TÁC GIA? & TÁC PHÂ?M [tt]

Home | HUY PHU'O'NG | HUY PHU'O'NG [tt] | HUY PHU'O'NG 1 | HUY PHU'O'NG 2 | HUY PHU'O'NG 3 | HUY PHU'O'NG 4 | HUY PHU'O'NG 5 | HUY PHU'O'NG 6 | HUY PHU'O'NG 7 | HUY PHU'O'NG 8 | HUY PHU'O'NG 9 | HUY PHU'O'NG 10 | HUY PHU'O'NG 11 | HUY PHU'O'NG 12 | HUY PHU'O'NG 13 | HUY PHU'O'NG 14 | HUY PHU'O'NG 15 | HUY PHU'O'NG 16 | HUY PHU'O'NG 17 | HUY PHU'O'NG 18 | HUY PHU'O'NG 19 | HUY PHU'O'NG 20 | HUY PHU'O'NG 21 | HUY PHU'O'NG 22 | HUY PHU'O'NG 23 | HUY PHU'O'NG 24 | HUY PHU'O'NG 25 | HUY PHU'O'NG 26 | HUY PHU'O'NG 27 | HUY PHU'O'NG 28 | HUY PHU'O'NG 29 | HUY PHU'O'NG 30 | HUY PHU'O'NG 31 | HUY PHU'O'NG 32 | HUY PHU'O'NG 33 | HUY PHU'O'NG 34 | HUY PHU'O'NG 35 | HUY PHU'O'NG 36 | HUY PHU'O'NG 37 | HUY PHU'O'NG 38 | HUY PHU'O'NG 39 | HUY PHU'O'NG 40 | HUY PHU'O'NG 41 | HUY PHU'O'NG 42 | HUY PHU'O'NG 43 | HUY PHU'O'NG 44 | HUY PHU'O'NG 45 | HUY PHU'O'NG 46 | HUY PHU'O'NG 47 | HUY PHU'O'NG 48 | HUY PHU'O'NG 49 | HUY PHU'O'NG 50 | HUY PHU'O'NG 51 | HUY PHU'O'NG 52 | HUY PHU'O'NG 53 | HUY PHU'O'NG 54 | HUY PHU'O'NG 55 | HUY PHU'O'NG 56 | HUY PHU'O'NG 57 | HUY PHU'O'NG 58 | HUY PHU'O'NG 59 | HUY PHU'O'NG 60 | HUY PHU'O'NG 61 | HUY PHU'O'NG 62 | HUY PHU'O'NG 63 | HUY PHU'O'NG 64 | HUY PHU'O'NG 65 | HUY PHU'O'NG 66 | HUY PHU'O'NG 67 | HOÀNG LONG HA?I | HOÀNG LONG HA?I [tt] | HOÀNG LONG HA?I 1 | HOÀNG LONG HA?I 2 | HOÀNG LONG HA?I 3 | TIÊ?U TU'? | TIÊ?U TU'? [tt] | TIÊ?U TU'? 1 | TIÊ?U TU'? 2 | TIÊ?U TU'? 3 | TIÊ?U TU'? 4 | TIÊ?U TU'? 5 | TIÊ?U TU'? 6 | TIÊ?U TU'? 7 | TIÊ?U TU'? 8 | TIÊ?U TU'? 9 | TIÊ?U TU'? 10 | TIÊ?U TU'? 11 | TIÊ?U TU'? 12 | TIÊ?U TU'? 13 | TIÊ?U TU'? 14 | TIÊ?U TU'? 15 | TIÊ?U TU'? 16 | TIÊ?U TU'? 17 | TIÊ?U TU'? 18 | TIÊ?U TU'? 19 | TIÊ?U TU'? 20 | TIÊ?U TU'? 21 | TIÊ?U TU'? 22 | TIÊ?U TU'? 23 | TIÊ?U TU'? 24 | TIÊ?U TU'? 25 | TIÊ?U TU'? 26 | TIÊ?U TU'? 27 | TRÂ`N NGUYÊN -DÁN | TRÂ`N NGUYÊN -DÁN [tt] | TRÂ`N NGUYÊN -DÁN 1 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N [tt] | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 1 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 2 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 3 | TU'O?NG NA(NG TIÊ'N 4 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 5 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 6 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 7 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 8 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 9 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 10 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 11 | TRÂ`N TRUNG -DA.O | TRÂ`N TRUNG -DA.O [tt] | TRÂ`N TRUNG -DA.O 1 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 2 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 3 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 4 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 5 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 6 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 7 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 8 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 9 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 10 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 11 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 12 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 13 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 14 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 15 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 16 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 17

HUY PHU'O'NG 39

 

