Lời tạ lỗi muộn
màng
(Tác Giả: HUY PHƯƠNG)
Chúng tôi cùng một
khóa Thủ Đức với nhau và sinh hoạt với nhau
đă nhiều năm.
Tháng trước,
trong dịp tổ chức một cuộc họp mặt
thân mật trong gia đ́nh, tôi đă không mời anh tham dự
v́ lư do muốn hạn chế số bạn bè và không muốn
phiền đến nhiều người. Khi biết có vài
người thân của cả hai chúng tôi có mặt trong dịp
này, anh có vẻ buồn và thắc mắc măi. Qua lời kể
lại của một người bạn chung, anh đă lo
lắng tâm sự là không biết tôi có giận ǵ anh ấy
không? Tôi không thể nào gặp anh để giải bày một
vài lời để anh hiểu cho tôi, v́ chỉ hai hôm sau
khi anh nói chuyện với người bạn, một buổi
sáng đi bộ ngoài bờ biển anh đă bị chứng
trụy tim và đột ngột qua đời.
Đến
thăm anh tại nhà quàn, ḷng tôi thật ray rứt. Tôi th́ thầm
bên cỗ áo quan, bên trong anh nằm nhắm mắt như
đang say ngủ, là tôi thành thật xin lỗi anh, là tôi
không hề giận ǵ anh cả. Nhưng làm sao để anh
c̣n nghe những lời tôi nói! Anh nằm yên lặng, đôi
mắt nhắm nghiền và miệng không hề mỉm
cười để thứ lỗi cho tôi. Câu chuyện này
cứ ám ảnh tôi măi cho đến hôm nay.
Tôi có một
người bạn già ở xa cách một giờ xe. Lâu nay
anh ấy đau ốm ̣i ọp măi. Mấy năm trước,
thỉnh thoảng tôi có điện thoại hay đến
thăm anh, nhưng suốt năm nay, quá bận bịu với
những công việc đâu đâu, tôi gần như quên hẳn
anh .. cho đến ngày đọc được bản
cáo phó của gia đ́nh anh trên tờ nhật báo. Thấy
tên anh, nước mắt tôi tự nhiên ứa ra. Tôi nhớ
những ngày đi tù về, tôi mở một tiệm ảnh
đi chụp đám cưới, sinh nhật .. gia công làm ảnh
và tráng phim sống qua ngày. Tôi thuê cửa tiệm ở bên
này đường, nhà anh ở bên kia lộ, thỉnh thoảng
anh lại đi băng qua đường, ghé chuyện tṛ
với tôi. Chân anh yếu, lại qua đường xe cộ
đông đúc, tôi lo ngại cho anh, nên nhiều khi phải
chạy ra giữa đường đón anh. Chúng tôi đều
biết rơ chuyện gia đ́nh vui buồn của nhau nên
không là họ hàng cũng trở thành thân thiết.
Cả hai gia
đ́nh chúng tôi đều lần lượt sang Mỹ, thỉnh
thoảng vài năm mới thăm viếng nhau một lần.
Biết anh lớn tuổi, lại có nhiều bệnh kinh
niên, nhưng tin anh qua đời không khỏi làm cho tôi bùi
ngùi thương tiếc. Nghe nói sau khi bệnh viện "hết
thuốc chữa", anh được đưa về
nhà, trong t́nh trạng biết là không c̣n sống được
bao lâu, có lúc nhớ đến đám bạn bè cũ, anh có
nhắc đến tên tôi, nhưng các cháu sợ phiền,
không ai nhấc điện thoại gọi cho tôi biết.
Tôi gởi tràng hoa và đến viếng anh, sự thật
là muốn biểu lộ cho gia đ́nh anh biết tôi c̣n nhớ
đến anh, c̣n anh th́ lặng lẽ nơi kia, c̣n biết
ǵ nữa đâu. Tôi có đến viếng anh hay không, nào có
ích ǵ nữa. Sao tôi không đến thăm khi anh c̣n sống
để anh em cười nói hể hả với nhau một
đôi câu. Những ṿng hoa, những nén nhang, những lời
chia buồn khuôn sáo, không có th́ cũng chẳng ra làm sao,
nhưng đối với người đang nằm trong
quan tài kia thật quá vô nghĩa.
