TÁC GIA? & TÁC PHÂ?M [tt]

Home | HUY PHU'O'NG | HUY PHU'O'NG [tt] | HUY PHU'O'NG 1 | HUY PHU'O'NG 2 | HUY PHU'O'NG 3 | HUY PHU'O'NG 4 | HUY PHU'O'NG 5 | HUY PHU'O'NG 6 | HUY PHU'O'NG 7 | HUY PHU'O'NG 8 | HUY PHU'O'NG 9 | HUY PHU'O'NG 10 | HUY PHU'O'NG 11 | HUY PHU'O'NG 12 | HUY PHU'O'NG 13 | HUY PHU'O'NG 14 | HUY PHU'O'NG 15 | HUY PHU'O'NG 16 | HUY PHU'O'NG 17 | HUY PHU'O'NG 18 | HUY PHU'O'NG 19 | HUY PHU'O'NG 20 | HUY PHU'O'NG 21 | HUY PHU'O'NG 22 | HUY PHU'O'NG 23 | HUY PHU'O'NG 24 | HUY PHU'O'NG 25 | HUY PHU'O'NG 26 | HUY PHU'O'NG 27 | HUY PHU'O'NG 28 | HUY PHU'O'NG 29 | HUY PHU'O'NG 30 | HUY PHU'O'NG 31 | HUY PHU'O'NG 32 | HUY PHU'O'NG 33 | HUY PHU'O'NG 34 | HUY PHU'O'NG 35 | HUY PHU'O'NG 36 | HUY PHU'O'NG 37 | HUY PHU'O'NG 38 | HUY PHU'O'NG 39 | HUY PHU'O'NG 40 | HUY PHU'O'NG 41 | HUY PHU'O'NG 42 | HUY PHU'O'NG 43 | HUY PHU'O'NG 44 | HUY PHU'O'NG 45 | HUY PHU'O'NG 46 | HUY PHU'O'NG 47 | HUY PHU'O'NG 48 | HUY PHU'O'NG 49 | HUY PHU'O'NG 50 | HUY PHU'O'NG 51 | HUY PHU'O'NG 52 | HUY PHU'O'NG 53 | HUY PHU'O'NG 54 | HUY PHU'O'NG 55 | HUY PHU'O'NG 56 | HUY PHU'O'NG 57 | HUY PHU'O'NG 58 | HUY PHU'O'NG 59 | HUY PHU'O'NG 60 | HUY PHU'O'NG 61 | HUY PHU'O'NG 62 | HUY PHU'O'NG 63 | HUY PHU'O'NG 64 | HUY PHU'O'NG 65 | HUY PHU'O'NG 66 | HUY PHU'O'NG 67 | HOÀNG LONG HA?I | HOÀNG LONG HA?I [tt] | HOÀNG LONG HA?I 1 | HOÀNG LONG HA?I 2 | HOÀNG LONG HA?I 3 | TIÊ?U TU'? | TIÊ?U TU'? [tt] | TIÊ?U TU'? 1 | TIÊ?U TU'? 2 | TIÊ?U TU'? 3 | TIÊ?U TU'? 4 | TIÊ?U TU'? 5 | TIÊ?U TU'? 6 | TIÊ?U TU'? 7 | TIÊ?U TU'? 8 | TIÊ?U TU'? 9 | TIÊ?U TU'? 10 | TIÊ?U TU'? 11 | TIÊ?U TU'? 12 | TIÊ?U TU'? 13 | TIÊ?U TU'? 14 | TIÊ?U TU'? 15 | TIÊ?U TU'? 16 | TIÊ?U TU'? 17 | TIÊ?U TU'? 18 | TIÊ?U TU'? 19 | TIÊ?U TU'? 20 | TIÊ?U TU'? 21 | TIÊ?U TU'? 22 | TIÊ?U TU'? 23 | TIÊ?U TU'? 24 | TIÊ?U TU'? 25 | TIÊ?U TU'? 26 | TIÊ?U TU'? 27 | TRÂ`N NGUYÊN -DÁN | TRÂ`N NGUYÊN -DÁN [tt] | TRÂ`N NGUYÊN -DÁN 1 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N [tt] | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 1 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 2 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 3 | TU'O?NG NA(NG TIÊ'N 4 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 5 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 6 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 7 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 8 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 9 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 10 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 11 | TRÂ`N TRUNG -DA.O | TRÂ`N TRUNG -DA.O [tt] | TRÂ`N TRUNG -DA.O 1 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 2 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 3 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 4 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 5 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 6 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 7 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 8 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 9 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 10 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 11 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 12 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 13 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 14 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 15 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 16 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 17

HUY PHU'O'NG 26

Chút ơn nghĩa cuối đời

 

Chút ơn nghĩa cuối đời

(Huy Phương)

 

