TÁC GIA? & TÁC PHÂ?M [tt]

Home | HUY PHU'O'NG | HUY PHU'O'NG [tt] | HUY PHU'O'NG 1 | HUY PHU'O'NG 2 | HUY PHU'O'NG 3 | HUY PHU'O'NG 4 | HUY PHU'O'NG 5 | HUY PHU'O'NG 6 | HUY PHU'O'NG 7 | HUY PHU'O'NG 8 | HUY PHU'O'NG 9 | HUY PHU'O'NG 10 | HUY PHU'O'NG 11 | HUY PHU'O'NG 12 | HUY PHU'O'NG 13 | HUY PHU'O'NG 14 | HUY PHU'O'NG 15 | HUY PHU'O'NG 16 | HUY PHU'O'NG 17 | HUY PHU'O'NG 18 | HUY PHU'O'NG 19 | HUY PHU'O'NG 20 | HUY PHU'O'NG 21 | HUY PHU'O'NG 22 | HUY PHU'O'NG 23 | HUY PHU'O'NG 24 | HUY PHU'O'NG 25 | HUY PHU'O'NG 26 | HUY PHU'O'NG 27 | HUY PHU'O'NG 28 | HUY PHU'O'NG 29 | HUY PHU'O'NG 30 | HUY PHU'O'NG 31 | HUY PHU'O'NG 32 | HUY PHU'O'NG 33 | HUY PHU'O'NG 34 | HUY PHU'O'NG 35 | HUY PHU'O'NG 36 | HUY PHU'O'NG 37 | HUY PHU'O'NG 38 | HUY PHU'O'NG 39 | HUY PHU'O'NG 40 | HUY PHU'O'NG 41 | HUY PHU'O'NG 42 | HUY PHU'O'NG 43 | HUY PHU'O'NG 44 | HUY PHU'O'NG 45 | HUY PHU'O'NG 46 | HUY PHU'O'NG 47 | HUY PHU'O'NG 48 | HUY PHU'O'NG 49 | HUY PHU'O'NG 50 | HUY PHU'O'NG 51 | HUY PHU'O'NG 52 | HUY PHU'O'NG 53 | HUY PHU'O'NG 54 | HUY PHU'O'NG 55 | HUY PHU'O'NG 56 | HUY PHU'O'NG 57 | HUY PHU'O'NG 58 | HUY PHU'O'NG 59 | HUY PHU'O'NG 60 | HUY PHU'O'NG 61 | HUY PHU'O'NG 62 | HUY PHU'O'NG 63 | HUY PHU'O'NG 64 | HUY PHU'O'NG 65 | HUY PHU'O'NG 66 | HUY PHU'O'NG 67 | HOÀNG LONG HA?I | HOÀNG LONG HA?I [tt] | HOÀNG LONG HA?I 1 | HOÀNG LONG HA?I 2 | HOÀNG LONG HA?I 3 | TIÊ?U TU'? | TIÊ?U TU'? [tt] | TIÊ?U TU'? 1 | TIÊ?U TU'? 2 | TIÊ?U TU'? 3 | TIÊ?U TU'? 4 | TIÊ?U TU'? 5 | TIÊ?U TU'? 6 | TIÊ?U TU'? 7 | TIÊ?U TU'? 8 | TIÊ?U TU'? 9 | TIÊ?U TU'? 10 | TIÊ?U TU'? 11 | TIÊ?U TU'? 12 | TIÊ?U TU'? 13 | TIÊ?U TU'? 14 | TIÊ?U TU'? 15 | TIÊ?U TU'? 16 | TIÊ?U TU'? 17 | TIÊ?U TU'? 18 | TIÊ?U TU'? 19 | TIÊ?U TU'? 20 | TIÊ?U TU'? 21 | TIÊ?U TU'? 22 | TIÊ?U TU'? 23 | TIÊ?U TU'? 24 | TIÊ?U TU'? 25 | TIÊ?U TU'? 26 | TIÊ?U TU'? 27 | TRÂ`N NGUYÊN -DÁN | TRÂ`N NGUYÊN -DÁN [tt] | TRÂ`N NGUYÊN -DÁN 1 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N [tt] | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 1 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 2 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 3 | TU'O?NG NA(NG TIÊ'N 4 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 5 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 6 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 7 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 8 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 9 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 10 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 11 | TRÂ`N TRUNG -DA.O | TRÂ`N TRUNG -DA.O [tt] | TRÂ`N TRUNG -DA.O 1 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 2 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 3 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 4 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 5 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 6 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 7 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 8 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 9 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 10 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 11 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 12 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 13 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 14 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 15 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 16 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 17

HUY PHU'O'NG 22

hoatrangtri.gif

NGHIA~ TRANG QUÂN ÐÔ.I BIÊN HÒA (tru'ó'c 75)
0_nghiatrangthuduc3.jpg
(Hình do TÔ' NGUYÊN su'u tâ`m)

hoatrangtri.gif

Chuyện trò cùng đồng đội:

 

Chuyện trò cùng đồng đội:

