TÁC GIA? & TÁC PHÂ?M [tt]

Home | HUY PHU'O'NG | HUY PHU'O'NG [tt] | HUY PHU'O'NG 1 | HUY PHU'O'NG 2 | HUY PHU'O'NG 3 | HUY PHU'O'NG 4 | HUY PHU'O'NG 5 | HUY PHU'O'NG 6 | HUY PHU'O'NG 7 | HUY PHU'O'NG 8 | HUY PHU'O'NG 9 | HUY PHU'O'NG 10 | HUY PHU'O'NG 11 | HUY PHU'O'NG 12 | HUY PHU'O'NG 13 | HUY PHU'O'NG 14 | HUY PHU'O'NG 15 | HUY PHU'O'NG 16 | HUY PHU'O'NG 17 | HUY PHU'O'NG 18 | HUY PHU'O'NG 19 | HUY PHU'O'NG 20 | HUY PHU'O'NG 21 | HUY PHU'O'NG 22 | HUY PHU'O'NG 23 | HUY PHU'O'NG 24 | HUY PHU'O'NG 25 | HUY PHU'O'NG 26 | HUY PHU'O'NG 27 | HUY PHU'O'NG 28 | HUY PHU'O'NG 29 | HUY PHU'O'NG 30 | HUY PHU'O'NG 31 | HUY PHU'O'NG 32 | HUY PHU'O'NG 33 | HUY PHU'O'NG 34 | HUY PHU'O'NG 35 | HUY PHU'O'NG 36 | HUY PHU'O'NG 37 | HUY PHU'O'NG 38 | HUY PHU'O'NG 39 | HUY PHU'O'NG 40 | HUY PHU'O'NG 41 | HUY PHU'O'NG 42 | HUY PHU'O'NG 43 | HUY PHU'O'NG 44 | HUY PHU'O'NG 45 | HUY PHU'O'NG 46 | HUY PHU'O'NG 47 | HUY PHU'O'NG 48 | HUY PHU'O'NG 49 | HUY PHU'O'NG 50 | HUY PHU'O'NG 51 | HUY PHU'O'NG 52 | HUY PHU'O'NG 53 | HUY PHU'O'NG 54 | HUY PHU'O'NG 55 | HUY PHU'O'NG 56 | HUY PHU'O'NG 57 | HUY PHU'O'NG 58 | HUY PHU'O'NG 59 | HUY PHU'O'NG 60 | HUY PHU'O'NG 61 | HUY PHU'O'NG 62 | HUY PHU'O'NG 63 | HUY PHU'O'NG 64 | HUY PHU'O'NG 65 | HUY PHU'O'NG 66 | HUY PHU'O'NG 67 | HOÀNG LONG HA?I | HOÀNG LONG HA?I [tt] | HOÀNG LONG HA?I 1 | HOÀNG LONG HA?I 2 | HOÀNG LONG HA?I 3 | TIÊ?U TU'? | TIÊ?U TU'? [tt] | TIÊ?U TU'? 1 | TIÊ?U TU'? 2 | TIÊ?U TU'? 3 | TIÊ?U TU'? 4 | TIÊ?U TU'? 5 | TIÊ?U TU'? 6 | TIÊ?U TU'? 7 | TIÊ?U TU'? 8 | TIÊ?U TU'? 9 | TIÊ?U TU'? 10 | TIÊ?U TU'? 11 | TIÊ?U TU'? 12 | TIÊ?U TU'? 13 | TIÊ?U TU'? 14 | TIÊ?U TU'? 15 | TIÊ?U TU'? 16 | TIÊ?U TU'? 17 | TIÊ?U TU'? 18 | TIÊ?U TU'? 19 | TIÊ?U TU'? 20 | TIÊ?U TU'? 21 | TIÊ?U TU'? 22 | TIÊ?U TU'? 23 | TIÊ?U TU'? 24 | TIÊ?U TU'? 25 | TIÊ?U TU'? 26 | TIÊ?U TU'? 27 | TRÂ`N NGUYÊN -DÁN | TRÂ`N NGUYÊN -DÁN [tt] | TRÂ`N NGUYÊN -DÁN 1 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N [tt] | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 1 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 2 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 3 | TU'O?NG NA(NG TIÊ'N 4 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 5 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 6 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 7 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 8 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 9 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 10 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 11 | TRÂ`N TRUNG -DA.O | TRÂ`N TRUNG -DA.O [tt] | TRÂ`N TRUNG -DA.O 1 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 2 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 3 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 4 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 5 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 6 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 7 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 8 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 9 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 10 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 11 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 12 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 13 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 14 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 15 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 16 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 17

