TÁC GIA? & TÁC PHÂ?M [tt]

Home | HUY PHU'O'NG | HUY PHU'O'NG [tt] | HUY PHU'O'NG 1 | HUY PHU'O'NG 2 | HUY PHU'O'NG 3 | HUY PHU'O'NG 4 | HUY PHU'O'NG 5 | HUY PHU'O'NG 6 | HUY PHU'O'NG 7 | HUY PHU'O'NG 8 | HUY PHU'O'NG 9 | HUY PHU'O'NG 10 | HUY PHU'O'NG 11 | HUY PHU'O'NG 12 | HUY PHU'O'NG 13 | HUY PHU'O'NG 14 | HUY PHU'O'NG 15 | HUY PHU'O'NG 16 | HUY PHU'O'NG 17 | HUY PHU'O'NG 18 | HUY PHU'O'NG 19 | HUY PHU'O'NG 20 | HUY PHU'O'NG 21 | HUY PHU'O'NG 22 | HUY PHU'O'NG 23 | HUY PHU'O'NG 24 | HUY PHU'O'NG 25 | HUY PHU'O'NG 26 | HUY PHU'O'NG 27 | HUY PHU'O'NG 28 | HUY PHU'O'NG 29 | HUY PHU'O'NG 30 | HUY PHU'O'NG 31 | HUY PHU'O'NG 32 | HUY PHU'O'NG 33 | HUY PHU'O'NG 34 | HUY PHU'O'NG 35 | HUY PHU'O'NG 36 | HUY PHU'O'NG 37 | HUY PHU'O'NG 38 | HUY PHU'O'NG 39 | HUY PHU'O'NG 40 | HUY PHU'O'NG 41 | HUY PHU'O'NG 42 | HUY PHU'O'NG 43 | HUY PHU'O'NG 44 | HUY PHU'O'NG 45 | HUY PHU'O'NG 46 | HUY PHU'O'NG 47 | HUY PHU'O'NG 48 | HUY PHU'O'NG 49 | HUY PHU'O'NG 50 | HUY PHU'O'NG 51 | HUY PHU'O'NG 52 | HUY PHU'O'NG 53 | HUY PHU'O'NG 54 | HUY PHU'O'NG 55 | HUY PHU'O'NG 56 | HUY PHU'O'NG 57 | HUY PHU'O'NG 58 | HUY PHU'O'NG 59 | HUY PHU'O'NG 60 | HUY PHU'O'NG 61 | HUY PHU'O'NG 62 | HUY PHU'O'NG 63 | HUY PHU'O'NG 64 | HUY PHU'O'NG 65 | HUY PHU'O'NG 66 | HUY PHU'O'NG 67 | HOÀNG LONG HA?I | HOÀNG LONG HA?I [tt] | HOÀNG LONG HA?I 1 | HOÀNG LONG HA?I 2 | HOÀNG LONG HA?I 3 | TIÊ?U TU'? | TIÊ?U TU'? [tt] | TIÊ?U TU'? 1 | TIÊ?U TU'? 2 | TIÊ?U TU'? 3 | TIÊ?U TU'? 4 | TIÊ?U TU'? 5 | TIÊ?U TU'? 6 | TIÊ?U TU'? 7 | TIÊ?U TU'? 8 | TIÊ?U TU'? 9 | TIÊ?U TU'? 10 | TIÊ?U TU'? 11 | TIÊ?U TU'? 12 | TIÊ?U TU'? 13 | TIÊ?U TU'? 14 | TIÊ?U TU'? 15 | TIÊ?U TU'? 16 | TIÊ?U TU'? 17 | TIÊ?U TU'? 18 | TIÊ?U TU'? 19 | TIÊ?U TU'? 20 | TIÊ?U TU'? 21 | TIÊ?U TU'? 22 | TIÊ?U TU'? 23 | TIÊ?U TU'? 24 | TIÊ?U TU'? 25 | TIÊ?U TU'? 26 | TIÊ?U TU'? 27 | TRÂ`N NGUYÊN -DÁN | TRÂ`N NGUYÊN -DÁN [tt] | TRÂ`N NGUYÊN -DÁN 1 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N [tt] | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 1 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 2 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 3 | TU'O?NG NA(NG TIÊ'N 4 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 5 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 6 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 7 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 8 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 9 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 10 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 11 | TRÂ`N TRUNG -DA.O | TRÂ`N TRUNG -DA.O [tt] | TRÂ`N TRUNG -DA.O 1 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 2 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 3 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 4 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 5 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 6 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 7 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 8 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 9 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 10 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 11 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 12 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 13 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 14 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 15 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 16 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 17

