TÁC GIA? & TÁC PHÂ?M [tt]

Home | HUY PHU'O'NG | HUY PHU'O'NG [tt] | HUY PHU'O'NG 1 | HUY PHU'O'NG 2 | HUY PHU'O'NG 3 | HUY PHU'O'NG 4 | HUY PHU'O'NG 5 | HUY PHU'O'NG 6 | HUY PHU'O'NG 7 | HUY PHU'O'NG 8 | HUY PHU'O'NG 9 | HUY PHU'O'NG 10 | HUY PHU'O'NG 11 | HUY PHU'O'NG 12 | HUY PHU'O'NG 13 | HUY PHU'O'NG 14 | HUY PHU'O'NG 15 | HUY PHU'O'NG 16 | HUY PHU'O'NG 17 | HUY PHU'O'NG 18 | HUY PHU'O'NG 19 | HUY PHU'O'NG 20 | HUY PHU'O'NG 21 | HUY PHU'O'NG 22 | HUY PHU'O'NG 23 | HUY PHU'O'NG 24 | HUY PHU'O'NG 25 | HUY PHU'O'NG 26 | HUY PHU'O'NG 27 | HUY PHU'O'NG 28 | HUY PHU'O'NG 29 | HUY PHU'O'NG 30 | HUY PHU'O'NG 31 | HUY PHU'O'NG 32 | HUY PHU'O'NG 33 | HUY PHU'O'NG 34 | HUY PHU'O'NG 35 | HUY PHU'O'NG 36 | HUY PHU'O'NG 37 | HUY PHU'O'NG 38 | HUY PHU'O'NG 39 | HUY PHU'O'NG 40 | HUY PHU'O'NG 41 | HUY PHU'O'NG 42 | HUY PHU'O'NG 43 | HUY PHU'O'NG 44 | HUY PHU'O'NG 45 | HUY PHU'O'NG 46 | HUY PHU'O'NG 47 | HUY PHU'O'NG 48 | HUY PHU'O'NG 49 | HUY PHU'O'NG 50 | HUY PHU'O'NG 51 | HUY PHU'O'NG 52 | HUY PHU'O'NG 53 | HUY PHU'O'NG 54 | HUY PHU'O'NG 55 | HUY PHU'O'NG 56 | HUY PHU'O'NG 57 | HUY PHU'O'NG 58 | HUY PHU'O'NG 59 | HUY PHU'O'NG 60 | HUY PHU'O'NG 61 | HUY PHU'O'NG 62 | HUY PHU'O'NG 63 | HUY PHU'O'NG 64 | HUY PHU'O'NG 65 | HUY PHU'O'NG 66 | HUY PHU'O'NG 67 | HOÀNG LONG HA?I | HOÀNG LONG HA?I [tt] | HOÀNG LONG HA?I 1 | HOÀNG LONG HA?I 2 | HOÀNG LONG HA?I 3 | TIÊ?U TU'? | TIÊ?U TU'? [tt] | TIÊ?U TU'? 1 | TIÊ?U TU'? 2 | TIÊ?U TU'? 3 | TIÊ?U TU'? 4 | TIÊ?U TU'? 5 | TIÊ?U TU'? 6 | TIÊ?U TU'? 7 | TIÊ?U TU'? 8 | TIÊ?U TU'? 9 | TIÊ?U TU'? 10 | TIÊ?U TU'? 11 | TIÊ?U TU'? 12 | TIÊ?U TU'? 13 | TIÊ?U TU'? 14 | TIÊ?U TU'? 15 | TIÊ?U TU'? 16 | TIÊ?U TU'? 17 | TIÊ?U TU'? 18 | TIÊ?U TU'? 19 | TIÊ?U TU'? 20 | TIÊ?U TU'? 21 | TIÊ?U TU'? 22 | TIÊ?U TU'? 23 | TIÊ?U TU'? 24 | TIÊ?U TU'? 25 | TIÊ?U TU'? 26 | TIÊ?U TU'? 27 | TRÂ`N NGUYÊN -DÁN | TRÂ`N NGUYÊN -DÁN [tt] | TRÂ`N NGUYÊN -DÁN 1 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N [tt] | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 1 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 2 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 3 | TU'O?NG NA(NG TIÊ'N 4 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 5 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 6 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 7 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 8 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 9 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 10 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 11 | TRÂ`N TRUNG -DA.O | TRÂ`N TRUNG -DA.O [tt] | TRÂ`N TRUNG -DA.O 1 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 2 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 3 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 4 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 5 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 6 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 7 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 8 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 9 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 10 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 11 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 12 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 13 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 14 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 15 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 16 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 17

