật của muôn đời; quy luật của tự nhiên. Giảng giải một vấn đề phức tạp của tư duy bằng ba đồng xu nhỏ thì thiệt là cao tay.

 

Hôm nay, Father’s Day. Dưới sức nóng 97 độ F của vòm trời Texas. Tôi cắt xong sân cỏ nhà mình, ngồi há họng nhìn những mùa thu đi, đông về, hạ đến, xuân lai … gọi nhà thơ Phan xuân Sinh cáp độ ta bà thì anh bị nhà thơ phu nhơn… Anh ơi! Anh ở lại nhà/ Cây xăng anh đứng chớ mà lông bông/ Hôm nay xăng đã bốn đồng/ Đi đâu cũng thiệt bằng không ở nhà …

 

Tôi ngồi thở với ly cà phê đá mà bà chủ trọ đời tôi ban ra gốc cây. Mời nhà thơ không được thì mình làm thơ cho bõ ghét ! Thơ loanh quanh cũng không ra thoát được triết lý ba xu của Huy Phương mới là vòng kim cô khó cởi. Thì gởi anh Huy Phương - Hai xu rưỡi.

 

mùa xuân đến chim muông về ca hát

cây lá nghe vang vọng khúc xuân tình

nắng hạ về cây lá lặng thinh

chim làm tổ ru tình trong khóm lá

mùa hạnh phúc thu vàng mong manh quá

chim chết trong vườn trụi lá sang đông

tạ ơn em.

bếp lửa hồng, căn nhà nhỏ,

bạn bè lui tới…

nhậu

 

Có phải chuyến xe đời đưa ta đến với cuộc đời hỷ nộ ái ố, rồi rước ta đi với lố nhố ngân hà. Nơi miền tiên cảnh có bạn bè không em ? Có Cognac pha sô đa để trơn giọng bình thơ, thưởng nhạc không em ? Nơi nào có em nơi đó có những ngày đáng sống. Coi như anh hiểu triết lý ba xu rất đáng một ly rượu mời. Mời anh Huy Phương ghé căn nhà nhỏ khi có dịp.

 

 

Phan

 

(Bai Chuyen)

 

website counter