TÁC GIA? & TÁC PHÂ?M [tt]

Home | HUY PHU'O'NG | HUY PHU'O'NG [tt] | HUY PHU'O'NG 1 | HUY PHU'O'NG 2 | HUY PHU'O'NG 3 | HUY PHU'O'NG 4 | HUY PHU'O'NG 5 | HUY PHU'O'NG 6 | HUY PHU'O'NG 7 | HUY PHU'O'NG 8 | HUY PHU'O'NG 9 | HUY PHU'O'NG 10 | HUY PHU'O'NG 11 | HUY PHU'O'NG 12 | HUY PHU'O'NG 13 | HUY PHU'O'NG 14 | HUY PHU'O'NG 15 | HUY PHU'O'NG 16 | HUY PHU'O'NG 17 | HUY PHU'O'NG 18 | HUY PHU'O'NG 19 | HUY PHU'O'NG 20 | HUY PHU'O'NG 21 | HUY PHU'O'NG 22 | HUY PHU'O'NG 23 | HUY PHU'O'NG 24 | HUY PHU'O'NG 25 | HUY PHU'O'NG 26 | HUY PHU'O'NG 27 | HUY PHU'O'NG 28 | HUY PHU'O'NG 29 | HUY PHU'O'NG 30 | HUY PHU'O'NG 31 | HUY PHU'O'NG 32 | HUY PHU'O'NG 33 | HUY PHU'O'NG 34 | HUY PHU'O'NG 35 | HUY PHU'O'NG 36 | HUY PHU'O'NG 37 | HUY PHU'O'NG 38 | HUY PHU'O'NG 39 | HUY PHU'O'NG 40 | HUY PHU'O'NG 41 | HUY PHU'O'NG 42 | HUY PHU'O'NG 43 | HUY PHU'O'NG 44 | HUY PHU'O'NG 45 | HUY PHU'O'NG 46 | HUY PHU'O'NG 47 | HUY PHU'O'NG 48 | HUY PHU'O'NG 49 | HUY PHU'O'NG 50 | HUY PHU'O'NG 51 | HUY PHU'O'NG 52 | HUY PHU'O'NG 53 | HUY PHU'O'NG 54 | HUY PHU'O'NG 55 | HUY PHU'O'NG 56 | HUY PHU'O'NG 57 | HUY PHU'O'NG 58 | HUY PHU'O'NG 59 | HUY PHU'O'NG 60 | HUY PHU'O'NG 61 | HUY PHU'O'NG 62 | HUY PHU'O'NG 63 | HUY PHU'O'NG 64 | HUY PHU'O'NG 65 | HUY PHU'O'NG 66 | HUY PHU'O'NG 67 | HOÀNG LONG HA?I | HOÀNG LONG HA?I [tt] | HOÀNG LONG HA?I 1 | HOÀNG LONG HA?I 2 | HOÀNG LONG HA?I 3 | TIÊ?U TU'? | TIÊ?U TU'? [tt] | TIÊ?U TU'? 1 | TIÊ?U TU'? 2 | TIÊ?U TU'? 3 | TIÊ?U TU'? 4 | TIÊ?U TU'? 5 | TIÊ?U TU'? 6 | TIÊ?U TU'? 7 | TIÊ?U TU'? 8 | TIÊ?U TU'? 9 | TIÊ?U TU'? 10 | TIÊ?U TU'? 11 | TIÊ?U TU'? 12 | TIÊ?U TU'? 13 | TIÊ?U TU'? 14 | TIÊ?U TU'? 15 | TIÊ?U TU'? 16 | TIÊ?U TU'? 17 | TIÊ?U TU'? 18 | TIÊ?U TU'? 19 | TIÊ?U TU'? 20 | TIÊ?U TU'? 21 | TIÊ?U TU'? 22 | TIÊ?U TU'? 23 | TIÊ?U TU'? 24 | TIÊ?U TU'? 25 | TIÊ?U TU'? 26 | TIÊ?U TU'? 27 | TRÂ`N NGUYÊN -DÁN | TRÂ`N NGUYÊN -DÁN [tt] | TRÂ`N NGUYÊN -DÁN 1 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N [tt] | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 1 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 2 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 3 | TU'O?NG NA(NG TIÊ'N 4 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 5 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 6 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 7 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 8 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 9 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 10 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 11 | TRÂ`N TRUNG -DA.O | TRÂ`N TRUNG -DA.O [tt] | TRÂ`N TRUNG -DA.O 1 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 2 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 3 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 4 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 5 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 6 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 7 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 8 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 9 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 10 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 11 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 12 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 13 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 14 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 15 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 16 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 17

HUY PHU'O'NG 64

 

 

NHỚ NHỚ QUÊN QUÊN!

