TÁC GIA? & TÁC PHÂ?M [tt]

Home | HUY PHU'O'NG | HUY PHU'O'NG [tt] | HUY PHU'O'NG 1 | HUY PHU'O'NG 2 | HUY PHU'O'NG 3 | HUY PHU'O'NG 4 | HUY PHU'O'NG 5 | HUY PHU'O'NG 6 | HUY PHU'O'NG 7 | HUY PHU'O'NG 8 | HUY PHU'O'NG 9 | HUY PHU'O'NG 10 | HUY PHU'O'NG 11 | HUY PHU'O'NG 12 | HUY PHU'O'NG 13 | HUY PHU'O'NG 14 | HUY PHU'O'NG 15 | HUY PHU'O'NG 16 | HUY PHU'O'NG 17 | HUY PHU'O'NG 18 | HUY PHU'O'NG 19 | HUY PHU'O'NG 20 | HUY PHU'O'NG 21 | HUY PHU'O'NG 22 | HUY PHU'O'NG 23 | HUY PHU'O'NG 24 | HUY PHU'O'NG 25 | HUY PHU'O'NG 26 | HUY PHU'O'NG 27 | HUY PHU'O'NG 28 | HUY PHU'O'NG 29 | HUY PHU'O'NG 30 | HUY PHU'O'NG 31 | HUY PHU'O'NG 32 | HUY PHU'O'NG 33 | HUY PHU'O'NG 34 | HUY PHU'O'NG 35 | HUY PHU'O'NG 36 | HUY PHU'O'NG 37 | HUY PHU'O'NG 38 | HUY PHU'O'NG 39 | HUY PHU'O'NG 40 | HUY PHU'O'NG 41 | HUY PHU'O'NG 42 | HUY PHU'O'NG 43 | HUY PHU'O'NG 44 | HUY PHU'O'NG 45 | HUY PHU'O'NG 46 | HUY PHU'O'NG 47 | HUY PHU'O'NG 48 | HUY PHU'O'NG 49 | HUY PHU'O'NG 50 | HUY PHU'O'NG 51 | HUY PHU'O'NG 52 | HUY PHU'O'NG 53 | HUY PHU'O'NG 54 | HUY PHU'O'NG 55 | HUY PHU'O'NG 56 | HUY PHU'O'NG 57 | HUY PHU'O'NG 58 | HUY PHU'O'NG 59 | HUY PHU'O'NG 60 | HUY PHU'O'NG 61 | HUY PHU'O'NG 62 | HUY PHU'O'NG 63 | HUY PHU'O'NG 64 | HUY PHU'O'NG 65 | HUY PHU'O'NG 66 | HUY PHU'O'NG 67 | HOÀNG LONG HA?I | HOÀNG LONG HA?I [tt] | HOÀNG LONG HA?I 1 | HOÀNG LONG HA?I 2 | HOÀNG LONG HA?I 3 | TIÊ?U TU'? | TIÊ?U TU'? [tt] | TIÊ?U TU'? 1 | TIÊ?U TU'? 2 | TIÊ?U TU'? 3 | TIÊ?U TU'? 4 | TIÊ?U TU'? 5 | TIÊ?U TU'? 6 | TIÊ?U TU'? 7 | TIÊ?U TU'? 8 | TIÊ?U TU'? 9 | TIÊ?U TU'? 10 | TIÊ?U TU'? 11 | TIÊ?U TU'? 12 | TIÊ?U TU'? 13 | TIÊ?U TU'? 14 | TIÊ?U TU'? 15 | TIÊ?U TU'? 16 | TIÊ?U TU'? 17 | TIÊ?U TU'? 18 | TIÊ?U TU'? 19 | TIÊ?U TU'? 20 | TIÊ?U TU'? 21 | TIÊ?U TU'? 22 | TIÊ?U TU'? 23 | TIÊ?U TU'? 24 | TIÊ?U TU'? 25 | TIÊ?U TU'? 26 | TIÊ?U TU'? 27 | TRÂ`N NGUYÊN -DÁN | TRÂ`N NGUYÊN -DÁN [tt] | TRÂ`N NGUYÊN -DÁN 1 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N [tt] | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 1 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 2 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 3 | TU'O?NG NA(NG TIÊ'N 4 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 5 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 6 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 7 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 8 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 9 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 10 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 11 | TRÂ`N TRUNG -DA.O | TRÂ`N TRUNG -DA.O [tt] | TRÂ`N TRUNG -DA.O 1 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 2 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 3 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 4 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 5 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 6 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 7 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 8 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 9 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 10 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 11 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 12 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 13 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 14 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 15 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 16 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 17