Xin mt chút bn rn cho đời

(Tạp ghi Huy Phương)

 

 

Trong cuộc đời khổ đau nhiều hơn hạnh phúc này, nói đến chữ nhàn hạ hay nhàn rỗi, gần như một sự mỉa mai cay đắng và đầy vẻ bất công. Ông Nguyễn Công Trứ theo cung cách Nho giáo muốn hưởng nhàn thơ túi rượu bầu, "Gót tiên đeo đủng đỉnh một đôi d́ - Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng", hưởng thú "trăng hoa tuyết nguyệt". Ông Nguyễn Bỉnh Khiêm th́ "Thanh thản ngắm hoa, nghe chim hót- Uống rượu ngâm thơ, hưởng thú đời". Loài người khốn khổ không mấy ai được nhàn hạ, thong dong như quư cụ, muốn "sỏi đá cũng thành cơm", con người phải "trầy vi, tróc vẩy" , làm mửa mật ra mới có miếng ăn.

 

Trong khi nhiều vị rủng rỉnh đồng đô la, bỏ ra nửa tháng, hai mươi ngày để đi du lịch về Việt Nam, tắm nắng Vũng Tàu, Nha Trang, đi chơi trên vịnh Hạ Long, hay nằm dài thoải mái trong tiệm tắm hơi hay massage, th́ có những người như bà cụ Phạm Đoàn, 76 tuổi ở Nha Trang, một giờ khuya đă dầm ḿnh xuống biển ṃ cua bắt ốc, cụ Đặng Huyền, 98 tuổi ở Huế c̣n đạp xích lô hay nhiều ông bà già tuổi đă ngoài 70, c̣n phải lê lết ngửa tay đi ăn xin để cuối ngày có cái ǵ mà bỏ vào miệng.

 

Chúng ta cũng biết rằng theo cách chiết tự trong chữ nho th́ "Thị tại môn tiền náo- Nguyệt lai môn hạ nhàn" (chữ thị nằm giữa chữ môn là chữ náo, chữ nguyệt ở giữa chữ môn là chữ nhàn).  Người sống ở nơi chợ búa lúc nào cũng bận rộn toan tính lỗ lời, có khi tất bật v́ miếng cơm manh áo, có đâu ung dung như kẻ phú quư thanh nhàn, biết đến thú vui nh́n cảnh trăng lên, hoa nở. Cũng trăng, cũng trời, cũng mây ấy, mà người nông dân vất vả, trời chưa sáng đă ra đồng, tối mịt mới dắt trâu về nhà, than thở một đời: "Một ngày hai buổi cơm đèn, lấy ǵ má phấn răng đen hở chàng!" Đó là nói chuyện quê hương, c̣n nỗi khổ đau của loài người th́ vô tận, con người sống suốt đời chỉ biết gục mặt xuống đất với miếng ăn, có giây phút nào cho trăng hoa, mây gió, "khi chén rượu, khi cuộc cờ, khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên". Sao thế giới này bất công đến thế!

 

Nhiều ư tưởng lại không thích sự nhàn nhă, cho nhàn là cha đẻ của tội lỗi: "Nhàn cư vi bất thiện". Trong nhiều xứ sở, những kẻ ăn không ngồi rồi đi phá làng phá xóm, phụ nữ nhàn hạ sinh ra ngồi lê đôi mách, và phải chăng cờ bạc cũng phát sinh từ chuyện quá ư rảnh rỗi. Những ông bà nội ngoại dành nhiều thời gian chăm sóc con cháu đâu c̣n có thời gian ngồi xe bus đi casino. Nhiều người cho rằng chính thời gian về hưu hay đến tuổi già là lúc bận rộn nhất của đời người.

 

Ở nước Mỹ này chúng ta thấy nhiều ông cụ già bước đi không vững, giờ tan học c̣n ra đứng đường làm "crossing guard" hay những bà cụ móm mém c̣n đứng bán hàng trong "thrift store", tôi chắc chắn họ đi làm không phải v́ tiền. Cũng rất nhiều vị cao niên Mỹ đi làm "thiện nguyện" trong các cơ quan cảnh sát, trường học, bệnh viện, người già Việt Nam th́ đến chùa, nhà thờ để cho đời sống của ḿnh không quá tẻ nhạt v́ nhàn rỗi. Một ông cụ được đưa vào bệnh viện ba hôm, bà cụ nuôi bệnh, đi theo năn nỉ: "Ông làm ơn ráng ăn uống, thuốc men, mau b́nh phục mà về nhà!".  Ông cụ chán nản, rên rỉ: "Ở đâu cũng vậy, về nhà th́ tôi cũng nằm lên nằm xuống, ăn ngủ có ǵ khác ở đây đâu, mà đ̣i tôi về!". Đó chính là cuộc sống nhàn hạ, nhàm chán, một thứ "địa ngục dịu dàng".