(Tác Giả: Huy Phương)

 

 

Khi cố nhớ là đă quên một nửa,

Lúc muốn quên là nhớ đến tận cùng!

(Không biết của ai)

 

Lâu nay, bước vào tuổi già, tôi bắt đầu nhận thấy ḿnh quên rất nhiều thứ. Bệnh mất trí nhớ, nôm na là bệnh quên của người già hiện nay rất phổ biến. Đó là "chứng hay quên" do tuổi tác, nhưng cũng có thể là biểu hiện ban đầu của sa sút trí tuệ của ḿnh.

 

 

Trong khi có người quên chuyện xưa, quên quá khứ th́ cũng có người quên mặt người, quên tên. Tôi là một người có chứng bệnh hay quên tên người, và đó cũng là một trở ngại trong lúc giao tiếp với bạn bè. Có lần gặp lại một người bạn rất thân ngày xưa, đáng lẽ phải kêu tên bạn lên một tiếng mừng rỡ cho vui ḷng ḿnh mà cũng toại ḷng bạn, nhưng chỉ đứng đó mà ú ớ, gọi một tiếng "mày" mà ḷng bấn loạn, có cảm giác tội lỗi v́ nhớ tên bạn không ra.

 

Nhưng có lẽ trên đời này, không phải riêng tôi mắc bệnh quên!

 

Tôi kể bạn nghe một câu chuyện khá buồn cười.

 

Cách đây không lâu, hai vợ chồng tôi đi ăn cháo Chợ Cũ, mới mở cửa vào, tôi thấy vợ chồng một người ở trong Hội Đồng Quản Trị nhật báo Người Việt, người mà tôi rất quen biết, cũng có lần ngồi uống cà phê với nhau ngoài phố, mà lần này bất chợt, tôi không thể nào nhớ ra nổi tên anh. Hơi ngượng và biết cái bệnh của ḿnh, lựa lúc anh chưa trông thấy tôi, tôi kiếm chỗ ngồi, chú ư lựa chỗ quay lưng lại với anh.

 

Trong khi vợ tôi gọi món ăn, tôi cố gắng nặn óc măi mà nghĩ không ra cái tên ông này. Một ư nghĩ thoáng qua, tôi nói với vợ tôi: "Anh ra ngoài xe một tí."

 

Ra đến xe, tôi lục t́m mấy tờ báo Người Việt cũ, vào trang hai, rà t́m ở chỗ Hội Đồng Quản Trị, th́ ra ông này là Nguyễn Phước Quan!

 

Bước trở lại vào quán, lần này tôi hiên ngang bước lại bàn vợ chồng anh Quan đang ngồi, đưa tay ra, tự tin kêu lên một tiếng, "Chào anh chị Quan, lâu ngày!". Anh Quan đứng dậy bắt tay tôi, vẻ bối rối thấy rơ. Nửa nh́n tôi, nửa quay sang vợ, anh nói, "Ai đây, xin lỗi, tôi quên!". Có lẽ biết bệnh chồng, chị Quan cười, "Anh Huy Phương đây chứ ai!"

 

Nếu chị Quan không "cứu bồ" có lẽ anh Quan cũng sẽ phải lâm cảnh ngượng ngùng. Nếu như anh chị Quan biết tôi vừa chạy ra xe để t́m cho ra cái tên anh, có lẽ anh sẽ buồn cười hơn, nhưng tôi đă "ăn gian" không kể lại chuyện này.

 

Phụ nữ thường có trí nhớ tốt hơn đàn ông, bằng chứng là tôi gặp chị Quan có một lần ở ṭa soạn, mà chị c̣n nhớ ra tôi, trong khi anh Quan và tôi khá thân mà lâm cảnh "quên" này. Có lần tôi gặp một người bạn cũ trong một quán cà phê, tôi cố gắng lắm cũng không nhớ ra tên. Lần ấy, tôi cũng chạy ra xe, không phải để lục tờ báo cũ, mà để gọi về nhà cho vợ. Tôi mô tả cái ông bạn, ngày xưa làm chung, nhà ở đường Trần Quốc Toản, có vợ người Nha Trang, ông tên chi, anh quên mất! Không một phút ngần ngại vợ tôi có ngay câu trả lời: - Ông Lâm!

 

Cũng v́ cái trí nhớ tốt của phụ nữ, cho nên đàn ông mới khổ.