HUY PHU'O'NG 4

THUYỀN NHÂN, ANH Ở ĐÂU

 

THUYỀN NHÂN, ANH Ở ĐÂU ?

(HUY PHƯƠNG)

 

 

Câu chuyện vị thuyền trưởng Nam Hàn, Jeon Je Yong, năm 1985 trên biển Thái bình Dương đã bất chấp lệnh thượng cấp, dừng con thuyền của ông lại, để cứu vớt 96 thuyền nhân Việt Nam trên một con tàu mỏng manh, nhỏ bé, đang đi vào nguy hiểm của cơn bão số 8 sắp đổ tới, đã làm xúc động hai cộng đồng Hàn Việt ở Nam California. Thuyền trưởng Jeon Je Yong đã bị mất việc sau khi ông quyết định chấp nhận mọi hình phạt dành cho ông để quyết định cứu tất cả những người ông đã vớt được. Theo lệnh của công ty tàu biển ông phục vụ, ông phải đóng bè để thả tất cả người ông đã vớt được trở lại biển.

 

Quyết định của ông là "không !"

 

Câu chuyện nay được biết đến là nhờ ông Nguyễn Hùng Cường, một thuyền nhân đã không quên ơn người cứu mạng, trong nhiều năm đã cất công nhờ người đi tìm vị thuyền trưởng đầy lòng vị tha này. Cuối cùng họ đã gặp nhau, và lúc này ông Cường mới biết đến những thiệt thòi mà người ân của ông đã phải gánh chịu khi con thuyền Kwang Myung 87 cập bến Pusan của Nam Hàn ngày 29 tháng 11 năm 1985. Ông đã mời vị thuyền trưởng ân nhân này viếng thăm Hoa Kỳ vào năm 2004 với sự đón tiếp nồng hậu của hai cộng đồng Nam Hàn và Việt Nam tại Nam California.

 

Nói về phía người ra ơn, vị thuyền trưởng Nam Hàn không thể làm ngơ không cho con thuyền trở lại cứu chiếc ghe mỏng manh giữa đại dương vì ông biết rằng tất cả những người vượt biển có thể chìm xuống lòng biển không lâu sau đó. Ông cũng có một quyết định khá quyết liệt là không thể trả lại những người này xuống một hoang đảo. Đây là một con người với "tấm lòng biển" như tác giả Nguyễn Hùng Cường đã đặt tên cho cuốn sách của ông viết về biến cố này.

 

Trong cuộc gặp gỡ những người được cứu mạng và vị thuyền trưởng có tấm lòng cao cả trên, tại đất Hoa Kỳ vào hai năm 2004 và 2007, về phía những thuyền nhân, người ta chỉ thấy có độc mỗi một người là ông Nguyễn Hùng Cường. Nhiều ký giả của các cơ quan truyền thông trong hai buổi tiếp đón này đã đi tìm thêm những người có mặt trên con thuyền mỏng manh ngày ấy để phỏng vấn nhưng không có ai. Trong 96 người vượt biển cái ngày xa xôi ấy, có những đứa trẻ nhỏ chỉ mới vài tháng tuổi, có những đứa trẻ đang nằm trong bụng mẹ, nhưng cũng có những người thanh niên, và những người đứng tuổi. Sau thời gian hơn hai mươi năm, những người này đã đi định cư ở đâu đó trên thế giới tự do này, họ đã ăn nên làm ra, có nhà cửa, có vốn liếng, con cái học hành. Cũng có những người đã qua đời, nhưng có một điều chắc chắn là phần lớn những người trên con thuyền năm xưa đã về lại Việt Nam nhiều lần, nơi họ đã bỏ ra đi, nhưng không thấy ai về đây đề gặp lại người ân nhân cũ, mà nếu không có tấm lòng của ông, có thể họ đã vùi thân xuống đáy biển.