Nhân ngày chiến sĩ trận vong

nghĩ đến những chiến hữu đã nằm xuống

(Huy Phương)

 

 

Ngày Chiến Sĩ Trận Vong dù cho được tổ chức ở một quốc gia nào đi nữa thì nghĩa của nó cũng là để tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh cho tổ quốc. Trong hoàn cảnh đất nước của chúng ta, bao nhiêu chiến sĩ về cả hai phía quân đội và dân sự đã nằm xuống cho tự do của miền Nam suốt hai mươi năm dài. Sau ngày miền Nam thất thủ, quân đội tan hàng, bây giờ chúng ta là những người may mắn được định cư tại những đất nước tự do và no ấm, làm sao chúng ta quên được những anh em đã hy sinh cho đất nước. Hậu phương được yên ổn trong bao nhiêu năm, chúng ta được sống một đời sống mới tốt đẹp hơn, chỉ những người chết và gia đình họ mới gánh chịu bao nhiêu sự thiệt thòi không thể nào bù đắp được.

 

* Những chiến sĩ trận vong nằm lại trong nghĩa trang Quân Ðội Biên Hòa.

 

Câu chuyện NTQÐ Biên Hòa trong mấy năm gần đây được nhắc nhở nhiều lần trên báo chí, trong dư luận, những cuối cùng đã trở lại trong sự quên lãng của mọi người vì sự mệt mỏi qua những luận điệu ỡm ờ, dằng dai, bất nhất bởi chế độ Cộng Sản trong nước. Vào những năm sau biến cố 30-4-1975, nghĩa trang Quân Ðội của chúng ta được giao cho bộ đội Quân Khu 7 của Cộng Sản quản lý. Quản lý có nghĩa là bỏ phế hoàn toàn, hạn chế việc thăm viếng, tu bổ và cắt đất bán cho các cơ sở thương mãi tư nhân, vì chúng ta cũng biết trong tình hình hiện này, đất đai ở trong vùng thanh phố Saigon và lân cận rất đắt giá. Chính một vị lãnh đạo tôn giáo ở hải ngoại năm ngoái cũng tán đồng những hành động này của chính quyền Cộng Sản với lý do là đất ở Saigon hiện nay quá đắt.

 

Trong mấy năm gần đây, cộng đồng tỵ nạn Việt Nam tại hải ngoại đã đề xuất nhiều ý kiến về NTQÐ:

 

- Ðòi hỏi chính quyền Cộng Sản phải xem NTQĐVNCH như là một di tích lịch sử cần tu bổ và lưu giữ để cho dân chúng lui tới thăm viếng và cúng giỗ.

- Vận động quần chúng hải ngoại mua lại NTQÐ xem như là một đã bán cho một công ty ngoại quốc và chúng ta có quyền xây dựng, tu bổ, sửa chữa và thờ phụng. Nếu không mua được trọn NTQÐ (thực tế là CSVN đã cắt xén, bán dần mảnh đất này), thì chúng ta mua lại một số diện tích và dời tất cả mộ tử sĩ về khu vực này.

 

Hai đề xuất này, đối với tình hình hiện nay, rất khó thực hiện và CSVN không bao giờ muốn làm, được coi như là hai đề nghị “không tưởng”. Những đề nghị khác có tính cách thụ động hơn:

 

- Xin phép chính quyền cho tu bổ lại nghĩa trang Quân Ðội, từng phần hay toàn thể, tùy theo khả năng tài chánh của hải ngoại (tư nhân, hội đoàn hay công ty)

- Mở cửa NTQÐ cho bất cứ ai muốn vào tu sửa hoặc dời mộ.

- Một ý kiến khác là cứ để cho nguyên trạng của NTQÐ như vậy cho đến lúc chế độ Cộng Sản Việt Nam sụp đổ, thì chúng ta mới có thể tu bổ hay xây dựng lại (!)

 

Chúng ta đã nhớ Nguyễn Minh Triết, trong lần viếng thăm Hoa Kỳ tại Dana Point, California đã tuyên bố sẵn sàng cho đồng bào về viếng thăm sửa sang các mộ phần trong NTQÐ- Biên Hòa cho hợp với đạo lý con người. Trong nguyện vọng này, “Quốc Gia Nghĩa Tử Heritage” do các anh Nguyễn Linh và Nguyễn Hà đã được phía CSVN chấp nhận cho về tu sửa NTQĐBiên Hòa. Nhóm này đã có sơ đồ tu bổ, dự định sẽ sửa sang 5,000 phần mộ và làm hàng rào trong đợt đầu, đã ký hợp đồng và ứng trước tiền cho nhà thầu do tỉnh Bình Dương chỉ định. Tuy vậy chỉ sau đó ít lâu, nghĩa là công trình chưa bắt đầu, chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, nơi vừa được nhận quản lý khu đất NTQÐ-VNCH đã thông báo trên báo Nhân Dân là, cho tới nay chính phủ chưa cho phép ai về sửa sang tu bổ nghĩa trang này. Chưa lúc nào cái câu: “Ðừng nghe những gì Cộng Sản nói” thấm thía như trong câu chuyện này.