 

Nhưng cũng chính v́ tham tiền hay tham làm việc người suốt đời tất bật, không ngơi nghỉ, có khi quên cả ăn uống và không có cả thời gian để ngủ. Chúng ta thử tưởng tượng đến hoạt động của một tiệm ăn khi bà chủ ham công tiếc việc, không biết phân công, không hề tin cậy ai, dù là con cháu trong nhà, sợ mất túi tiền, một ḿnh ôm hết công việc từ sáng đến tối. Nghỉ một ngày là mất một số lợi tức, cứ như thế năm này qua tháng nọ, cho đến lúc vào thẳng bệnh viện, vô nursing home hay ra thẳng nghĩa địa, rồi th́ số tiền tom góp, dành dụm ấy để cho ai. Trên thế giới, Âu cũng như Á bệnh "điên v́ mê làm việc", một thứ bệnh dịch do làm việc quá nhiều, quá sức đến nỗi gây ra t́nh trạng tâm thần, căng thẳng đưa đến việc tự tử.

 

Nhiều người biết bớt công việc, mỗi năm sắp đặt cho ḿnh những cuộc du lịch xa cũng không phải là người biết hưởng nhàn. Cứ nghĩ chương tŕnh dày đặc của những chuyến đi cũng đủ kinh hoàng. Sáng tinh mơ đă thức giấc, chuẩn bị xuống pḥng khách sạn ăn sáng, lật đật ra điểm hẹn, tham quan th́ vừa đi vừa chạy cho đúng giờ hẹn lên xe. Lỡ đi trễ th́ bao nhiêu con mắt đổ dồn vào ḿnh như nh́n con quái vật. Đi du lịch là phải chấp nhận ăn uống những món nơi địa phương ḿnh đến và v́ khác biệt văn hóa, ăn uống thường là một niềm vui đă trở thành một nghĩa vụ. Sau một chuyến du lịch về, không lên cân, yêu đời mà có khi sút cân, mệt mỏi.

 

Nhưng nhàn cũng không có nghĩa là không làm ǵ, nằm lên nằm xuống, đi ra đi vào, vật vờ như ngọn cỏ để cho gió đùa. Tôi thích những người biết xếp đặt cho ḿnh một ngày làm việc, giao tiếp nghỉ ngơi hợp lư. Nếu bạn muốn nhờ ai một công việc ǵ xin hỏi đến người bận rộn, đừng bao giờ nhờ đến người nhàn rỗi. Họ thật bận rộn đấy, có bao nhiêu việc phải làm, vẫn chu toàn, xếp đặt được thời gian, nhưng phong thái vẫn ung dung.  Buổi sáng vẫn có ly cà phê pha xong, thưởng thức chậm răi, không phải cái ông sáng dậy vừa đánh răng, vừa chải tóc, khi ra xe th́ vừa đi vừa cài nút áo, tay cầm tờ báo, tay xách cái lunch-box. Buổi tối về, c̣n chút thời giờ chơi với con, đùa với con chó nhỏ hay dành chút riêng tư cho bạn đời.

 

Đối với các cụ cao niên ở hải ngoại, ngày nay các cụ không c̣n phải lo cái ăn cái mặc vất vả, nhưng nếu các cụ không tạo cho ḿnh một sự bận rộn nào ngoài chiếc giường và cái TV, không phải là bác sĩ, tôi cũng "chẩn đoán" cho các cụ là tuổi thọ chẳng c̣n bao lâu. Nhiều điều không được xem là công việc vẫn là chút bận rộn cho đời đỡ nhàm chán, một buổi hẹn ḥ với bạn cũ ở quán cà phê, thăm bạn nằm trong bệnh viện hay ở nhà quàn, một ngày cuối tuần vui chơi họp mặt. Nhiều người buổi sáng thức giấc không muốn ra khỏi giường v́ nghĩ hôm nay không có việc ǵ phải làm, không đi đâu, không có hẹn ḥ với ai, không có dự định ǵ. Nói cho rơ ra, nếu hôm nay con người đó chẳng may qua đời, hay ngừng thở th́ cũng chẳng có ai quan tâm, v́ đời sống ấy chẳng liên hệ, thiệt tḥi ǵ đến ai, với cả ngay đứa cháu ở ngay trong nhà.

 

Xin một chút bận rộn cho đời khỏi nhàm chán và lúc thong dong không quên người tất bật.

 

 

HUY PHƯƠNG

 

(Duyên Phó sưu tầm và chuyển)

 

website counter