TÁC GIA? & TÁC PHÂ?M [1]

Home | PHAN | PHAN [tt] | PHAN 1 | PHAN 2 | PHAN 3 | PHAN 4 | PHAN 5 | PHAN 6 | PHAN 7 | PHAN 8 | PHAN 9 | PHAN 10 | PHAN 11 | PHAN 12 | PHAN 13 | PHAN 14 | PHAN 15 | PHAN 16 | PHAN 17 | PHAN 18 | PHAN 19 | PHAN 20 | PHAN 21 | PHAN 22 | PHAN 23 | PHAN 24 | PHAN 25 | PHAN 26 | PHAN 27 | PHAN 28 | PHAN 29 | PHAN 30 | PHAN 31 | PHAN 32 | PHAN 33 | PHAN 34 | PHAN 35 | PHAN 36 | PHAN 37 | PHAN 38 | PHAN 39 | PHAN 40 | PHAN 41 | PHAN 42 | PHAN 43 | PHAN 44 | PHAN 45 | PHAN 46 | PHAN 47 | PHAN 48 | PHAN 49 | PHAN 50 | PHAN 51 | PHAN 52 | PHA.M TÍN AN NINH | PHA.M TÍN AN NINH [tt] | PHA.M TÍN AN NINH 1 | PHA.M TÍN AN NINH 2 | PHA.M TÍN AN NINH 3 | PHA.M TÍN AN NINH 4 | PHA.M TÍN AN NINH 5 | PHA.M TÍN AN NINH 6 | PHA.M TÍN AN NINH 7 | PHA.M TÍN AN NINH 8 | PHA.M TÍN AN NINH 9 | PHA.M TÍN AN NINH 10 | PHA.M TÍN AN NINH 11 | PHA.M TÍN AN NINH 12 | PHA.M TÍN AN NINH 13 | PHA.M TÍN AN NINH 14 | PHA.M TÍN AN NINH 15 | PHA.M TÍN AN NINH 16 | PHA.M TÍN AN NINH 17 | PHA.M TÍN AN NINH 18 | PHA.M TÍN AN NINH 19 | T. VÂ'N | T. VÂ'N [tt] | T. VÂ'N 1 | T. VÂ'N 2 | T. VÂ'N 3 | T. VÂ'N 4 | T. VÂ'N 5 | T. VÂ'N 6 | T. VÂ'N 7 | T. VÂ'N 8 | T. VÂ'N 9 | T. VÂ'N 10 | T. VÂ'N 11 | T. VÂ'N 12 | T. VÂ'N 13 | T. VÂ'N 14 | T. VÂ'N 15 | T. VÂ'N 16 | VO~ THI. -DIÊ`M -DA.M | VO~ THI. -DIÊ`M -DA.M [tt] | VO~ THI. -DIÊ`M -DA.M 1

PHAN 2

Tôi là người đáng ghét

 

 

Tôi là người đáng ghét

(Phan)

 

 

Từ sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 09 năm 2001, tôi chỉ đổ xăng ở cây xăng sau tiệm nail của vợ tôi. Lý do thật đơn giản là tôi ủng hộ ông chủ cây xăng mà trước đó… tôi ghét ông ta. Ông ấy có cha Mỹ, mẹ Mễ nên nước da ngăm đen như Mễ mà mắt xanh, tóc vàng như Mỹ. Ông cỡ ngoài bốn mươi tuổi, thấp người nhưng mạnh khoẻ. Tôi không thích lối nói chuyện lấc xấc của ông nên ghét rất tự nhiên.

 

Biến cố 911 đã thay đổi hết ý nghĩ của tôi vì sáng hôm sau biến cố chỉ vài ngày. Tôi đưa vợ ra tiệm trước khi đi làm như mọi hôm, thấy cây xăng đông vui nên qua xem. Thì ra ông ta cho dọn hết những món ăn sáng mà thường ngày cây xăng bán cho khách hàng ra ngoài sân rộng với nhiều cái bàn kê sát lại thành một dãy bàn. Đầu dãy bàn là tấm bảng ghi: “Xin ủng hộ cho nạn nhân khủng bố ở New York”. Tiếp theo là hàng hà những món ăn sáng, đến thùng thùng nước ngọt ướp đá, bàn cuối cùng là thùng đựng tiền quyên góp của Hội Hồng Thập Tự Mỹ để chung với thùng cờ Mỹ (loại nhỏ để gắn lên xe). Tôi đứng xem thì ông đến chào hỏi tôi theo phong cách lấc xấc cố hữu của ông. Nhưng ông cho tôi biết điều tôi không ngờ là hôm nay, ông cho free tất cả thức ăn, nước uống để gây qũy ủng hộ những nạn nhân bị khủng bố.