Một người chẳng may rơi xuống giếng sâu, có người trông thấy vội hô hoán lên: “Có người rơi xuống giếng !” Xóm giềng kẻ đem thang, người đem giây xúm lại cố cứu người kia lên khỏi miệng giếng. Ra khỏi chỗ hiểm nghèo, thoát chết, người kia chỉ thấy những người chung quanh đang cầm các dụng cụ để cấp cứu, mà không biết đến người đầu tiên đã phát giác ra việc y bị rơi xuống giếng sâu, thậm chí y chẳng phản ứng gì chứng tỏ y vừa thoát khỏi cảnh hiểm nghèo, được an toàn rồi, y cắm đầu đi thẳng. Gần đây, luận về một sự giúp đỡ trong quá khứ cho những người tù chính trị, người ta đã phân tích, đem sợi tóc chẻ làm tư để phủ nhận công ơn những ai đã giúp đỡ mình, dù ít dù nhiều, dù bằng cách này hay cách khác. Ðể khỏi phải mang ơn hay tránh mặc cảm là kẻ vô ơn, người ta phải tự lừa dối cả với chính mình bằng cách vẽ lại hình ảnh người ơn một cách xấu xa, bôi xấu đến mức tàn tệ. Khi xúc động với lòng biết ơn, người ta vẽ nên hình ảnh bà Tiên nhiệm mầu chan chứa lòng bác ái, khi bất bình người ta sẵn sàng tô vẽ hình ảnh ấy thành một mụ phù thủy quái ác. Thật ra, chúng ta không phải nhất thiết làm những chuyện như vậy, vì vào những ngày xa xưa ấy, những người bỏ công sức, bằng cách này hay cách khác để tìm cách cứu vớt những người lâm nạn, không có ai mong mỏi sẽ có một ngày nào đó được đền đáp lại, dù chỉ là một câu cám ơn đầu lưỡi.

 

Tôi còn nhớ chuyện có người cho tôi một cục kẹo nhỏ khoảng ba mươi năm về trước. Sau ba năm ở trại Cẩm Nhân, Yên Bái, vào giữa năm 1978, từ dưới sự quản lý của bộ đội Việt Cộng, nhóm tù miền Nam của tôi được chuyển về Bắc Thái, đặt dưới sự canh gác của bọn công an áo vàng. Mấy năm đầu tiên trên đất Việt Bắc, giữa núi rừng lam sơn chướng khí, chúng tôi tưởng chừng như đã sức tàn lực kiệt. Trong trại giam công an, giữa bốn bức tường cao với những vọng gác, dây kẽm gai, ngày làm lụng vất vả như trâu cày, tối về còn bị ngồi lên đồng, kiểm thảo, phê bình, với cơn rét đậm cùng với cái bụng đói triền miên, những người tù miền Nam bắt đầu thấy tuyệt vọng khi nghĩ đến một ngày về. Thời gian ấy, một hạt muối cũng thiếu, đừng nói gì đến hạt đường, và cả bọn như những thây người xanh xao, nhợt nhạt, những con ma đói dật dờ.

 

Giữa lúc ấy, một người bạn cùng đội tù có vợ ra thăm nuôi. Ðây là một tin vui cho cả trại tù, vì như thế thì có thể một chiến dịch cho gia đình tù thăm nuôi để cứu sống bọn tù, nhưng không phải ai cũng được hưởng thứ ân huệ ấy, vì hoàn cảnh mỗi người mỗi khác. Chiều hôm ấy, trong giờ ăn tối, với lưng chén bánh canh bột mì lõng bõng như mọi ngày, người bạn tù hạnh phúc mới được thăm nuôi, phân phát cho anh em trong đội tù, mỗi người một chiếc kẹo. Chiếc kẹo màu nâu đen, nhỏ bằng đầu ngón tay út, được bọc bằng một mảnh giấy trong. Tôi cẩn thận giữ nó trong túi áo, sau khi dùng xong phần ăn, rửa chén muỗng, súc miệng rồi mới tìm một góc hè, ngồi xuống để làm cái công việc trang trọng là thưởng thức một cục kẹo nhỏ sau gần ba năm tù đói khát. Viên kẹo ngọt từ từ tan trong miệng, đưa chất ngọt theo nước bọt xuống cổ họng, như một vài giọt nước rơi xuống trên mảnh đất cát khô cằn. Khi viên kẹo tan hết trong miệng, thì nước mắt tôi cũng lưng tròng. Nghĩ đến cảnh ngộ lúc bấy giờ, không thể nào tôi ngăn được chút ý nghĩ xót xa về tấm thân tù đày phiêu bạt. Ba mươi năm rồi, từ buổi chiều hôm ấy ở trại tù Bắc Thái tôi vẫn còn nhớ đến viên kẹo nhỏ như mới hôm qua, cũng như không thể quên tên người bạn đã cho tôi viên kẹo: Tống Hữu Kinh.

