TÁC GIA? & TÁC PHÂ?M [tt]

Home | HUY PHU'O'NG | HUY PHU'O'NG [tt] | HUY PHU'O'NG 1 | HUY PHU'O'NG 2 | HUY PHU'O'NG 3 | HUY PHU'O'NG 4 | HUY PHU'O'NG 5 | HUY PHU'O'NG 6 | HUY PHU'O'NG 7 | HUY PHU'O'NG 8 | HUY PHU'O'NG 9 | HUY PHU'O'NG 10 | HUY PHU'O'NG 11 | HUY PHU'O'NG 12 | HUY PHU'O'NG 13 | HUY PHU'O'NG 14 | HUY PHU'O'NG 15 | HUY PHU'O'NG 16 | HUY PHU'O'NG 17 | HUY PHU'O'NG 18 | HUY PHU'O'NG 19 | HUY PHU'O'NG 20 | HUY PHU'O'NG 21 | HUY PHU'O'NG 22 | HUY PHU'O'NG 23 | HUY PHU'O'NG 24 | HUY PHU'O'NG 25 | HUY PHU'O'NG 26 | HUY PHU'O'NG 27 | HUY PHU'O'NG 28 | HUY PHU'O'NG 29 | HUY PHU'O'NG 30 | HUY PHU'O'NG 31 | HUY PHU'O'NG 32 | HUY PHU'O'NG 33 | HUY PHU'O'NG 34 | HUY PHU'O'NG 35 | HUY PHU'O'NG 36 | HUY PHU'O'NG 37 | HUY PHU'O'NG 38 | HUY PHU'O'NG 39 | HUY PHU'O'NG 40 | HUY PHU'O'NG 41 | HUY PHU'O'NG 42 | HUY PHU'O'NG 43 | HUY PHU'O'NG 44 | HUY PHU'O'NG 45 | HUY PHU'O'NG 46 | HUY PHU'O'NG 47 | HUY PHU'O'NG 48 | HUY PHU'O'NG 49 | HUY PHU'O'NG 50 | HUY PHU'O'NG 51 | HUY PHU'O'NG 52 | HUY PHU'O'NG 53 | HUY PHU'O'NG 54 | HUY PHU'O'NG 55 | HUY PHU'O'NG 56 | HUY PHU'O'NG 57 | HUY PHU'O'NG 58 | HUY PHU'O'NG 59 | HUY PHU'O'NG 60 | HUY PHU'O'NG 61 | HUY PHU'O'NG 62 | HUY PHU'O'NG 63 | HUY PHU'O'NG 64 | HUY PHU'O'NG 65 | HUY PHU'O'NG 66 | HUY PHU'O'NG 67 | HOÀNG LONG HA?I | HOÀNG LONG HA?I [tt] | HOÀNG LONG HA?I 1 | HOÀNG LONG HA?I 2 | HOÀNG LONG HA?I 3 | TIÊ?U TU'? | TIÊ?U TU'? [tt] | TIÊ?U TU'? 1 | TIÊ?U TU'? 2 | TIÊ?U TU'? 3 | TIÊ?U TU'? 4 | TIÊ?U TU'? 5 | TIÊ?U TU'? 6 | TIÊ?U TU'? 7 | TIÊ?U TU'? 8 | TIÊ?U TU'? 9 | TIÊ?U TU'? 10 | TIÊ?U TU'? 11 | TIÊ?U TU'? 12 | TIÊ?U TU'? 13 | TIÊ?U TU'? 14 | TIÊ?U TU'? 15 | TIÊ?U TU'? 16 | TIÊ?U TU'? 17 | TIÊ?U TU'? 18 | TIÊ?U TU'? 19 | TIÊ?U TU'? 20 | TIÊ?U TU'? 21 | TIÊ?U TU'? 22 | TIÊ?U TU'? 23 | TIÊ?U TU'? 24 | TIÊ?U TU'? 25 | TIÊ?U TU'? 26 | TIÊ?U TU'? 27 | TRÂ`N NGUYÊN -DÁN | TRÂ`N NGUYÊN -DÁN [tt] | TRÂ`N NGUYÊN -DÁN 1 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N [tt] | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 1 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 2 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 3 | TU'O?NG NA(NG TIÊ'N 4 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 5 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 6 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 7 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 8 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 9 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 10 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 11 | TRÂ`N TRUNG -DA.O | TRÂ`N TRUNG -DA.O [tt] | TRÂ`N TRUNG -DA.O 1 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 2 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 3 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 4 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 5 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 6 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 7 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 8 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 9 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 10 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 11 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 12 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 13 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 14 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 15 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 16 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 17

HUY PHU'O'NG 1

“LẠY NGÀI

 

“LẠY NGÀI ...”

