TÁC GIA? & TÁC PHÂ?M [1]

Home | PHAN | PHAN [tt] | PHAN 1 | PHAN 2 | PHAN 3 | PHAN 4 | PHAN 5 | PHAN 6 | PHAN 7 | PHAN 8 | PHAN 9 | PHAN 10 | PHAN 11 | PHAN 12 | PHAN 13 | PHAN 14 | PHAN 15 | PHAN 16 | PHAN 17 | PHAN 18 | PHAN 19 | PHAN 20 | PHAN 21 | PHAN 22 | PHAN 23 | PHAN 24 | PHAN 25 | PHAN 26 | PHAN 27 | PHAN 28 | PHAN 29 | PHAN 30 | PHAN 31 | PHAN 32 | PHAN 33 | PHAN 34 | PHAN 35 | PHAN 36 | PHAN 37 | PHAN 38 | PHAN 39 | PHAN 40 | PHAN 41 | PHAN 42 | PHAN 43 | PHAN 44 | PHAN 45 | PHAN 46 | PHAN 47 | PHAN 48 | PHAN 49 | PHAN 50 | PHAN 51 | PHAN 52 | PHA.M TÍN AN NINH | PHA.M TÍN AN NINH [tt] | PHA.M TÍN AN NINH 1 | PHA.M TÍN AN NINH 2 | PHA.M TÍN AN NINH 3 | PHA.M TÍN AN NINH 4 | PHA.M TÍN AN NINH 5 | PHA.M TÍN AN NINH 6 | PHA.M TÍN AN NINH 7 | PHA.M TÍN AN NINH 8 | PHA.M TÍN AN NINH 9 | PHA.M TÍN AN NINH 10 | PHA.M TÍN AN NINH 11 | PHA.M TÍN AN NINH 12 | PHA.M TÍN AN NINH 13 | PHA.M TÍN AN NINH 14 | PHA.M TÍN AN NINH 15 | PHA.M TÍN AN NINH 16 | PHA.M TÍN AN NINH 17 | PHA.M TÍN AN NINH 18 | PHA.M TÍN AN NINH 19 | T. VÂ'N | T. VÂ'N [tt] | T. VÂ'N 1 | T. VÂ'N 2 | T. VÂ'N 3 | T. VÂ'N 4 | T. VÂ'N 5 | T. VÂ'N 6 | T. VÂ'N 7 | T. VÂ'N 8 | T. VÂ'N 9 | T. VÂ'N 10 | T. VÂ'N 11 | T. VÂ'N 12 | T. VÂ'N 13 | T. VÂ'N 14 | T. VÂ'N 15 | T. VÂ'N 16 | VO~ THI. -DIÊ`M -DA.M | VO~ THI. -DIÊ`M -DA.M [tt] | VO~ THI. -DIÊ`M -DA.M 1

T. VÂ'N 11

* ÐẠI HỘI "TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VIỆT NAM" tại DALLAS *

Cuộc Hồi Sinh của thế kỷ

 

Cuộc Hồi Sinh của thế kỷ

(T.Vấn)

 

 

Ta về khai giải bùa thiêng yểm

Thức dậy đi nào, gỗ đá ơi

Hãy kể lại mười năm chuyện cũ

Một lần kể lại để rồi thôi

(Ta Về - Tô Thùy Yên)

 

1.

Trong lúc chuẩn bị các thứ cần thiết cho ngày gặp gỡ lại những người bạn của một thời chiến tranh, tù ngục, rồi lưu vong, tình cờ tôi bắt gặp tấm giấy ra trại (cải tạo) nằm lẫn lộn giữa những hình ảnh, thư từ cũ gần 20 năm tôi không một lần giở ra xem lại, thậm chí cũng không nhớ đến sự hiện hữu của chúng. Đó là những biểu tượng của một quá khứ mốc meo. Cuộc sống hàng ngày đã đủ những chộn rộn, phiền não, âu lo. Mấy ai còn có thì giờ (và đủ can đảm) ngoảnh lại nhìn khoảng đời đầy những bất trắc của mình. Nhưng, với tôi, mảnh giấy ra trại ố vàng, sờ vào gợi cảm giác tờ giấy sẽ tan ra như những hạt bụi (vì thời gian, vì chất lượng giấy quá tệ) đã không cho tôi có lựa chọn nào khác ngoài việc mở căng đôi mắt mà nhìn lại những tháng ngày không thể quên được ấy.

