TÁC GIA? & TÁC PHÂ?M [tt]

Home | HUY PHU'O'NG | HUY PHU'O'NG [tt] | HUY PHU'O'NG 1 | HUY PHU'O'NG 2 | HUY PHU'O'NG 3 | HUY PHU'O'NG 4 | HUY PHU'O'NG 5 | HUY PHU'O'NG 6 | HUY PHU'O'NG 7 | HUY PHU'O'NG 8 | HUY PHU'O'NG 9 | HUY PHU'O'NG 10 | HUY PHU'O'NG 11 | HUY PHU'O'NG 12 | HUY PHU'O'NG 13 | HUY PHU'O'NG 14 | HUY PHU'O'NG 15 | HUY PHU'O'NG 16 | HUY PHU'O'NG 17 | HUY PHU'O'NG 18 | HUY PHU'O'NG 19 | HUY PHU'O'NG 20 | HUY PHU'O'NG 21 | HUY PHU'O'NG 22 | HUY PHU'O'NG 23 | HUY PHU'O'NG 24 | HUY PHU'O'NG 25 | HUY PHU'O'NG 26 | HUY PHU'O'NG 27 | HUY PHU'O'NG 28 | HUY PHU'O'NG 29 | HUY PHU'O'NG 30 | HUY PHU'O'NG 31 | HUY PHU'O'NG 32 | HUY PHU'O'NG 33 | HUY PHU'O'NG 34 | HUY PHU'O'NG 35 | HUY PHU'O'NG 36 | HUY PHU'O'NG 37 | HUY PHU'O'NG 38 | HUY PHU'O'NG 39 | HUY PHU'O'NG 40 | HUY PHU'O'NG 41 | HUY PHU'O'NG 42 | HUY PHU'O'NG 43 | HUY PHU'O'NG 44 | HUY PHU'O'NG 45 | HUY PHU'O'NG 46 | HUY PHU'O'NG 47 | HUY PHU'O'NG 48 | HUY PHU'O'NG 49 | HUY PHU'O'NG 50 | HUY PHU'O'NG 51 | HUY PHU'O'NG 52 | HUY PHU'O'NG 53 | HUY PHU'O'NG 54 | HUY PHU'O'NG 55 | HUY PHU'O'NG 56 | HUY PHU'O'NG 57 | HUY PHU'O'NG 58 | HUY PHU'O'NG 59 | HUY PHU'O'NG 60 | HUY PHU'O'NG 61 | HUY PHU'O'NG 62 | HUY PHU'O'NG 63 | HUY PHU'O'NG 64 | HUY PHU'O'NG 65 | HUY PHU'O'NG 66 | HUY PHU'O'NG 67 | HOÀNG LONG HA?I | HOÀNG LONG HA?I [tt] | HOÀNG LONG HA?I 1 | HOÀNG LONG HA?I 2 | HOÀNG LONG HA?I 3 | TIÊ?U TU'? | TIÊ?U TU'? [tt] | TIÊ?U TU'? 1 | TIÊ?U TU'? 2 | TIÊ?U TU'? 3 | TIÊ?U TU'? 4 | TIÊ?U TU'? 5 | TIÊ?U TU'? 6 | TIÊ?U TU'? 7 | TIÊ?U TU'? 8 | TIÊ?U TU'? 9 | TIÊ?U TU'? 10 | TIÊ?U TU'? 11 | TIÊ?U TU'? 12 | TIÊ?U TU'? 13 | TIÊ?U TU'? 14 | TIÊ?U TU'? 15 | TIÊ?U TU'? 16 | TIÊ?U TU'? 17 | TIÊ?U TU'? 18 | TIÊ?U TU'? 19 | TIÊ?U TU'? 20 | TIÊ?U TU'? 21 | TIÊ?U TU'? 22 | TIÊ?U TU'? 23 | TIÊ?U TU'? 24 | TIÊ?U TU'? 25 | TIÊ?U TU'? 26 | TIÊ?U TU'? 27 | TRÂ`N NGUYÊN -DÁN | TRÂ`N NGUYÊN -DÁN [tt] | TRÂ`N NGUYÊN -DÁN 1 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N [tt] | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 1 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 2 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 3 | TU'O?NG NA(NG TIÊ'N 4 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 5 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 6 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 7 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 8 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 9 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 10 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 11 | TRÂ`N TRUNG -DA.O | TRÂ`N TRUNG -DA.O [tt] | TRÂ`N TRUNG -DA.O 1 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 2 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 3 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 4 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 5 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 6 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 7 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 8 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 9 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 10 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 11 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 12 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 13 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 14 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 15 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 16 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 17

