TÁC GIA? & TÁC PHÂ?M [tt]

Home | HUY PHU'O'NG | HUY PHU'O'NG [tt] | HUY PHU'O'NG 1 | HUY PHU'O'NG 2 | HUY PHU'O'NG 3 | HUY PHU'O'NG 4 | HUY PHU'O'NG 5 | HUY PHU'O'NG 6 | HUY PHU'O'NG 7 | HUY PHU'O'NG 8 | HUY PHU'O'NG 9 | HUY PHU'O'NG 10 | HUY PHU'O'NG 11 | HUY PHU'O'NG 12 | HUY PHU'O'NG 13 | HUY PHU'O'NG 14 | HUY PHU'O'NG 15 | HUY PHU'O'NG 16 | HUY PHU'O'NG 17 | HUY PHU'O'NG 18 | HUY PHU'O'NG 19 | HUY PHU'O'NG 20 | HUY PHU'O'NG 21 | HUY PHU'O'NG 22 | HUY PHU'O'NG 23 | HUY PHU'O'NG 24 | HUY PHU'O'NG 25 | HUY PHU'O'NG 26 | HUY PHU'O'NG 27 | HUY PHU'O'NG 28 | HUY PHU'O'NG 29 | HUY PHU'O'NG 30 | HUY PHU'O'NG 31 | HUY PHU'O'NG 32 | HUY PHU'O'NG 33 | HUY PHU'O'NG 34 | HUY PHU'O'NG 35 | HUY PHU'O'NG 36 | HUY PHU'O'NG 37 | HUY PHU'O'NG 38 | HUY PHU'O'NG 39 | HUY PHU'O'NG 40 | HUY PHU'O'NG 41 | HUY PHU'O'NG 42 | HUY PHU'O'NG 43 | HUY PHU'O'NG 44 | HUY PHU'O'NG 45 | HUY PHU'O'NG 46 | HUY PHU'O'NG 47 | HUY PHU'O'NG 48 | HUY PHU'O'NG 49 | HUY PHU'O'NG 50 | HUY PHU'O'NG 51 | HUY PHU'O'NG 52 | HUY PHU'O'NG 53 | HUY PHU'O'NG 54 | HUY PHU'O'NG 55 | HUY PHU'O'NG 56 | HUY PHU'O'NG 57 | HUY PHU'O'NG 58 | HUY PHU'O'NG 59 | HUY PHU'O'NG 60 | HUY PHU'O'NG 61 | HUY PHU'O'NG 62 | HUY PHU'O'NG 63 | HUY PHU'O'NG 64 | HUY PHU'O'NG 65 | HUY PHU'O'NG 66 | HUY PHU'O'NG 67 | HOÀNG LONG HA?I | HOÀNG LONG HA?I [tt] | HOÀNG LONG HA?I 1 | HOÀNG LONG HA?I 2 | HOÀNG LONG HA?I 3 | TIÊ?U TU'? | TIÊ?U TU'? [tt] | TIÊ?U TU'? 1 | TIÊ?U TU'? 2 | TIÊ?U TU'? 3 | TIÊ?U TU'? 4 | TIÊ?U TU'? 5 | TIÊ?U TU'? 6 | TIÊ?U TU'? 7 | TIÊ?U TU'? 8 | TIÊ?U TU'? 9 | TIÊ?U TU'? 10 | TIÊ?U TU'? 11 | TIÊ?U TU'? 12 | TIÊ?U TU'? 13 | TIÊ?U TU'? 14 | TIÊ?U TU'? 15 | TIÊ?U TU'? 16 | TIÊ?U TU'? 17 | TIÊ?U TU'? 18 | TIÊ?U TU'? 19 | TIÊ?U TU'? 20 | TIÊ?U TU'? 21 | TIÊ?U TU'? 22 | TIÊ?U TU'? 23 | TIÊ?U TU'? 24 | TIÊ?U TU'? 25 | TIÊ?U TU'? 26 | TIÊ?U TU'? 27 | TRÂ`N NGUYÊN -DÁN | TRÂ`N NGUYÊN -DÁN [tt] | TRÂ`N NGUYÊN -DÁN 1 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N [tt] | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 1 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 2 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 3 | TU'O?NG NA(NG TIÊ'N 4 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 5 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 6 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 7 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 8 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 9 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 10 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 11 | TRÂ`N TRUNG -DA.O | TRÂ`N TRUNG -DA.O [tt] | TRÂ`N TRUNG -DA.O 1 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 2 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 3 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 4 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 5 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 6 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 7 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 8 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 9 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 10 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 11 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 12 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 13 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 14 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 15 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 16 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 17