 

Mảnh giấy ra trại cũ nát, nét mực rẻ tiền nhòe nhoẹt ở nhiều chỗ, đã một thời có giá trị hơn cả con người tôi. Sau gần 9 năm thất thểu lê từng bước chân mệt mỏi của chàng trai 26 tuổi qua những địa ngục trần gian từ Nam chí Bắc, từ đồng bằng lên tới những rừng núi thượng du, cuối cùng, tôi cũng đã được cầm lấy tờ giấy "quý báu" ấy để trở lại đời sống làm người.

 

Nhưng, những ngày ấy, trên đất nước chúng tôi, người ta bước ra khỏi một nhà tù nhỏ chỉ để đặt chân vào một nhà tù khác, lớn hơn. Ngay những ngày đầu tiên trở về lại thành phố quê hương, tôi đã cảm nhận ngay được điều đó. Cầm mảnh giấy ra trại đến Công An quận để xin được xác nhận "Đã Trình Diện"  (con dấu hình chữ nhật màu đỏ có 3 chữ in đậm Đã Trình Diện" mà biết bao "cải tạo viên" thành phố "mang tên bác hồ vĩ đại" đã khốn đốn, đã mất ăn mất ngủ, đã không thể có lựa chọn nào khác hơn ngoài tìm mọi cách để vượt biên, dù biết hễ bị bắt lại thì sẽ tàn đời trong các nhà tù khổ sai), để xin được tạm trú ngay trong căn nhà cha mẹ, căn nhà mình đã lớn lên, đã có những giấc mơ dậy thì nửa đêm về sáng ; ngay trong thành phố của mình, nơi mình đã cắp sách đến trường, đã có những kỷ niệm đẹp nhất đời người; ngay trên đất nước của mình, mà mình và bạn bè đã từng gian khổ nhọc nhằn, đã từng đổ máu, đã từng nằm xuống để gìn giữ. Chỉ để được xác nhận "Đã Trình Diện" và được "Cho Tạm Trú", tôi đã mất gần 2 năm đi lên đi xuống văn phòng công an quận, công an thành phố và 1 chỉ vàng "cám ơn" mượn được từ một ân nhân. Trong 2 năm trời ấy, tôi còn phải tham dự hàng trăm buổi họp "kiểm điểm", khi thì với các bà con sống cùng khu phố, khi thì với công an khu vực, công an phường, công an quận, công an thành.

 

Cuộc mưu sinh (của tôi và rất nhiều người bạn đồng cảnh ngộ) những ngày ấy lại là một nỗi ám ảnh khác. Chúng tôi ngày ngày túa ra trên những đường phố nhớp nhúa bụi bặm, phương tiện đi lại là chiếc xe đạp cà tàng mua trả góp từ một người quen nào đó. Biết mình thân phận "sĩ quan ngụy đi cải tạo về", xin việc ở đâu cũng bị từ chối, chúng tôi đã làm đủ thứ nghề chưa từng học, chưa từng làm, chưa từng nghe nói tới : đạp xích lô, thợ hồ, thợ nề, sửa xe đạp, sửa và bơm quẹt gaz, bán vé số dạo, thồ hàng, phu vác mướn ... và hàng ngàn những thứ nghề không tên khác, miễn có được bữa cơm đạm bạc hàng ngày cho mình và gia đình.

 

Những ngày sống tạm trú trên chính quê hương của mình ấy, tuy không đến nỗi tuyệt vọng như những ngày còn ở trong các trại tù tiền sử, nhưng cũng đủ khổ nhọc để chúng tôi hiểu rằng không thể sống mãi như thế này được. Con cái không được bước chân vào đại học vì lý lịch cha anh (đó là chưa kể tìm đâu ra tiền cho con đi học). Bản thân sống trong nỗi lo sợ thường trực, không biết ngày nào mình sẽ lại bị tống vào các trại cải tạo vì bất cứ một biến động chính trị nào. Và dù phần lớn đã được "trả quyền công dân" sau thời gian vài năm, nhưng chúng tôi là những công dân hạng hai, không có quyền hạn nào khác ngoài làm việc quần quật để đóng đủ mọi thứ tiền cho khóm, cho phường, cho thành phố.