 

Tự nhiên tôi thấy bản mặt ông dễ coi hơn hôm qua, giọng nói và phong cách lấc xấc của ông bớt thấy ghét vì vẻ ngậm ngùi khi nói về những nạn nhân chết oan. Ông không hề nói tới oán thù người gây ra thảm cảnh - cũng là một điều lạ. Hôm nay, ông nói chuyện với tôi ít quá ! Người mà hôm qua, tôi không thể nói chuyện với ông. Hôm nay, ông bận rộn hơn công việc đếm tiền hàng ngày vì ông phải đi bắt tay từng người khách hàng ghé đổ xăng, ông chia sẻ với những người đang rớt nước mắt khi cầm lên tay cây cờ Mỹ, ông an ủi những người thanh niên Mỹ vừa bỏ tiền vô thùng quyên góp, vừa đấm tay vào không khí với hết lòng tức giận…

 

Tôi đứng nhìn người Mỹ-đủ mọi thành phần. Ông trán cao với bộ quần áo sang trọng, đôi giày bóng loáng, cái xe đắt tiền… ông ấy đổ xăng bằng thẻ tín dụng, xong. Bước qua cái máy ATM để cà thẻ. Cuối cùng là cầm xấp giấy bạc đi xếp hàng với mọi người. Khoảng cách của ông ta và những người lao động đã thu ngắn lại sau biến cố tang thương ! Ông ta chỉ lấy một lon Coke mà bỏ vô thùng một xấp tiền (tiền trong máy ATM toàn là tờ $20).

 

Người phụ nữ trẻ trung và phong độ trí thức như một cô giáo, cô ta cũng làm y như ông trán cao. Mấy anh thợ sơn với cái xe van đầy sơn cũng như những bộ quần áo mà họ đang mặc. Từng người xếp hàng lấy một cái bánh mì, một hotdog, một lon Coke, bỏ vô thùng một tờ $20 rồi lấy cây cờ ra cắm lên xe mình. Họ ăn đứng, uống đứng và trò chuyện với nhau về biến cố đau lòng. Những mẩu chuyện tiếu lâm hay tục tĩu thường nghe ngoài cây xăng đã biến mất trong sáng hôm nay.

 

Mấy người Mễ cắt cỏ cũng như thế, nhưng họ chỉ bỏ vào thùng tờ $5, người Mễ kia chắc không có nhiều tiền, nhưng tôi đoán lòng tự trọng rất cao vì anh ta để cái bánh mì hotdog với lon Coke lên bàn, cho hai tay vào hai túi quần-lôi luôn vải túi quần ra để chứng minh cho mọi người thấy là anh ta đã vét hết hai túi. Anh bỏ vô thùng hai tờ $1 trong tiếng vỗ tay của nhiều người-cả tôi nữa. Anh Mỹ đen là vua ăn hỗn đồ free, nhưng hôm nay anh ấy đã xếp hàng, bỏ tiền vô thùng, lấy mỗi cây cờ… rồi bật khóc.

 

Ông chủ cây xăng bần tiện đến độ tôi lỡ đổ xăng $40.01 thì ông ta cũng đòi tôi cho được một cent. Nhưng hôm nay, trước nỗi đau bàng hoàng của nước Mỹ, ông tự tay xách ra xe những người thợ làm bờ rào, mớ nước ngọt mà ông bỏ vội vô bao ny-lon.

 

Tôi đứng xem những người Mỹ khi đồng bào họ lâm nạn, họ cũng quên hết địa vị xã hội mà hôm qua họ khăng khăng giữ. Ông trí thức đàm đạo với bà quét dọn cây xăng. Ông giáo sư đứng gặm bánh mì hotdog chung với thợ hồ, thợ xây, những người làm đường… Họ đàm đạo với nhau như con một cha; anh em một nhà. Tôi xúc động thật sự với cô bé con chừng sáu tuổi, tóc buộc đuôi gà để khoe khoang gương mặt sáng như thiên thần. Cặp táp đeo sau lưng như chuẩn bị đi học, cũng theo mẹ đến xếp hàng như người lớn, cũng bánh mì hotdog với lon Coke như ai. Nhưng đến thùng bỏ tiền thì cô bé trút hầu bao bạc cắc ! Cô bé đóng góp hết gia tài bạc cắc của mình thì cũng tương đương ông Bill Gate đóng góp vài chục tỷ đô la ! Tấm lòng lúc này cần hơn hiện vật hay hiện kim. Cô bé thiên thần cũng tự lấy một phần ăn, một lon Coke, một cây cờ rồi đi ra chỗ trống. Khác người lớn là để thức ăn, nước uống lên bàn trống. Cô bé úp mặt vô lá cờ… thút thít. Tôi tiếc là không có cái máy ảnh trong tay để có chút quà mọn gởi Bin.