HUY PHU'O'NG 7

"Chỉ số lịch thiệp"

 

"Chỉ số lịch thiệp"

(Huy Phương)

 

 

Năm 1984, Los Angeles trong lúc chuẩn bị tổ chức Thế Vận Hội Mùa Hè đã cho xây thêm khách sạn, làm thêm đấu trường nhưng không hề nghe nói đến việc mở lớp dạy công dân giáo dục cho người dân hoặc bắt cảnh sát phải phạt người ta xả rác hay khạc nhổ ngoài đường nặng tay như Bắc Kinh chuẩn bị cho thế vận hội vào năm 2008.

 

Người ta có thể thay đổi bộ mặt thành phố bằng cách xây thêm nhiều cao ốc, mua thêm nhiều xe hơi mới, sơn quét, giăng đèn kết hoa nhưng không thể thay đổi những bộ mặt, tác phong của dân chúng đã có hằng trăm năm với những thói quen cố hữu từ đời ông đời cha. Chuyện dạy dỗ công dân giáo dục, đào tạo một nếp sống gọi là có văn hóa, chỉ có thể thực hiện từ khi đứa trẻ nằm trong bụng mẹ, thể hiện từ trong lối sống và cư xử của phụ huynh. Chúng ta đã nghe nói lối giáo dục "dạy con từ thuở lên ba", không phải đợi con người cứng già như cây tre mới dạy dỗ hay dùng pháp luật để cho con người vào khuôn phép. Người ta cũng không thể đổ tội cho chính phủ phải lo chiến tranh, không có thời gian hay ngân sách để lo cho giáo dục, nó không khác gì chuyện nhiều bậc cha mẹ đổ lỗi cho việc bận bịu làm ăn để con chạy rong ngoài đường, nhập băng đảng, hút xách hay làm điều sằng bậy.

 

Tháng Năm 1975, chúng ta đã thấy trẻ con theo cha mẹ từ ngoài Bắc trở về Nam hay mới được thuyên chuyển vào Nam có lối ăn nói, cử chỉ khác hẳn với lũ học trò "con ngụy" trong Nam. Giữa đường hai anh bộ đội lái xe molotova ngược chiều, tự nhiên dừng xe lại giữa lộ nói chuyện với nhau, các "xe con" chở quý phu nhân "đỏ", ngồi gác chân lên ghế kiểu nước lụt, thản nhiên vứt vỏ chuối, cùi bắp hay bã mía ra cửa xe. Ðiều này không khác gì hơn những hình ảnh của một nước Rumanie hậu cộng sản qua những bức ảnh các phóng viên chụp được vừa đưa lên "net" ghi lại cảnh người dân xứ này phóng uế, tắm và làm tình một cách "tự nhiên .. như người Hà Nội" ở ngoài đường phố. Thành ngữ này không phải tự nhiên mà có, nó mô tả lối sống của người "Hà .. Lội" bây giờ, với những nếp sống "văn hóa .. đéo" tràn lan trên cửa miệng của những nhân vật "thủ đô của lương tri". Một chuyện khôi hài nói về tệ nạn phóng uế ngoài đường là một du khách đã biết đến "Ha Long Bay", "Cam Ranh Bay" nhưng không thấy đâu trên bản đồ Việt Nam cái "Cam Dai Bay" để đi  .. tham quan.