HUY PHU'O'NG 9

NHỮNG NGƯỜI MUÔN NĂM CŨ

 

NHỮNG NGƯỜI MUÔN NĂM CŨ

(Huy Phương)

 

 

Những lúc mệt mỏi, buồn phiền thay vì nghe một bản nhạc hay đi ra ngoài hít thở không khí, tôi thường đến bên bàn thờ gia đình, thắp hay không thắp một nén hương, đứng lặng một phút nhìn vào từng khuôn mặt của những người quá vãng qua khung ảnh. Sau phút đó, dù không giải thích được, tôi thấy lòng mình ấm áp và yên tĩnh trở lại.

 

Ðây là hình ảnh của cha tôi. Ngày xưa tôi thường oán trách ông vì cuộc sống đa thê và hoàn cảnh khó khăn của gia đình đã đem lại cho anh em tôi những nỗi phiền muộn và nhọc nhằn của tuổi ấu thơ. Nhưng khi tôi khôn lớn, và ông đã về già, không sống bên ông, tôi lại thương ông hơn. Sau khi miền Nam bị sụp đổ, ông sống những ngày cuối cùng trong nỗi cô đơn vì con cái, đứa thì trôi giạt nước ngoài, đứa thì lâm vòng tù tội. Ông nằm xuống vào một ngày tháng năm, khi tôi còn lặn lội trong những cánh rừng Việt Bắc. Nghe tin ông mất, tôi đã khóc, bao nhiêu nỗi trách móc, oán hờn ngày xưa đã trôi đi mất. Tôi nghĩ tôi chưa hoàn thành bổn phận của một đứa con, tôi lấy gì để trách về cuộc sống của cha tôi.

 

Này là mẹ tôi. Trên khung ảnh, tôi thấy hình như bà đang mỉm cười, dù suốt tuổi thanh xuân, cuộc đời bà quá là bất hạnh. Bà về "làm hầu" cha tôi từ năm mười bảy tuổi và cuộc đời bà cho đến lúc chúng tôi lớn thành người, là một chuỗi ngày đầy nước mắt. Lúc nào bà cũng coi tôi như đứa trẻ trong cánh tay bà ngày nào, trong khi lớn lên, tôi bay nhảy đó đây, nhiều lúc tôi đã không còn nhớ đến bà. Bây giờ về già tôi mới thấy mình là một đứa con bất hiếu, nhưng tôi làm được gì nữa. Tôi còn cái cảm nhận bằng khứu giác với bát cháo hành những ngày đau ốm và mùi rơm rạ khi mẹ tôi ngồi trong bếp lửa đun nồi cơm cho cả đại gia đình trong những ngày tôi còn thơ ấu.

 

Ðây là hình ảnh của ông bà nhạc gia, những người không hiện diện trong tuổi ấu thơ của tôi, nhưng khi đến tuổi trưởng thành, cuộc đời đã kết hợp để từ đó sinh ra một đại gia đình để các con có bên nội bên ngoại. Nhưng rồi theo quy luật của thời gian, khi trẻ con lớn lên, người lớn già đi, như những ngọn lá vàng rơi xuống, ủ ấm mặt đất để cho những mần non nhú lên như vòng quay của cuộc sống. Và nội, ngoại là những nhân vật sẽ không còn tồn tại trên thực tế, nhưng sẽ còn mãi trong tâm thức ấu thơ của mỗi một người.

 

Ðây là ảnh người anh trai. Mặc dầu là anh em cùng cha khác mẹ, ông đã hết lòng thương yêu tôi. Những ngày tháng trong chiến tranh ở thôn quê, gia đình túng quẫn, cả gia đình phải khoai sắn qua bữa, riêng phần anh tôi vì phải đi dạy học xa, mỗi sáng ông được bới một "mo" cơm trắng và muối mè mang theo đến trường. Biết em mình thiếu ăn và thèm cơm, buổi sáng trước khi đi, ông thường lấy con dao nhỏ cắt bốn cái "rìa" cơm để lại cho tôi. Khi lớn lên, khi còn độc thân, có thời gian tôi sống chung với gia đình ông, trong một lần bất bình, tôi bỏ nhà ông ra đi. Không giải quyết được gì, ông chỉ biết khóc vì không biết rồi ra sẽ nói với cha tôi ra sao !