 

Và vì thế, nhiều người trong anh em chúng tôi đã tìm mọi cách để vượt biên, đi tìm cái sống trong cái chết. Nhiều người đã bỏ mình, trên biển, trong những khu rừng xa lạ phía Tây đất nước. Nhiều người bị bắt, kéo dài thêm nhiều năm tù tội nữa. Và trong những nhà tù tiền sử, vẫn còn rất nhiều người chưa thấy ngày về sau mười mấy năm mòn mỏi.

 

2.

Khoảng cuối năm 1989, giữa sự tuyệt vọng và chán chường vì cuộc sống ngày càng đen tối, chúng tôi chuyền tai nhau một cái tin "động trời" : Hai chính phủ Hoa Kỳ và Việt nam đã ký kết thỏa ước đồng ý thả hết các cựu quân nhân viên chức chế độ cũ còn trong các trại cải tạo và cho phép các cựu tù nhân cải tạo được sang định cư ở Hoa Kỳ theo diện HO (Humanitarian Operation) *. Tin nghe được từ đài VOA, từ BBC, từ những nhóm người thường xuyên tụ tập ở đường Nguyễn Du (trước cửa sở Ngoại Vụ) để nghe ngóng về việc tái thiết lập chương trình xuất cảnh với lý do đoàn tụ gia đình (ODP), từ những cuộc gặp gỡ nhau bất chợt trên đường phố. Những ngày ấy, người dân sinh sống ở các thành phố lớn ở miền Nam coi việc được xuất cảnh đi ngoại quốc (nhất là đi Mỹ) tương tự như được lên thiên đường hạ giới.

 

Ban đầu, nửa tin nửa ngờ, chúng tôi không hề dám nghĩ đến một ngày như thế sẽ xẩy ra. Một ngày mà, những công dân hạng hai, những người bị xếp vào thứ hạng tận cùng nhất trong xã hội, được có cơ hội "lên phi cơ phản lực bay thẳng vào thiên đường". Rồi dần dà, nguồn tin đã được kiểm chứng với những thông báo chính thức từ phía chính quyền Cộng sản, cho phép tù cải tạo được nộp đơn xin xuất cảnh. Cả một nửa đất nước xôn xao. Bậc thang giá trị xã hội đã đảo ngược. "Tù cải tạo" trở nên thành phần được nói đến nhiều nhất, được trọng vọng nhất. Tờ giấy Ra Trại sơ sài, tuy vốn đã có giá trị hơn chính bản thân người chủ của nó, nay lại càng có giá trị hơn gấp bội. Vì nó là tờ giấy thông hành bước vào cửa "thiên đường".

 

Và, tháng 1 năm 1990, người dân Sài Gòn nửa vui nửa buồn tiễn đợt tù cải tạo đầu tiên rời đất nước ra đi. Mới hôm nào, họ còn là những người bị ngược đãi, nay được chính thức bước vào cổng phi trường. Cánh cửa của sự sống đã mở rộng. Tự Do và bữa cơm no, chiếc áo ấm. Tương lai và những cơ hội. Tất cả như từ trời rơi xuống, như chỉ xẩy ra trong những câu chuyện cổ tích.

 

Liên tiếp từ một ngày rất đẹp của tháng 1 năm 1990 đến nay, hầu hết những người cựu tù năm xưa đã lên đường đi định cư tại nước Mỹ. 18 năm của một cuộc hồi sinh từ đói rách, tù đày, áp bức. Trên mảnh đất của Tự do, của Cơ hội, chúng tôi đã tìm lại được ý nghĩa của sự sống. Bằng vào sự cần cù, siêng năng, ý chí cầu tiến mãnh liệt, rất nhiều anh em chúng tôi đã góp phần làm rực rỡ hơn ánh sáng của Hồi Sinh. Hơn thế nữa, nhiều con em của họ đã vươn tới những vị trí đáng trân trọng trong xã hội xứ người bằng vào nỗ lực học tập, làm việc và đóng góp không ngừng.