 

Chúng tôi có liên lạc với “Quốc Gia Nghĩa Tử Heritage” để biết thêm về việc tu sửa các phần mộ đã nói trên, sau khi có bài báo của tỉnh Bình Dương, để loan báo tin tức đến quý chiến hữu nhưng cho đến nay chưa có tin tức gì.

 

Rõ ràng là chính quyền cộng sản với lòng thù hận không bao giờ muốn nghĩa trang này trở thành một di tích lịch sử sau chiến tranh hay muốn tu bổ cho khang trang để làm thành một nơi chốn thiêng liêng lui tới nhang khói cho thân nhân những chiến sĩ VNCH trong nghĩa trang. Ðiều này có thể gây ra những điều bất lợi cho chế độ đương thời. Trong khi đó, việc “dân sự hóa” NTQÐ Biên Hòa cũ trở thành “Nghĩa Trang Bình An” thuộc tỉnh Bình Dương, có nghĩa là Nghĩa Trang QÐ-VNCH của chúng ta đã bị xóa tên. Từ đây nó là bãi tha ma, ai cũng có thể vào đó chôn cất thân nhân của mình nếu được phép của chính quyền địa phương. Ðó là chưa nhắc đến nguồn tin, diện tích còn lại 12 mẫu đất này sẽ thành một khu công nghiệp cho Ðại Hàn hay Ðài Loan thuê.

 

Chúng ta có nghĩ rằng NTQÐ-VNCH sở dĩ bị điêu tàn, đổ nát ngày hôm nay cũng là do sự ít quan tâm của quần chúng, mấy ai đã nghĩ đến những người đã chết đã nằm trong nghĩa trang này. Chúng ta không có một ngày Chiến Sĩ Trận Vong để đến các nghĩa trang chiến sĩ thắp một nén hương cho đồng đội. Ra được nước ngoài, các anh em cựu chiến binh của chúng ta, có người đã đi về Việt Nam hằng chục lần, với lý do này hay lý do khác, mấy ai đã bỏ thời giờ về nghĩa trang xưa, thắp cho anh em một nén hương tưởng niệm và an ủi cho vong linh những chiến hữu đã sống can trường nhưng chết trong quạnh quẽ, quên lãng.

 

* Những tử sĩ đã chết trong các trại tập trung “cải tạo” của Cộng Sản

 

Trong thời gian bị tập trung trong các trại tù của Cộng Sản, hằng nghìn chiến hữu của chúng ta đã bị xử tử, ám hại hay chết vì bệnh tật, đói khát, kiệt lực. Có gia đình được giấy báo tử mà không biết nơi chôn cất, có gia đình không hề biết cha, chồng mình chết lúc nào, xương cốt xiêu lạc ở đâu.

 

Ðã hơn ba mươi năm qua, thời tiết, thời gian và con người đã thay đổi toàn bộ những dấu vết những nơi chôn tù, phải may mắn lắm mới còn hình dáng, bia mộ cũ. Thực sự nếu không có những sơ đồ các ngôi mộ trong các trại tù cũ, không có sự tiếp tay chỉ dẫn các thông tin từ các cán bộ coi tù cũ như “quản giáo”, “vệ binh” thì khó lòng tìm ra được đích xác nơi chôn cất anh em của chúng ta. Muốn được như vậy, gia đình các tử sĩ cần được sự hợp tác và chỉ dẫn của chính quyền hiện nay mà chúng ta không thể làm gì khác hơn.

 

Tổ chức gọi là Tổng Hội HO & POW đã làm được công việc ấy, mà trong thời gian mở đầu, đã bị chính những cựu quân nhân của chúng ta lên án là đã nói chuyện, đầu hàng hay đi đêm với Cộng Sản.

 

Xin các bạn vì những người đã chết oan uổng trong các trại tù, xin tiếp tay với các tổ chức hiện nay đang đi tìm những nấm mồ thất lạc. Những người đã dốc lòng đi tìm kiếm những nắm xương tàn của đồng đội phải hy sinh lắm mới vượt qua bao nhiêu nỗi khó khăn về phương tiện vật chất và tinh thần để tìm ra hằng trăm ngôi mộ, giúp gia đình khai quật được gần 20 bộ hài cốt. Gia đình chúng ta không ở trong hoàn cảnh có cha, có chồng chết trong các trại tù mà không có một dấu vết tin tức, chúng ta đâu có nỗi đau của những gia đình ấy, để thông cảm, thương xót cho họ.

 

Nếu làm gì được để an ủi các gia đình chiến hữu của chúng ta, để góp công góp của cho bạn bè hiện đang tự nguyện đảm nhận công việc đi tìm những ngôi mộ “cải tạo” ở những vùng rừng núi xa xôi, xin các bạn đừng từ nan.

 

Ðó là một chút gì là tình người, tình đồng đội chúng ta làm và nghĩ đến những chiến sĩ “trận vong” và “tù vong” VNCH.

 

 

HUY PHƯƠNG

 

(Bai Chuyen)

 

 

website counter