 

Này là cô con gái của tôi. Tuổi thơ của miền Nam sau Tháng Tư năm 1975 không còn là tuổi thần tiên nữa khi phải sống với một bầu không khí xa lạ, kỳ thị và với cảnh nhà khó khăn trong khi cháu muốn được học hành và được đối xử tử tế. Con đường vượt thoát qua biển khơi nghìn trùng đã là câu chuyện ly biệt mà mỗi lần nhìn hình ảnh cháu chúng tôi không khỏi bùi ngùi, thương xót. Dù cuộc sống hôm nay có tốt đẹp, no ấm bao nhiêu đi nữa, thì sự mất mát này rất khó bù đắp được. Trong niềm tan vỡ chia ly của hàng chục nghìn gia đình Việt Nam, sự vắng mặt của con gái tôi hôm nay luôn luôn nhắc nhở cho tôi đến một giai đoạn đen tối nhất của đất nước mà riêng tôi khó lòng quên được.

 

Trong mỗi gia đình Việt Nam bàn thờ là nơi, không phải có sự sum họp của những người đã khuất mà là nơi sum họp của những người đang sống. Những ngày lễ Tết hay giỗ kỵ, gia đình quây quần, thắp nén hương lên bàn thờ để tưởng nhớ những người đã khuất, chúng ta không khỏi không nghĩ đến những ngày đã qua, quãng đời thơ ấu, trưởng thành với biết bao nhiêu kỷ niệm khó quên của từng mỗi một gia đình. Dưới những mái từ đường ngày xưa, nhiều thế hệ hiện diện trên bàn thờ tổ tiên, trong một bầu không khí khá âm u, nhiều khi mang vẻ linh thiêng, huyền bí. Ngày nay, bàn thờ gia đình thường ở chỗ sáng sủa, gần gũi với những thành viên của gia đình hơn, để con cháu mỗi ngày có thể nhìn thấy hình ảnh ông bà, cha mẹ, cùng với những người trong gia đình đã khuất.

 

Theo thói quen của nhiều người lớn tuổi, ngày trước đã quen biết với gia đình, sau nhiều năm xa cách, trong dịp trở lại thăm viếng, họ đã đến bên bàn thờ kính cẩn thắp một nén hương, như một lời chào hỏi người lớn tuổi. Thói quen đó, ngày nay nhiều người vẫn còn giữ như một nền nếp rất Á Ðông. Những ngày thơ ấu, vào những ngày đầu năm Tết Âm lịch, tôi vẫn thường được cha tôi dẫn đi thăm viếng, lễ bái từ chính căn nhà của ông bà nội tôi, sáng đến nhà ông chú, ông bác, đến nhà thờ họ, nhà thờ chi, tổng kết gần năm chục cái bàn thờ có mang khung ảnh tổ tiên, ông bà đã khuất, mỗi nơi bốn lạy, ba vái. Vì sao vào những ngày cuối năm, chúng ta lại có thói quen quét dọn bàn thờ, lau chùi lại bộ đồ đồng, bát nhang hay bộ đèn và bàn thờ tổ tiên là nơi quan trọng, thiêng liêng nhất của ba ngày Tết. Cũng nhờ những ngày lễ giỗ, bà con dòng họ đều biết nhau, "ba đời chưa rời cánh tay", không như bây giờ anh em họ ra đường không biết mặt nhau.

 

Một gia đình không có bàn thờ tổ tiên như một đời người không có quá khứ. Chúng ta có cảm tưởng như cha mẹ vẫn còn đó, hàng ngày đang chứng kiến những nỗi vui buồn và sinh hoạt của con cháu. Hình như trên bàn thờ gia đình, người chết vẫn luôn luôn hiện diện bên người sống, và mỗi lần nhang khói lại đem thêm lại niềm ấm áp cho tất cả mọi người.

 

Rồi đây: "Này chồng này mẹ này cha, này là em ruột, này là em dâu" tất cả đều trở thành cát bụi, và gian nhà thờ là nơi dĩ vãng thường sống dậy trong những ngày giỗ kỵ hay lễ Tết của gia đình của những thế hệ nối tiếp.

 

 

Huy Phương

(Sưu Tầm Liên Mạng chuyển)

website counter