 

Lần đầu tiên tôi được thấy “tấm lòng người Mỹ” nên tôi gọi cho ông xếp trong Hãng rằng tôi đến trễ ! Tôi nhất định coi cho hết một buổi quyên tiền để hiểu biết thêm về đất nước cho mình tạm dung. Sau khi được xếp chấp nhận, tôi theo dòng người xếp hàng để làm công dân Mỹ cho đáng công nước Mỹ cho tôi vô Quốc tịch Mỹ. Tôi cũng bánh mì hotdog, lon Coke, $20, lá cờ… Tôi ăn rất ngon miệng vì ăn cùng mọi người-chứ ngày thường thì tôi không ăn thức ăn ngoài cây xăng. Tôi uống lon Coke ngon như bia, rượu vì người uống rượu bia thường không thích nước ngọt. Tôi thích nhất là cảm giác xài tiền ! Chưa bao giờ tôi thấy mình xài tiền đúng đắn như hôm nay ! Dù $20 chỉ có… thế thôi ! Tiền là bằng chứng của sức lao động, là thước đo khoảng cách giàu nghèo trong xã hội; là nguyên ủy của khổ đau vì tranh giành giữa đồng loại với nhau. Nhưng ở một hoàn cảnh nào đó ! Đồng tiền là phương tiện chuyên chở tình người.

 

Tôi ít khi nào suy nghĩ viển vông kiểu này lắm ! Nhưng sao hôm nay tôi lại muốn đóng góp thêm ! Tôi muốn đóng vài ngàn đô la để tạ ơn nước Mỹ một lần. Tôi muốn kết bạn với cô bé buộc tóc đuôi gà - dù cô ấy đáng mặt bạn bè với con tôi thôi !

 

Những ý tưởng của tôi được hiện thực sau khi “final”. Ông chủ cây xăng cùng nhân viên Hồng Thập Tự mở thùng quyên góp, đếm tiền. Cuối cùng, người nhân viên của Hội Hồng thập Tự Mỹ công bố số tiền thu được là (gần ba chục ngàn đô la). Ông chủ cây xăng công bố: Tiền thức ăn, nước uống mà ông đã cung cấp cho buổi sáng nay là $750, mọi người có mặt đều vỗ tay hoan hô sự thành công mỹ mãn. Tôi thấy ông chủ buồn ! Ông không nhận tờ giấy Hồng Thập Tự chứng nhận cho ông đã đóng góp $750, để giành tới cuối năm khai thuế. Ông tâm sự với tôi rằng: Ông muốn quyên góp cho Hội Hồng Thập Tự một trăm ngàn đô la. Ông tính cây xăng sẽ chi ra chừng mười ngàn đô la thức ăn, nước uống để có thể thu vô một trăm ngàn. Ông chưa hài lòng với thành quả đạt được trong sáng hôm nay.

 

Tôi không tưởng tượng được một người keo kiệt tới cái penny như ông mà khi đất nước lâm nguy, đồng bào khốn khó… ông dám chi ra mười ngàn tiền túi - không thèm khai thuế. Tôi tự thấy xấu hổ về lòng yêu nước của mình - Nước Việt Nam kìa ! Nước Mỹ đã lầm về tôi là cho ăn ở, việc làm… nhưng làm được đồng nào là lo gởi về Việt Nam 10%, còn nhiêu tích lũy để xe hơi nhà lầu.

 

Tất cả những điều tôi vừa kể, đưa tôi đến lần đầu tiên trong đời đi làm công tác xã hội. Tôi hợp tác với ông chủ cây xăng, mở một “Bữa quyên góp” như thế nữa vào ngày thứ tư trong tuần vì thứ tư là ngày cây xăng đắt nhất (theo thống kê thu nhập của cây xăng). Phần ông chủ cây xăng đóng góp như cũ, phần tôi order $500 chả giò Việt Nam mà ông bà bác làm chả giò… “Lấy ba trăm thôi ! Hai bác phụ cháu $200, coi như đóng góp với nước Mỹ.” Người già Việt Nam coi bộ rộng lòng hơn con trẻ !

 

Một ngày Vui trong đời - sống trên đất khách. Tôi học hỏi được nhiều điều từ thực tế hơn tôi tưởng ! Bà lượm lon cũng xếp hàng, đóng góp theo khả năng tài chánh như mọi người. Bà ăn cái chả giò ngon nhất trong đời - nhưng chỉ ăn một cái thôi. Tôi lấy cho bà thêm cái nữa, bà từ chối vì cái chả giò có thể đổi được $20 cho người cần thiết. “Anh để lại đi, tôi đã thấy ông kia ăn xong cái chả giò, ông trở lại xếp hàng thêm lần nữa, bỏ thêm $20 vô thùng để ăn thêm cái chả giò”.