HUY PHU'O'NG 18

NƯỚC MỸ ĐÁNG THƯƠNG

 

NƯỚC MỸ ĐÁNG THƯƠNG

(HUY PHƯƠNG)

 

 

Trong ngôn ngữ Việt Nam tiếng “yêu” và “thương” gần nghĩa với nhau trong trường hợp tỏ tình, nhưng ở những trường hợp khác, “yêu” và ‘thương”’ khác hẳn nhau, một người “đáng yêu” và một người “đáng thương” hoàn toàn khác biệt. Trong một khía cạnh nào đó, nước Mỹ thật đáng yêu, nhưng tôi cũng nghĩ rằng nước Mỹ cũng đáng thương.

 

Sinh sau đẻ muộn, nước Mỹ đã vì nghĩa khí của mình can thiệp vào nhiều cuộc chiến và đã hy sinh biết bao nhiêu xương máu của con em. Trong Đệ I Thế Chiến, Mỹ đã hy sinh 53,402 người, Đệ II Thế Chiến 291,557, trong chiến tranh Cao Ly 33, 741, chiến tranh Việt Nam Mỹ đã mất 47,424 thanh niên ưu tú, chiến tranh Vùng Vịnh 147, chiến tranh Iraq 4,404, nhưng cuối cùng nước Mỹ vẫn bị xem là “Hiến Binh Quốc Tế” hay “bàn tay lông lá” can thiệp vào nội tình nước khác và thường bị oán hờn, trách móc xua đuổi hơn là mời đón, tri ân. Những bạn bè năm châu có nước Mỹ là đồng minh thì lại dè bỉu “đồng minh như thế thì đâu cần có kẻ thù !” Không thiếu trường hợp trước có Mỹ là bạn đồng minh, đã đem súng đạn, trí tuệ và nhân mạng đi giúp đỡ, nhưng về sau trở lại chống Mỹ gay gắt, thù Mỹ đến tận xương tủy và họ hò hét diệt Mỹ đến người cuối cùng. Số phận quái ác gì của nước Mỹ mà đau khổ, trớ trêu đến như thế, nó là số mệnh hay nghiệp báo của tổ tiên, cha ông từ ngày xưa để lại.

 

Vì tôi không phải là người bình luận thời cuộc, có kiến thức về chính trị để có thể phân tích đường lối và hành động của nước Mỹ về chuyện hình ảnh nước Mỹ ngày nay không tốt đẹp như lý tưởng của những thanh niên đã hy sinh xương máu cho tổ quốc họ mong muốn, tôi chỉ có thể nói rằng nước Mỹ quả là đáng thương. Trong những lần tham chiến ngoài nước Mỹ, dù thắng hay bại, nước Mỹ lại đem về, hay nói một cách khác, cho phép một số người ở các quốc gia này đến Mỹ dưới hình thức tỵ nạn hay di dân. Và cùng với chính sách nhân đạo cho những người này bảo lãnh thân nhân của họ sang Mỹ sum họp, ngày nay nước Mỹ xứng đáng là một nước “Hợp Chủng Quốc” đúng nghĩa của nó, nếu dân Mỹ không chịu sinh con đẻ cái, thì một ngày kia dân Mỹ sẽ bị đẩy lùi vào thiểu số. Không những nước Mỹ đã gánh chịu gánh nặng di dân theo thiện chí của mình mà còn mang nặng món nợ di dân bất hợp pháp ngoài ý muốn, nhiều nhất là từ nước láng giềng Mexico. Nếu nước Mỹ cố gắng đưa ra những biện pháp ngăn ngừa để giảm thiểu số người tràn vào nước Mỹ, như xây tường cao, kiểm soát cư dân... đều bị chê trách, phê phán là quá khắt khe, vô nhân đạo. Trong khi người Mỹ chính gốc còn rất nhiều người sống dưới mức nghèo đói, thì nước Mỹ vẫn giương cao ngọn đuốc Tự Do bên bờ Đại Tây Dương để soi rọi ánh sáng cho những người bị áp bức, bất công, nghèo đói trên hành tinh tìm về dưới mái nhà ấm cúng của Hợp Chủng Quốc.