HUY PHU'O'NG 5

NHỮNG NHÀ TÙ LỚN

 

 

NHỮNG NHÀ TÙ LỚN

(HUY PHƯƠNG)

 

Bạn định nghĩa thế nào là một nơi không ai muốn vào và cũng nơi đó, bị canh gác chặt chẽ khiến không ai có thể thoát ra ngoài. Thưa, đó chính là nhà tù.

 

Nguồn tin báo chí cho biết, nhà cầm quyền Bắc Hàn đang cho xây dựng một bức tường rào dọc theo biên giới Trung Quốc, nhằm ngăn chặn không cho dân Bắc Hàn trốn chạy khỏi quốc gia Cộng Sản, phong kiến và độc tài này. Gần đây người ta nghe tin càng ngày càng có nhiều người Bắc Hàn tìm cách vượt thoát qua biên giới kiếm chỗ dung thân, nhưng suốt đời chưa nghe ai nói có người trốn khỏi xứ Nam Hàn tìm tới Bắc Hàn để tìm cuộc sống tốt đẹp hơn. Những người tỵ nạn này đã chấp nhận gian khổ và hiểm nghèo để đi xuyên qua Trung Quốc, Thái Lan, Cambodia .. để cuối cùng đến được Nam Hàn.

 

Trong chiến tranh lạnh, tại thủ đô Berlin, Cộng Sản Đông Bá Linh đã dựng một bức tường kiên cố giữa biên giới hai bên, để ngăn những người Đông Đức không không thể bỏ chạy qua Tây Đức. Bức tường này là một biểu tượng ô nhục đã chia cắt hai miền kéo dài 28 năm, được những chế độ Cộng Sản dựng lên ngày 13 tháng 8 năm 1961 cho đến ngày nó bị phá vỡ khi nước Đức thống nhất vào tháng 10 năm 1990. Trong thời gian này đã có 1,245 người dân phía Đông bị bắn chết khi tìm cách vượt qua bức tường này, nhưng con số chính thức do nhà cầm quyền Đông Đức đưa ra chỉ có 125 người. Chẳng nghe nói có người nào ở Tây Đức leo qua bức tường này để vào "nhà tù" Đông Đức.

 

Người Cuba cũng đã dùng thuyền, đóng bè để vượt biển đến Mỹ. Cũng chưa nghe ai nói một người Cuba nào đang ở Mỹ lại muốn trở lại nước "Cộng Hòa Cuba" có ông Tổng Thống râu xồm Fidel Castro, trừ em bé Elian Gonzalez tại Miami vượt biển cùng mẹ đến Hoa Kỳ, đã bị lực lượng cảnh vệ Hoa Kỳ tấn công vào lúc bất ngờ nhất, giật em ra khỏi tay những người thân bảo vệ em, để giải giao về lại cho Cuba sáng sớm ngày 28 tháng 8 năm 2000. Cho đến nay, chính phủ Cuba vẫn sợ người dân của mình tìm cách đào tỵ, vì vậy năm nay, chính phủ đã không cho các võ sĩ quyền anh của mình tham dự giải quyền anh quốc tế vì sợ họ lại bỏ nước ra đi, làm mất mặt chế độ.

 

Sau hiệp định Geneve, nước Việt bị chia cắt hai miền Nam Bắc, lấy con sông Bến Hải ở vĩ tuyến 17 làm ranh giới, đã có nhiều người từ miền Bắc vượt sông Bến Hải vào tìm tự do ở miền Nam, nhưng chưa nghe ai nói có người bỏ miền Nam bơi qua sông để về với thiên đàng "Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa". Tuy vậy, cũng có người từ miền Nam ra sống ở miền Bắc, nhưng không phải tự nguyện sang sông mà bị chính quyền miền Nam lúc bấy giờ, thay vì thả dù họ xuống miến Bắc đã đẩy họ qua cầu "biên giới", đó là trường hợp các ông Tôn Thất Dương Kỵ, Trương Gia Kỳ Sanh, BS Phạm Văn Huyến .. thái độ "thân Cộng" của họ trong thời gian ấy.