 

Ông thuyền trường Jeon Ji Yong vẫn còn nhớ đến người thiếu phụ mang thai, mệt mỏi, run rẩy, xanh xao năm xưa, còn nhớ đến "hai em nhỏ tuổi và một ông thầy muốn làm linh mục", ông còn nhớ đến "hai anh em đứa bé cầm tay nhau đứng trên bong tàu nhìn về phía chân trời vì nhớ đến cha mẹ" . Ông cũng còn giữ lại tấm hình chụp những thuyền nhân mà tàu ông đã cứu vớt tại trại định cư Pusan từ năm 1986, và ông nói "96 người bạn thuyền nhân Việt Nam khi nào cũng ở trong trái tim tôi". Nhưng hôm nay, tại buổi đón tiếp người "anh hùng" Jeon Ji Yong, không có ai, ngoài gia đình anh Cường. Tôi gọi ông là "anh hùng" vì hành động của ông mang ý nghĩa xả thân, để sau đó ông nhận chịu tất cả hệ lụy không may cho ông.

 

Chúng ta đã biết, vì chính đó là những người thân, con cháu, bạn bè, đồng bào của chúng ta, những thuyền nhân vượt biển đã không còn sống sót qua đại dương để đến được bến bờ tự do như 96 người được con tàu Kwang Myung 87 cứu vớt. Phải chi trước khi chìm xuống biển sâu, những thuyền nhân oan khuất kia được một vị thuyền trưởng như ông Yong quay con tàu lại. Thế giới có quá nhiều nỗi khổ, mà tấm lòng của nhân loại đã hầu như mệt mỏi, chai đá không còn nỗi xúc động. Giữ tốc độ của con tàu và quay đi hướng khác, đó là điều dễ dàng hơn là dừng con tàu lại để cứu vớt, dù là những người đó sắp đi vào cõi chết để sau đó phải nhận những chuyện rắc rối cho mình.

 

Quên ơn vẫn thường dễ hơn nhớ ơn. Khi quên người ta không cần phải làm gì, trái lại khi nhớ ơn một người khác có bao nhiêu điều phải làm. Có biết bao nhiêu điều rộn ràng cho cuộc sống ở một cái xứ chạy đua với thời gian này, làm ăn, sinh sống, vui chơi, du lịch, có còn thời giờ đâu mà vấn vương với những chuyện cũ.

 

Ông thuyền trưởng Nam Hàn Jeon Ji Yong có buồn không khi ông đã quên mình để cứu người, nhận những hậu quả trừng phạt của công ty ông làm việc sau đó, nếu không có một người, dù chỉ một người thôi đến với ông, cầm tay ông và nói: "Tôi vẫn nhớ ơn ông !". Người Việt trong dịp này được nhân loại biết đến như những người không bao giờ vong ân bội nghĩa. Ông Nguyễn Hùng Cường chỉ là một người trong 96 người ngày nào đó trên con thuyền mỏng manh thôi, nhưng ông đã "rửa mặt" cho 95 người "đồng thuyền" khác, nếu không, câu chuyện cứu người của ông Yong rồi có ai biết hay nghĩ đến. Họ lên bờ và tan biến vào dòng đời trôi đi, không bao giờ muốn nhìn lại dĩ vãng.

 

Thuyền nhân, anh ở đâu ?

 

 

7/70

Huy Phương

 

(Bai Chuyen)

 

 

******

 

Quý độc giả thích lối viết tạp ghi Huy Phương xin tìm đọc:

 

 

- Nước Mỹ Lạnh Lùng, 264 trang- giá $15.00

 

- Đi Lấy Chồng Xa, 296 trang- giá $15.00

 

- Ấm Lạnh Quê Người, 312 trang- giá $18.00

 

 

Xin liên lạc:     

 

PHUONG LE,

 P.O.Box 14982

Irvine, CA 92623.

 

 

website counter