 

Lâu lắm rồi ! Tôi mới có một ngày vui trong đời tỵ nạn. Tôi chia sẻ niềm vui với đồng nghiệp trong Hãng, đến tai ông xếp trong Hãng biết tôi lấy Vacation đi làm công tác xã hội thì ông cho tôi ăn lương 8 tiếng - hôm tôi nghỉ, không tính vô Vacation. Tôi yêu đời; yêu người thiết tha… tôi yêu nước Mỹ.

 

Từ đó, tôi chỉ đổ xăng ở một cây xăng là vậy ! Nhưng có niềm vui nào trọn vẹn đâu ? Cây xăng có ba người phụ việc với ông chủ là bốn. Ba người thấy mặt tôi là mở xăng cho tôi đổ trước-tính tiền sau. Riêng ông già Mỹ gốc Nga, bắt tôi trả tiền trước rồi mới cho đổ xăng. Tôi đã hỗn với ông đôi lần nhưng ông giữ nguyên tắc của ông - tôi đầu hàng. (Bởi người đổ xăng bằng thẻ tín dụng thì cứ cà thẻ rồi đổ. Chính những kẻ đổ xăng tiền mặt như tôi nhưng ưa quên vô trong trả tiền mà bỏ chạy luôn, nên ông già chơi chiêu nắm cán.) Tôi có vợ làm nail nên check tiền lương của tôi bị thu tóm sạch sành sanh. “Anh chịu khó xài tiền mặt giùm em !...” Tôi tức ông già đến độ, gọi vô trả tiền trước thì tôi chạy luôn, không thèm đổ xăng nữa !

 

Hôm, ông ra nói chuyện với tôi chứ không gọi vô trả tiền trước. “Tôi biết anh không chạy luôn như nhiều kẻ gian đã làm, tôi biết anh… Nhưng miếng cơm manh áo của tôi, tôi phải nghe lời chủ ! Anh thông cảm…”

 

Tôi ân hận. Nhiều khi mình đặt tự ái, tự trọng bản thân cao quá ! Rồi không hiểu cho khó khăn của người khác. Tôi thành bạn ông già Móc-cu-ra-đốp, có bà vợ Mang-guốc-Nga-đi-lốp-cốp, ưa quét dọn cây xăng.

 

Thời gian lặng lẽ đã sáu, bảy năm đi qua. Tối nay tôi đến đón vợ về, chợt nhớ xe gần hết xăng nên qua đổ xăng trong lúc vợ còn đếm tiền, tính sổ thu nhập trong ngày. Tôi được nghe tin buồn bất ngờ đến hoang mang. Ông già Nga trò chuyện với tôi vì cây xăng vắng khách về đêm. “Ông chủ của tôi đã qua đời hơn tháng nay. Ông ta bị nhồi máu cơ tim nhưng không qua khỏi. Nay, bà chủ đã sang lại cây xăng này cho người khác. Ông chủ mới không giữ tôi lại làm việc như hai anh bạn trẻ mà anh cũng quen biết. Tôi không nghĩ là tôi tìm được việc làm với tuổi tác đã cao của tôi… Rất mừng, được gặp anh trong ca làm cuối cùng của tôi, hôm nay. Tôi tặng anh món quà mọn để nhớ tới tôi vì tôi sẽ nhớ những người khách đổ xăng đáng nhớ - trong đó có anh. Tôi tặng anh cái quẹt Zipo mà có lần anh đã nói với tôi là ở bên Việt Nam rất quý cái quẹt này…”

 

Từ giã ông già khó chịu mà sao nghe buồn buồn trong lòng ! Sao không mừng khi thoát được một người khó chịu như ông ?! Tôi về tiệm nail để đón vợ. Em quát cho tôi một trận: “Đàn ông gì mà lắm chuyện hơn cả đàn bà ! Đi qua đổ xăng thôi mà gần một tiếng đồng hồ. Anh có biết là mấy giờ rồi không ?...” Tôi im lặng nhận lỗi ! Nhưng lòng tôi hoang mang… Sao tôi lại có thể thương yêu một người thấy ghét thế này ! Và ghét những người rất đáng yêu như ông chủ cây xăng; ông già Nga… tôi là người đáng ghét nhất trên hành tinh hụt hẫng này vì cả đời sai lộn.

 

 

(Viết theo lời kể bạn tôi)

 

 

Phan

 

(Sưu Tầm liên Mạng chuyển)

 

 

website counter