HUY PHU'O'NG 6

“SÁCH VỞ ÍCH GÌ CHO BUỔI ẤY”

 

 

“SÁCH VỞ ÍCH GÌ CHO BUỔI ẤY” ? (1)

(HUY PHƯƠNG)

 

 

Hãng thông tấn AP và Ipsos vừa đưa ra một ghi nhận rằng trong bốn người Mỹ thì có một người trong năm 2006 vừa qua đã không buồn cầm đến cuốn sách, nghĩa là không đọc sách. Trung bình một người Mỹ đọc từ bốn đến bảy cuốn sách mỗi năm, như vậy là quá ít. Theo như ông Richard Buston, 34 tuổi, giám đốc của một dự án viễn thông thì mỗi khi cầm cuốn sách lên là con mắt ông muốn ríu lại, nên suốt một năm 2006 ông chẳng hề đọc một cuốn sách nàọ Như vậy thì đi ra đường hôm nay, chúng ta gặp nhan nhản những người Mỹ bộ mặt rất khó coi, như người xưa đã nói: "bậc đại sĩ phu ba ngày không đọc sách, thì ăn nói vô vị, soi gương thấy bộ mặt đáng ghét".

 

Tuy vậy chúng ta vẫn thường thấy tại phi trường trong khi đợi chuyến bay, trên máy bay hay xe lửa, rất nhiều người Mỹ đọc sách, phụ nữ nhiều hơn nam giới. Trong khi chạy long nhong ngoài đường để tiêu bớt năng lượng, thì người Mỹ bên tai còn nhét hai cái ống nghe của ipod, hình như họ không bao giờ muốn cho đầu óc thảnh thơi cho những phút mơ mộng hay suy nghĩ.

 

Cổ nhân có nói rằng "thư trung hữu nữ nhan như ngọc", trong sách có người đẹp nhan sắc. Đọc sách có thể tưởng tượng ra nhiều chuyện, bao nhiêu phong cảnh trên quả địa cầu, bao nhiêu người đẹp của thế giới, nhưng ngày nay trong internet lại có nhiều thứ hơn, người đẹp hiện ra rõ ràng trước mắt, có xiêm y đã nhiều, không xiêm y cũng không thiếu, như vậy thì đâu cần đến sách vở nữa.

 

Trở lại với cộng đồng người Việt ở hải ngoại ngày nay, theo các vị chủ nhà sách cho biết thì loại sách bán chạy nhất là dâm thư, vì vậy chúng ta cũng không lạ khi trước đây có những nhà văn đã có tác phẩm văn chương, vì tiền cũng đi viết mướn chuyện dâm ô dưới một cái tên khác. Loại sách thứ hai là loại hồi ký nhân vật hay ký sự liên quan đến chế độ VNCH, và nếu có nhiều điều dính líu các vị Tổng Thống Đệ I, Đệ II Cộng Hòa thì phải nói là tái bản không kịp bán. Bằng chứng là cuốn "Nhớ Lại Những Ngày Ở Bên Cạnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm" do một tác giả không thân cận gì mấy với Ngô Tổng thống, đã in lại lần thứ 8 trong vòng chỉ hai năm. Nhiều cuốn sách viết về chân dung người lính của miền Nam cũng được độc giả đón nhận. Nghĩa là người ta còn muốn nhìn lại dĩ vãng, nhất là dĩ vãng có sự hiện diện của mình ở trong đó. Số còn lại chia đều cho văn chương, truyện ngắn, truyện dài, tạp ghi, và đứng hạng chót là thơ. Mỗi năm số thơ tại hải ngoại in ra có thể kể đến số nghìn nhưng chỉ một số ít được nằm đàng hoàng trên kệ sách vì các ông bà chủ nhà sách từ chối nhận trưng bày, phần lớn chỉ như một món quà kỷ niệm để dành cho bạn bè và con cháu.