 

18 năm là một khoảng thời gian vừa đủ dài để đánh giá một cuộc hồi sinh, mà rực sáng nhất là những thành quả của thế hệ thứ hai.

 

Nhiều người cựu tù năm xưa tin tưởng rằng không có gì phải hối tiếc trong quyết định bỏ nước ra đi 18 năm về trước. Đó là một quyết định đúng đắn, ở cả hai ý nghĩa : gia đình và tổ quốc.

 

3.

Truyền thống nhân nghĩa Việt nam dậy rằng : Ăn trái nhớ kẻ trồng câỵ

 

Ngày chúng tôi hân hoan bước lên phi cơ đi làm lại đời mình 18 năm về trước, chúng tôi chỉ biết một điều chắc chắn là chính phủ Mỹ đã can thiệp để chúng tôi, những cựu tù cải tạo, có được cái ngày đáng nhớ đó. Chúng tôi cũng được biết đến tên người phụ nữ họ Khúc ** và cái tên Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam ở Mỹ, nơi mà một số anh em đã gởi hồ sơ xuất cảnh đến để xin giúp đỡ, nhưng cái biết ấy rất mơ hồ và không chính xác.

 

Chỉ đến khi đã tạm ổn định cuộc sống trên xứ người, phần lớn anh em chúng tôi mới biết thêm rằng, không phải "tự nhiên" chính phủ Mỹ nhớ đến mình, những người bạn đồng minh cũ. Có rất nhiều người Việt nam, may mắn đến Mỹ từ tháng 4 năm 1975, đã góp phần không nhỏ, nếu không muốn nói là quyết định trong việc làm cho phép lạ hồi sinh xẩy ra 18 năm trước.

 

Năm 1977, một nhóm phụ nữ Việt Nam sinh sống trên nước Mỹ đã tụ họp nhau lại dưới cái tên: Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam. Đứng đầu hội là một người họ Khúc, có chồng lúc ấy vẫn còn đang ở trong trại cải tạo cùng với hàng trăm ngàn người khác. Trong khoảng thời gian 12 năm vận động để chính phủ quan tâm đến những người bạn đồng minh bị kẹt lại ở Việt Nam, họ đã làm những việc thật đáng ngưỡng mộ, nhiều khi tưởng như vượt quá sức của những nữ nhi. Hiểu rõ quy luật hoạt động của guồng máy chính quyền nước Mỹ, họ đã hoạt động như những người Mỹ chính thống : vận động các Nghị sĩ, dân biểu; tiếp xúc trực tiếp với các viên chức thẩm quyền của bộ Ngoại giao; tạo mối liên lạc cần thiết với các cơ quan truyền thông cả Mỹ lẫn Việt để nhờ phổ biến tin tức, gây áp lực dư luận. Và cả ra điều trần trước Quốc hội Mỹ, những cuộc vận động những khuôn mặt quốc tế quan trọng: Đức Giáo hoàng, Tổng thư ký Liên hiệp quốc.

 

Năm 1984, Chính phủ Reagan chủ trương việc phục hồi lại quyền lợi và danh dự cho những cựu binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Nhân cơ hội đó, hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam đẩy mạnh những nỗ lực can thiệp cho các tù nhân VNCH với chính phủ và quốc hội Mỹ. Kết quả thật khả quan. 5 năm sau nhiều hoạt động chính thức từ phía chính phủ Mỹ với chính phủ Việt nam (cộng sản), ngày 30 tháng 7 năm 1989 một thỏa ước đã được ký kết, đưa đến việc định tái định cư của trên dưới 300 ngàn cựu tù cải tạo và gia đình.