(Huy Phương)

 

 

Hồi chúng tôi còn nhỏ bé tí vẫn nghe người lớn tuổi chung quanh dùng tiếng “Ngài” để gọi Vua Bảo Đại trong những câu như “Ngài ngự ra Bắc”, hay để gọi Thần cây đa cây đề như mỗi lần mẹ tôi xuýt xoa khấn vái một điều gì “trăm lạy Ngài linh thiêng phù hộ...”. Đó là cái thời vừa phong kiến vừa mê tín dị đoan đã qua, bẵng đi đã lâu khoảng chừng ba mươi năm, tôi lại nghe chính miệng người Cộng Sản nói hay dùng trong các văn bản tiếng “Ngài” một cách khá khúm na, khúm núm với các chức vụ như Tổng Thống, hay Đại Sứ nước ngoài. Thật tình đây là bản dịch tiếng Việt nên các Ngài này cũng không được đọc và hiểu chúng gọi mình bằng danh xưng nào, nhưng chủ ý điều này chỉ để cho người dân biết là mình đã trang trọng thế nào đối với những nhân vật ngoại giao quốc tế.

 

Tiếng Ngài được dùng khi gọi một nhân vật tôn giáo để tỏ lòng tôn kính nghe không chướng tai, nhưng khi dùng cho một nhân vật chính trị nghe có vẻ vướng vất một chút hèn hạ như người đi xin ân huệ. Trước đây trong một chương trình phỏng vấn truyền hình, một ký giả đã có sáng kiến dùng một danh từ đã lâu không ai dùng, để gọi ông Nguyễn Cao Kỳ bằng “Ngài” nghe đã lạ tai, nay lại được biết ông Nguyễn Cao Kỳ lại dùng tiếng “Ngài” để tâng bốc cái ông đối thủ ngày trước, nhỏ tuổi hơn ông là Nguyễn Minh Triết bằng tiếng “Ngài” như lời ông phát biểu trong một bản tin của báo Vieweekly: “Tôi không ngần ngại gọi những nhà lãnh đạo hiện hữu là ngài, vì đó là thủ tục tối thiểu, tôi cũng là một người lãnh đạo quốc gia”.

 

Thật là mỉa mai và xấu hổ hết chỗ nói ! Có ai bắt ông Kỳ phải khúm núm gọi ông Triết bằng Ngài đâu, mà chỉ cần gọi “Ông Chủ Tịch” đúng với chức vụ, cũng như trước đây người ta chỉ cần gọi ông là “Ông Phó Tổng Thống” là đủ. Nếu hồi đó có thằng nào nịnh bợ xin xỏ ông một ân huệ nào mà gãi đầu gãi tai trước mặt ông, gọi là “Ngài Phó Tổng Thống” thì ông đã điên tiết lên mà bợp tai đá đít nó, vì tôi biết tính ông cũng nóng nảy mà ngang ngược lắm, có đời nào đứng yên để nghe lời nịnh bợ trơ trẽn như thế.

 

Chuyện này làm tôi chợt nhớ đến một chuyện ngụ ngôn La Fontaine, “Thần Chết và Lão Tiều Phu” (La Mort et Le Bucheron). Ông tiều phu khổ quá than thở muốn chết đi cho xong, bèn gọi tên Thần Chết, nhưng khi Thần Chết hiện ra thì ông lại sợ quýnh lên, líu lưỡi gọi Thần Chết là Ngài: “Nhờ tay Ngài nhắc đỡ (bó củi) lên vai ...” (bản dịch rất Việt Nam của học giả Nguyễn Văn Vĩnh). Thường thường khi gọi ai bằng Ngài là lòng ta đã run sợ lắm, kiểu như ông tiều phu ở trên và bà mẹ tôi mỗi lúc con cái trở trời ấm đầu thì ra cái miếu sau nhà hay dưới gốc cây đa mà kêu Ngài lia lịa vì sợ Ngài quở hay Ngài phạt.