 

Nước Mỹ đã trả nợ tiền nhân ngày trước bắt dân Châu Phi về làm nô lệ, đã trả nợ tổ tiên xưa kia đi chiếm đất và tàn sát người Da Đỏ, ngày nay nước Mỹ phải trả thêm món nợ cha ông đã ra tay nghĩa hiệp trên toàn thế giới. Trả món nợ da đen, da đỏ ra sao thì chúng ta cũng đã hiểu ít nhiều, còn món nợ “nghĩa hiệp” thì cứ nhìn các sắc dân hiện diện tại Mỹ hiện nay, chúng ta sẽ biết nước Mỹ đã tham chiến hay can dự ở nơi nào. Những di dân từ Tây Ban Nha, Trung Đông, Nicaragua, Cuba, Somalia cho đến Cao Ly, Việt Nam, Iraq, Afghanistan và vô số các quốc gia nhỏ bé... khác trên trái đất này sau một thời gian đã trở thành người... Mỹ.

 

Tôi xin kể hầu các bạn về câu chuyện nói về nước Mỹ... đáng thương mà tôi đã cóp nhặt và thêm chút mắm muối cho... đỡ nhạt như sau:

 

.. “Một cụ già người Việt di dân mới đến định cư tại một tỉnh miền đông Hoa Kỳ, gặp một người đầu tiên trên đường phố, đã dừng lại và lễ phép chào:- “Thưa ông Mỹ, xin cám ơn ông đã cho phép tôi và gia đình đến đây, cho tôi công ăn việc làm, cho tôi housing, cho tôi food stamps, cho tôi medical, cho con cái tôi được học hành miễn phí, xin nghìn lần cám ơn ông”. Người kia lắc đầu và trả lời: “Ông lầm rồi, tôi không phải là người Mỹ, tôi là người Mễ Tây Cơ !”

 

Người di dân kia lại gặp một người khác trên đường, cụ dừng lại, ngả nón chào và nói:- “Thưa ông Mỹ, xin cám ơn ông đã cho tôi một cuộc sống tốt đẹp ở Mỹ, cơm no áo ấm, không bị ai lăng mạ, chèn ép hay khinh miệt. Tôi rất mang ơn Ông !” Người kia khoát tay: - “Không, tôi không phải là người Mỹ, tôi là người Đại Hàn !”

 

Ông cụ lại đi nữa, qua một chặng đường khá xa, dừng lại trước một người và cũng chào hỏi:- “Thưa ông Mỹ, thật không làm sao để bày tỏ lòng biết ơn của tôi đối với ông, nước Mỹ đã cho tôi một cuộc đời đáng sống, đã như người chết đi được sống lại. Xin ông...” Người kia ngắt lời, khoát tay lia lịa:- “Không không, tôi không phải là Mỹ, tôi là người Trung Đông !”

 

Cuối cùng người Việt di dân nọ gặp một người nữa, lần này chắc mẩm là người Mỹ, ông cụ bày tỏ lòng biết ơn:- “Thưa ông Mỹ, tôi thật hạnh phúc được nước Mỹ rộng lượng cưu mang. Nước Mỹ quả là một thiên đàng mà những ngày bị tù tội, tôi nằm mơ cũng không thấy ! Xin cám ơn Ông !”. Người kia mỉm cười, bắt tay ông cụ và nói bằng tiếng Việt:- “Bác lầm rồi, cháu không phải là Mỹ, cháu cũng là người Việt như bác thôi !”

- “Thế thì giờ này người Mỹ đâu hết hả cháu ?”

- “Có lẽ giờ này họ đi làm hết rồi ! Mà cháu muốn hỏi thêm bác là: bác sang Mỹ lâu mau rồi, và ... kỳ này có về Việt Nam ăn Tết không ?”

 

 

1- 2008

Huy Phương

 

(Sưu Tầm Liên Mạng chuyển)

website counter