 

Vậy thì những vùng đất đã mang danh nghĩa Cộng Hòa, Nhân Dân hay Dân Chủ dưới chế độ Cộng Sản đều là những nhà tù lớn không ai muốn vào nhưng nếu muốn ra sẽ phải trả một giá rất đắt bằng tù đày hay chính mạng sống của họ. Nếu những nơi chốn ấy tốt đẹp thì không cần phải dựng bức tường bê-tông cốt sắt, giăng giây kẽm gai, lập chòi canh hay đi tuần bằng súng đạn và chó săn. Sự vượt thoát ra khỏi những vùng đất Cộng Sản như việc một triệu đồng bào di cư vào Nam hay người ta bỏ về sống tại các vùng đất Quốc Gia được gọi là một thái độ "bỏ phiếu bằng chân" để chọn lựa chế độ chính trị phù hợp cho con người được sống tự do và có nhân phẩm.

 

Cũng có những vùng lãnh thổ mà người ta phải rào lại, dựng tháp canh, đi tuần tiễu, nhưng không phải vì sợ người trong lãnh thổ này thoát ra ngoài mà chính vì sợ người ở ngoài xâm nhập vào. Đó là trường hợp Hoa Kỳ canh phòng biên giới để ngăn không cho những người Mễ Tây Cơ hay cả người ở các nước Nam Mỹ nghèo đói, lạc hậu xâm nhập vào.

 

Một nơi đất nước mà người dân ở đó muốn bỏ ra đi, dù để tìm thấy tự do cho đời sống của họ hay để kiếm bát cơm vì sự nghèo đói, nhà cầm quyền của quốc gia đó cũng phải bị lên án. Tuy vậy chính phủ Mễ Tây Cơ đã nhiều lần than phiền việc Hoa Kỳ cho xây bức tường tại biên giới hai nước làm tổn hại đến bang giao của hai nước, vì chính họ muốn để cho người Mễ vào đất Mỹ nhiều hơn. Chính phủ Cộng Sản Việt Nam cũng có luận điệu đổ tội cho những đồng bào thiểu số ở cao nguyên bỏ nước, hoặc ngay cả việc dân oan xuống đường cũng là do các thế lực bên ngoài xúi dục. Khi người ta không thể trốn thoát được nhà tù đang giam giữ mình, thì chỉ có cách nổi loạn đốt nhà tù để tự giải phóng mình mà thôi. Không đốt được nhà tù thì chỉ còn cách làm cách mạng để lật đổ cái chế độ đã xây lên nhà tù ấy.

 

Từ nhiều năm trước, người Việt Nam cũng đã ồ ạt bỏ nước ra đi. Những đồn biên phòng, lính gác và chó săn cũng đã được xử dụng như những nhà tù đã xử dụng nhằm mục đích không cho một tên tù trốn thoát ra ngoài. Chính quyền trong nước phải hiểu những lý do người ta phải bỏ quê hương, cội nguồn để ra đi. Người ta chỉ có thể trở về quê hương khi đó không còn là một nhà tù lớn nữa.

 

Bây giờ đã không còn Đông Đức, không còn Liên Bang Xô Viết. Và khi những nhà tù lớn Bắc Triều Tiên, Cuba, Cộng Sản Việt Nam đã bị phá sập, thì người ta sẽ trở về như đàn chim trở lại tổ bay rợp trời, chứ không đơn lẻ như vài con chim què cụt, bệnh hoạn, tham mồi như hiện nay.

 

Huy Phương

 

(Bai Chuyen)

 

 

 

Quý độc giả thích lối viết tạp ghi Huy Phương xin tìm đọc:

 

 

- Nước Mỹ Lạnh Lùng, 264 trang- giá $15.00

 

- Đi Lấy Chồng Xa, 296 trang- giá $15.00

 

- Ấm Lạnh Quê Người, 312 trang- giá $18.00

 

 

Xin liên lạc:

 

 Phuong Le,

P.O. Box 14982

Irvine, CA 92623.

 

 

website counter