 

Khi một người đứng trước một người, mà giở cái giọng thưa bẩm, gọi người đối diện bằng Ngài thì ta cũng thấy con người đó nhỏ nhoi tội nghiệp chừng nào, chưa nói đến cái tư cách run sợ, khép mình để cầu xin ân huệ của người ấy.

 

Một chuyện khác là, tôi cũng không hiểu vì sao trong văn thư của Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam ở Nha Trang gởi cho Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết, đề ngày 7 tháng 7-2007, mà chúng ta đọc được ở hải ngoại, lại viết là: “Cụ Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”, rồi lại “Kính thưa Cụ Chủ Tịch”, cuối cùng là “Kính chúc Cụ sức khoẻ”. Chữ Cụ trong văn thư này có cần thiết không ? Cụ Triết còn trẻ lắm, chắc chắn là dưới thất thập, cụ Triết lại chưa có râu, gọi cụ ấy bằng cụ chắc cụ ấy buồn hơn là vui.

 

Theo ngôn ngữ Việt Nam, chữ “Cụ” không dùng cho chức tước mà chỉ dùng để tỏ lòng kính trọng đối với một người già như Cụ Phan Bội Châu, Cụ Nguyễn Hải Thần, Cụ Phan Chu Trinh, hay chưa già như Cụ Ngô đối với dân miền Nam (cụ Ngô về nước chấp chánh mới có 47 tuổi) cụ Hồ đối với dân miền Bắc (được làm là chủ tịch cũng ở tuổi xem-xem), vì người ta không thể gọi là Cụ Tổng Thống hay Cụ Chủ Tịch.

 

Thời Pháp thuộc, phong kiến, ở thôn quê, vì nỗi sợ hãi đối với những người cầm quyền có thế lực, người dân đen đã dùng tiếng Cụ để gọi các ông Lý Trưởng, Phó Lý như trong chuyện “Tắt Đèn” có nhân vật chị Dậu.

 

Thị Mịch trong Giông Tố thì van lạy Nghị Hách bằng danh từ “Quan”: “Xin Quan tha cho con !”. Thời Pháp hễ ai có chút Tây học hay tham gia chính quyền đều được gọi bằng Quan như Quan Chánh, Quan Quản kể cả vào nhà thương thì lạy Quan Đốc Tờ, vào trường xin cho con đi học thì lạy Quan Đốc Học. Vì vậy Quan cứ hếch mặt lên, coi đám dân đen như cỏ rác.

 

Nhiều khi chúng ta chê ngôn ngữ Tây Phương nói về danh xưng, vai vế ai cũng cá mè một lứa “ toi, moi” hay “you, me”, nhưng nói về chữ nghĩa Việt Nam, thì những Cụ, những Ngài, những Quan nghe nhiều khi phát mệt và thường tỏ ra cái tinh thần tôn kính quá đáng, mang đầy mặc cảm tự ti.

 

Từ khi miền Nam được nếm mùi Cộng Sản, thì danh xưng lại được “cách mạng hoá” triệt để. Cấp trên, cấp dưới gọi nhau như bà con trong nhà, như hồi mới ở trong bưng, mới nghe qua tưởng như bình dân, thân mật lắm. Nhân viên thì gọi Giám Đốc, Trưởng Phòng bằng Bác Năm, Chú Ba ... nhưng chú Ba thì cấu mông cháu thư ký, bác Năm thì nhìn nữ nhân viên như Chó sói nhìn “cô bé ... quàng khăn đỏ”. Bác Hồ thì “mục hạ vô nhân”, tất cả các ông già bà cả cho tới đàn bà con nít đều một tiếng “Bác Hồ”, hai tiếng “Bác Hồ”, mà chẳng nghe ai than phiền, khiếu nại.

 

Chúng ta gọi ai bằng Ông, Bà cũng đủ tỏ lòng kính trọng. Người viết sử cũng có thể viết ông Hồ Chí Minh hay ông Ngô Đình Diệm mà không sợ ai nói vô lễ hay xấc xược. Có chăng là ở thái độ tự ty của người gọi và sự tôn xưng quá đáng cho người được gọi. Không biết những nhà “cách mạng vô sản” như Nguyễn Minh Triết nghĩ sao khi được người khác gọi là “Ngài” hay “Cụ”, còn liêm sĩ thì biết ngượng ngùng, không thì mang thêm mặc cảm tự cao tự đại.

 

 

HUY PHƯƠNG

(Sưu Tầm Liên Mạng chuyển)

 

website counter