 

AFP vừa trích tin trên các cơ quan truyền thông Việt Nam cho biết công chức chính phủ vừa được chỉ thị phải thay đổi tác phong, "đầy tớ nhân dân" từ nay không được hống hách nạt nộ, nói năng thô lỗ với các "ông bà chủ" nữa. Theo một nguồn tin ngày 7 Tháng Chín 2007, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành một biện pháp gọi là "văn hóa tại các văn phòng chính phủ", bắt công viên chức phải "có thái độ kính trọng, lễ phép đối với dân chúng", không "chửi thề và dùng tiếng lóng" trong khi tiếp xúc với dân. Chúng ta cũng đã thấy các thói quen thiếu văn minh của các công chức thời cộng sản, như là uống trà, hút thuốc lào, ngồi co chân lên ghế hay nấu nướng tại công sở, bắt dân phải đứng chờ, chầu chực nhiều giờ mới giải quyết công việc. Nhưng nếu không có những đặc quyền này thì làm sao để sách nhiễu dân, moi thuốc lá, cà phê và hối lộ được.

 

Năm ngoái để chuẩn bị cho những hội nghị quốc tế ở thủ đô Hà Nội, cộng sản đã làm sạch thành phố bằng cách nhốt ăn mày, đuổi xích lô, đóng chốt bao vây các nhà dân chủ để cho Hà Nội có được một bộ mặt hòa bình, thịnh trị, thanh lịch, tử tế. Ở Trung Quốc thì ngoài những công trình mà nhà nước không ngại tốn tiền để sửa sang xây dựng, như những con đường được tráng nhựa trở lại, những cao ốc đẹp đẽ đang được thi công, những đường xe điện ngầm hiện đại ngang tầm cỡ với Luân Ðôn, Nữu Ước, nhưng vấn đề mà chính quyền nước này lo ngại vẫn là cái gọi là "chỉ số lịch thiệp" của dân chúng, liệu có làm vừa lòng đại diện các quốc gia về dự thế vận hội và du khách hay không ? Ðại Học Nhân Dân Bắc Kinh đã làm một cuộc khảo sát về các hành động thường ngày của người dân Bắc Kinh như đi đứng, khạc nhổ, xả rác, chen lấn, không chịu xếp hàng, cách đối xử với du khách ... Họ đã nghiên cứu, chấm điểm để đưa ra một "chỉ số lịch thiệp" và chỉ số này vào năm 2006 chỉ mới lên đến 69.09%. Liệu rồi cho đến ngày khai mạc Thế Vận Hội Bắc Kinh, con số này có lên đến 80% như mong muốn của chính quyền Trung Quốc hay không ?

 

Trung Quốc không ngại dùng những ngân khoản lớn lao để lo việc giáo dục cho tài xế tắc-xi là giới người trực tiếp nhiều nhất với du khách, dùng dùi cui và giấy phạt của cảnh sát để bắt dân phải lịch thiệp hơn cho đẹp mặt chính quyền. Nhưng liệu những biện pháp cần thiết và cấp thời này được dựng lên vội vã có đem lại kết quả lâu dài hay không, hay như những ngôi nhà hay cây cầu chỉ phô trương trong ngày khánh thành để vừa lòng cho những thước phim truyền hình hay những trang báo sặc sỡ màu mè, và sau đó chỉ là những đống vôi gạch đổ nát. Chỉ số lịch thiệp chính là đời sống có văn hóa không phải chỉ xây dựng vội vã trong một đôi ngày.

 

Muốn đào tạo một thế hệ lịch sự, tử tế phải xây dựng từ trong trứng nước. Không cứ phải ở mỗi đầu một con đường hẻm của thành phố dựng lên tấm bảng "Khu Phố Văn Hóa" là mọi công dân đều trở thành có văn hóa. Nói chuyện tương lai, điều khó khăn nhất cho những quốc gia sau khi nơi đó chế độ cộng sản sụp đổ, xây dựng lại lăng miếu, mồ mả cha ông, tổ tiên còn dễ, xây dựng lại con người trong một chế độ hậu cộng sản mới là điều khó khăn.

 

 

Huy Phương

Saturday, October 06, 2007

 

(Sưu Tầm Liên Mạng chuyển)

 

 

website counter