 

Năm 1994, chương trình HO chấm dứt, nhưng nhận thấy còn rất nhiều cựu tù, tuy có đủ điều kiện để ra đi (bị cải tạo từ 3 năm trở lên), nhưng gặp nhiều khó khăn trong việc nộp đơn (ở nơi xa xôi hẻo lánh, không có tiền để lập hồ sơ ...) hay vì hoàn cảnh gia đình (con không được cho đi với cha mẹ ...), hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam vẫn tiếp tục vận động để lại đưa đến kết quả tốt đẹp là việc ra đời của Tu chính Án McCain dành cho con cái những cựu tù cải tạo (trên 21 tuổi nhưng chưa lập gia đình) và việc mở lại chương trình HR (Humanitarian Resettlement) dành cho những cựu tù đủ điều kiện được định cư tại Mỹ nhưng chưa được cứu xét. Sau 10 năm hoạt động, Tu chính án McCain hết hạn ngày 30 tháng 9 năm 2005, hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam lại cố gắng vận động cho chương trình này được gia hạn đến 30 tháng 9 năm 2007 để thêm thời gian cho những người chưa lo đủ các thứ giấy tờ cần thiết.

 

Tất nhiên, một công việc to lớn như thế đòi hỏi không chỉ trí tuệ, sự kiên trì mà cả tấm lòng tận tụy, hy sinh ấy phải là công trình của nhiều người, nhiều tổ chức, nhưng hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam với con chim đầu đàn họ Khúc luôn luôn đứng ở vị trí tiên phong và có phần đóng góp thật đáng ngưỡng mộ.

 

4.

Cuộc sống như dòng nước chảy, luôn đẩy người ta về phía trước. 18 năm trên xứ người, những con người khốn khổ ngày xưa nay đã thay da đổi thịt. Không còn màu da đen sạm vì nắng gió và tấm thân thể gầy đét vì thiếu ăn. Không còn những đêm đang ngủ, nghe tiếng bước chân trước cửa nhà mà giật mình hoảng hốt. Không còn nỗi lo âu nhìn đàn con đang lớn mà tương lai của chúng thì đen tối và ngột ngạt như những buổi tối Sài Gòn cúp điện. Họ đang được làm người.

 

Nhưng nhịp sống vội vã không cho một ai cơ hội đứng lại ngoảnh nhìn phía sau. Và phải kể đến cái đáng sợ của sự no đủ về vật chất. Thế nên, ở nhiều người, quá khứ đau thương vất vưởng 18 năm trước chỉ còn là câu chuyện được kể lại trong những lúc trà dư tửu hậu. Vẫn biết, "lòng người như chiếc lá nằm trong cơn gió vô tình", nhưng, chả lẽ với những người đã từng chết đi sống lại nhiều lần, cũng không vượt lên trên được lẽ thường tình ấy sao ?

 

 

T.Vấn

www.t-van.net

 

 

--------------------------------------------------------------------------------

 

* Theo chính bà Khúc Minh Thơ, chủ tịch hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam, trong lúc trò chuyện với các HO dịp Hội Ngộ tháng 9 năm 2007 ở Nam Cali, đã cho biết rằng hai chữ HO có nguồn gốc từ phía chính phủ Việt Nam, vì họ gọi các danh sách người xuất cảnh bằng H-01, H-02, H-03 v…v.. Do đó, theo bà diễn dịch HO là Humanitarian Operation (hay Order) là không đúng.

 

** Tôi có một người bạn rất thân cũng họ Khúc, cũng chữ lót là Minh. Người bạn thân thiết ấy đã có mặt trong một quãng đời đẹp nhất mà trí nhớ của tôi không bao giờ cho phép tôi quên lãng, ngoại trừ một ngày nào đó tôi bị mang chứng bệnh Alzheimer. Ngày tôi ra khỏi trại tù, định mệnh đã đẩy người bạn thân ấy của tôi sang phía bên kia một dòng sông rất rộng, không một chiếc thuyền nào có thể đi hết khoảng cách ấy mà không bị chìm. Ngày ấy, "Tôi đứng bên kia bờ dĩ vãng. Thương về con nước ngại ngùng xuôi (Hoàng trúc Ly)".

 

Tôi mang ơn người bạn thân họ Khúc ấy đã cho tôi một phần đời đẹp đẽ, như bây giờ tôi mang ơn người phụ nữ trưởng thượng cũng họ Khúc đã cho tôi cơ hội để hồi sinh. T.Vấn

 

 

(Sưu Tầm Liên Mạng chuyển)

 

website counter