 

Phần lớn người đọc lại thích dễ dãi bằng cách chọn báo chí hơn là sách. Báo chí có nhiều tin tức thời sự kiên quan đến đời sống thực tế chung quanh ta, có nhiều tiết mục giải trí, hình ảnh, nhiều trang mà so với giá tiền mua, thường là rẻ gấp bội nếu so với một cuốn sách. Đó là chưa nói đến tình trạng "báo chợ", sống nhờ quảng cáo, không cần đến người mua, vẫn thấy khắp nơi ở những vùng đông người Việt lui tới. Vậy thì người ta đâu có cần bỏ tiền ra để mua một cuốn sách ?

 

Tuổi người đọc sách tiếng Việt phải tính từ tuổi 50 trở lên, nghĩa là người đọc sách mỗi ngày một ít, sẽ không kéo dài bao lâu nữa. Hiện nay phần lớn những người đọc sách ở hải ngoại là những người lớn tuổi, có nhiều thời giờ rảnh rỗi hơn và càng ngày càng mất đi những người mới lớn biết đọc sách Việt. Người ta có thể bỏ $150 để mua một vé đi xem một chương trình ca nhạc có ca sĩ trong nước ra trình diễn, nhưng rất khó bỏ ra 1/10 số tiền vé để đem một cuốn sách về nhà. Các tạp chí văn học càng ngày càng rút nhỏ số độc giả vì số báo chợ càng ngày càng đông, cũng như internet mỗi lúc mỗi thông dụng đến mọi nhà. Những tiệm bán băng nhạc, video mọc lên nhan nhản, rất đông người lui tới đẩy lui những nhà sách vào bóng tối.

 

Phải chăng vì lý do này mà nhiều tác giả chê thị trường sách vở hải ngoại đã tìm về quốc nội và muốn in sách ở trong nước, dù phải chịu qua bao nhiêu cửa ải, kiểm duyệt, chịu cắt xén, sửa chữa và vặn vẹo cho hợp với tình huống xã hội và chính thể đương thời. Họ chịu đứng dưới một nhà xuất bản quốc doanh, để cho những "chủ nhiệm chịu trách nhiệm xuất bản", "biên tập", "đơn vị liên doanh" và những chuyện "ngoại giao", "trà nước" lấn áp chiếm cứ những phần đất đáng lẽ chỉ dành cho văn chương. Vì sao người ta đã chạy ra nước ngoài thở được chút không khí tự do lại còn tiếc rẻ quay đầu về mong chút tên tuổi, thì ra đời nay thiên tài vẫn nhiều hơn kẻ sĩ.

 

Người ta lại nghiên cứu người già và phụ nữ đọc sách nhiều hơn đàn ông và tuổi trung niên. Người đàn bà đã bận bịu gia đình con cháu lại còn có thời giờ để đọc sách, có lẽ trong khi đó đàn ông thích chuyện bạn bè, du hí, nhậu nhẹt ở bên ngoài hơn chăng. Tuổi trẻ còn du lịch, hội hè trong khi người già thường sống lặng lẽ thì cuốn sách vẫn là người bạn trung thành. Ở hải ngoại hiện nay, cũng còn nhiều người Việt hiện nay vẫn còn mê đọc sách, ở nhiều thành phố lớn đông người Việt vẫn còn nhiều khá nhiều nhà sách kinh doanh có lời và vẫn có người in sách, vẫn có người đọc. Nhưng tình trạng này rồi còn kéo dài bao lâu nữa khi thế hệ thứ hai trở về sau, không còn ai biết đọc và viết tiếng Việt !

 

Vừa qua công ty quản trị hàng không thế giới loan báo, để cứu cho hàng triệu cây rừng, đến năm 2010, sẽ không còn vé máy bay mà người ta chỉ lấy vé lên phi cơ qua internet. Như vậy, phải chăng vì thương cho cây rừng, nhân loại sẽ không in sách nữa, mà người ta chỉ đọc trên máy computer. Đến một lúc nào đó, bưu điện chỉ còn là chỗ cho người ta gởi quà cáp vì không còn ai gởi thư, và thư viện, nhà sách sẽ đi vào quên lãng. Cũng không phải lo "soi gương thấy thẹn", vì mỹ phẩm hằng ngày đã che dấu dung nhan. Phải chăng đã đến lúc giã từ, "sách vở ích gì cho buổi ấy".

 

(1) "Sách vở ích gì cho buổi ấy

Áo cơm nghĩ lại thẹn thân già". (Nguyễn Khuyến)

 

 

Huy Phương

(Sưu Tầm Liên Mạng chuyển)


website counter