 

Bất cứ người bạn tù nào khi có quà thăm nuôi chắc chắn không thể nhớ rằng đã cho ai một cục kẹo vào một trường hợp như thế. Người cho không thể nhớ, nhưng người nhận thì khó quên. Bây giờ trên đất nước này, tôi có thể mua cả một tấn đường hay một xe tải kẹo bánh, nhưng tôi không thể dùng bất cứ thứ của cải nào để trả ơn lại cho người bạn tù năm xưa. Nhiều người quan niệm rằng không cần phải mang ơn người chỉ cho ta một cục kẹo, chỉ vì lý do cái vật ấy quá nhỏ.

 

Tôi nghĩ không một ai trong chúng tôi, một người Việt Nam đã bỏ xứ ra đi vì chế độ Cộng Sản, về thăm thủ đô Hoa Thịnh Ðốn của nước Mỹ mà không bỏ chút thời giờ ghé thăm “Bức Tường Ðá Ðen” khắc tên 58,000 người chiến binh Hoa Kỳ đã hy sinh nơi chiến trường xa xôi ấy, nơi vùng đất mà chúng tôi đã từ đó ra đi vì cuộc chiến bất thành, nơi mà “những kẻ xấu đã thắng trận” (the wrong guys won !) Tôi không nhớ rõ là tôi đã đến đây bao nhiêu lần, mỗi lần như thế, nhìn hình ảnh của chính mình phản chiếu trong bức tường đá đen, chi chít những dòng tên họ xa lạ, tôi lại thấy ngậm ngùi.

 

Tôi có thể biết tên một vài người bạn Mỹ đã được khắc trên bức tường đá đen ấy, nhưng con số không quá mấy đầu ngón tay. Ví như ngày trước, người thanh niên phi công Hoa Kỳ mang tên John McCain gãy cánh trên vùng trời Bắc Việt, chết vì nhiệm vụ mà nước Mỹ đã giao phó cho ông, tên ông được khắc trên bức tường đá đen, thì tôi cũng không biết hay không để ý ông là ai ? Không như chúng tôi, những người tù miền Nam, ông đã trở về, bước trên thảm đỏ, dù chỉ là một anh hùng chiến bại và đã gầy dựng lại cuộc đời tốt đẹp vì ông còn có quê hương và đất nước của ông. Ông đã chiến đấu cho đất nước của tôi, ông đã trải qua những ngày tủi nhục đọa đày trong nhà tù gian ác nhất của thế giới. Gia đình ông cũng ly tán như những gia đình ly tán của anh em chúng tôi, phải chăng vì vậy mà ông cũng thấy chạnh lòng khi nghĩ đến những người “đồng hội, đồng thuyền”.

 

Chọn một con đường khác ngoài con đường phục vụ tổ quốc của ông bằng công trận, ông đã thật không quên đến chúng tôi ngày ấy đang ở trong nhà tù, vì biết đến hoàn cảnh thất trận, tù đày của những người lính như chúng tôi, mà bây giờ sau lưng chúng tôi không còn gì nữa. Chúng tôi không quy trách nhiệm cho ai, chỉ biết đến tấm lòng bao dung của một đất nước và của những con người tử tế như ông. Vì vậy mà hôm nay chúng tôi hiện diện nơi đây, đã “xin nhận nơi này làm quê hương.”

 

Tuy mang quốc tịch Hoa Kỳ, chúng tôi không phải là người Mỹ muốn luận về thời cuộc, về khả năng lãnh đạo, về những gì đang xảy ra trên sân khấu thế giới và trong hậu trường chính trị của nước Mỹ. Có thể tôi đã nghĩ về ông bằng cảm tính của một con người bình thường của một người đã mang ơn ông. Có thể bây giờ thì mọi sự đã an bài, lá phiếu của tôi bầu cho ông chỉ là một giọt nước trong đại dương, không có ảnh hưởng gì đến đại cuộc. Không bầu cho ông, chẳng ai bắt lỗi tôi, nhưng tôi chưa bao giờ muốn trở thành một kẻ vô ơn và trong lòng không thấy sự bình yên.

 

Tôi chính là người đã rơi xuống cái giếng sâu kia, tôi không biết rõ ông là người đã la lên tiếng gọi đầu tiên để người ta xúm lại cứu tôi hay ông là người đã bỏ chiếc thang dây xuống. Bằng cách nào thì tôi cũng không được phép quên ơn ông. Tôi còn nhớ có người đã cho tôi một cục kẹo nhỏ vào một buổi chiều đói khát tận cùng trong một trại tù ở Việt Bắc, lẽ nào tôi quên được ông và đất nước của ông đã cho tôi có được cuộc sống hôm nay.

 

Người ta đang kêu gọi xóa bỏ hận thù, điều đó tôi thật chưa làm được, nhưng trong xã hội loài người này, tôi chưa thấy ai kêu gọi xóa bỏ những điều ân nghĩa.

 

 

HUY PHƯƠNG

 

(Doanh Doanh sưu tầm và chuyển)

 

 

website counter