 

Câu hỏi mà tôi băn khoăn là ở một phần năo thùy nào đó, chỗ để tên người của tôi đă bị hao ṃn, th́ tôi có tội ǵ không? Có lắm điều tôi muốn quên, mà càng về già, càng nhớ rơ, không quên được, nhất là chuyện cũ, trong khi có nhiều điều mới xảy ra đây thôi, cố nhớ mà nhớ không ra!

 

Muốn độ lượng th́ phải quên, muốn sống vui th́ nên quên. Muốn đạo đức th́ tâm phải hư (tiết trực- tâm hư) ḷng phải rỗng không, như cái ống tre rỗng ruột, không để bụng một điều ǵ, không vướng bận điều ǵ, không canh cánh bên ḷng chuyện chi.

 

Càng về già người ta càng ít nhớ chuyện hôm qua, nhưng càng về già càng nhớ dai những chuyện đă như xa lắc xa lơ.

 

Người ta thường than các bậc già nua bắt đầu lẩm cẩm, quên không biết cái ch́a khóa xe để đâu, cái ví vứt chỗ nào, nhưng vẫn thường nhớ nói chuyện cũ vanh vách. Đó là cái thời xa xưa, dễ chừng cách đây đă nửa thế kỷ. Những trận đánh để đời, vết thương này ở đâu ra, người bạn thân chết ở chiến trường nào. Rồi những ngày đi qua những trại tù non cao, nước thẳm, mịt mù những nỗi đau đớn, buồn phiền, không có một ngày vui. Có ngày về sum họp nhưng cũng có ngày về chia ĺa.

 

Định mệnh Việt Nam vẽ nên những cảnh đời khác biệt, nên có những ngày vui mà cũng có ngày buồn. Mỗi người ra đi mang theo một cuốn tiểu thuyết của đời ḿnh, nhưng chuyện kể có khi không người nghe. Có bầy con cháu nào đủ thời gian và kiên nhẫn để ngồi nghe một ông già ở xứ sở nào xa lạ đến, với những chuyện xa xôi như chuyện tiền kiếp, không thấy mà cũng khó tin. Trong đám bạn bè, cũng có lúc mệt mỏi, có người nói mà không có người nghe, v́ ai cũng đang muốn kể chuyện ḿnh.

 

Trong ṿng 30 năm nay, từ khi bỏ nước ra đi, chúng ta có bao nhiêu truyện kư, viết về chuyện nước non, chuyện đời ḿnh, cũng có những chuyện được phổ biến rộng răi, nhưng cũng có những tác phẩm được xếp kín trong tủ sách của riêng ḿnh, như một tâm sự giấu kín, ấp ủ cho hết một đời người. Người mất trí nhớ không c̣n cảm thấy khổ đau nhưng bất hạnh thay cho những kẻ muốn quên mà không quên được.

 

Chuyện khó quên nhất là chuyện quê hương đất nước. Có tắt TV, không vào Internet, không mở radio, cũng nghe chuyện bên nhà. Nói như Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ, gặp nhau nơi quê người, những người xa xứ 20 năm, 40 năm, không lẽ chỉ có một chuyện khoe nhà, khoe con, trong khi quê hương có bao nhiêu chuyện nặng ḷng. Có câu chuyện, đọc một lần, có những bản tin chỉ mới nghe qua, đă hằn sâu trong tâm khảm, như vết chém xuống, không tài nào trở thành vết sẹo trong chốc lát. Có những h́nh ảnh in đậm trong trí nhớ, mỗi đêm trở giấc, không tài nào ngủ lại được.

 

Đó không phải là những chuyện qua đường, hay câu chuyện thị phi nhà hàng xóm mà chính là chuyện của chính chúng ta, là đau đớn, trăn trở xót xa từ tận đáy ḷng, muốn xua đuổi, muốn quên đi mà quên không được.

 

Có một điều không phải ai cũng nhớ và cũng hiểu ra rằng: "Tôi là ai, mà tôi tới đây!"

 

Nhiều người thực sự đă quên, nhiều người lại không muốn nhớ, v́ nhớ là mua sự khổ đau. Thương cho ai đă không c̣n nhớ, mà cũng hạnh phúc cho ai đă quên được.

 

Muốn cho ḷng ḿnh rỗng không, tâm muốn "hư" mà "hư" không được.

 

Nhưng "không ruột" với vô tâm, vô cảm cũng cùng chung một nghĩa.

 

HUY PHƯƠNG

 

(T.T.K.D sưu tm và chuyn)

 

 

website counter