Cách đây bốn
năm, một anh bạn giáo già, đồng nghiệp của
tôi, bị một tai nạn giao thông thảm khốc. Xe anh
đang qua đèn xanh giữa ngă tư th́ một chiếc xe
khác bên trái vượt đèn đỏ đâm ngang hông xe
anh, cắt chiếc xe anh làm đôi. Anh thoát chết nhưng
phần dưới thân thể hoàn toàn bị tê liệt, phải
nằm một chỗ, mọi việc đều do gia
đ́nh anh tận tụy giúp đỡ. Chúng tôi có đến
thăm anh một vài lần trong năm đầu tiên,
nhưng dần dà mọi người đều có công việc
và những lo toan riêng, chúng tôi hầu như quên hẳn anh.
Vài tháng trước, v́ có theo dơi đọc những bài viết
của tôi, anh gọi lại ṭa soạn, nhắn tin muốn
liên lạc gặp tôi và để lại số điện
thoại. Tôi gọi cho anh, xin lỗi lâu quá không nghe tin nhau,
anh cũng cho biết không có chuyện ǵ, nằm buồn nên
muốn gặp bạn bè thôi. Tôi hứa sẽ đến
thăm anh, nhưng rồi chuyện đó đă không bao giờ
xảy ra. Sau một tuần đi xa về tôi được
tin anh đă qua đời và tang lễ đă xong. Lẽ ra
tôi đă đến thăm anh sớm hơn, nhưng lần
lữa chuyện nọ đến chuyện kia, để
câu chuyện trở thành muộn màng. Dù anh với tôi chỉ
là đồng nghiệp, sơ giao, nhưng có một điều
ǵ đó làm cho tôi cảm thấy ân hận.
Bốn
năm về trước, trong thời gian phụ trách một
chương tŕnh truyền h́nh hằng tuần, tôi có nhận
được thư kêu cứu của một thanh niên hiện
đang sống tại Việt Nam. Tháng 3 năm 1975, người
thanh niên này mới khoảng 4, 5 tuổi, khi theo cha mẹ chạy
loạn từ Nha Trang lên Thành, em đă tuột tay mẹ và
lạc trong đám đông hỗn loạn. Em được
một gia đ́nh nghèo, tử tế đem về nuôi cho
đến khi khôn lớn. Tên em ngày c̣n ở với cha mẹ
ruột là Hùng, tên cha mẹ nuôi đặt cho em là Ngô Chí Tâm.
Hiện nay em đă 40 tuổi, đang sống tại thị
xă Đà Lạt, có gia đ́nh, và điều đau buồn
là em đang bị bệnh ung thư. Chi tiết duy nhất
về gia đ́nh mà em biết là "cha mẹ bán trong câu lạc
bộ tại một quân trường" (chắc hẳn
cha em là một quân nhân?) và nơi em bị lạc là
"Thành", quận lỵ của Diên Khánh. Tôi đă nhiều
lần đưa câu chuyện này lên chương tŕnh
"Huynh Đệ Chi Binh" và một vài tờ báo,
nhưng không có kết quả. Tôi hy vọng những ḍng chữ
ít ỏi này sẽ đến với cha mẹ em (cha mẹ
nào mất con mà không đau xót và t́m kiếm!) và nhất là giờ
này em vẫn c̣n sống, để tôi khỏi ân hận v́
em tin cậy nhờ đến tôi một chuyện như
thế mà không có kết quả ǵ!
Các bạn có
bao giờ gặp phải một trường hợp
như tôi không? Nhiều người có thể cho rằng những
chuyện đó chỉ là chuyện nhỏ. Thật ra,
cũng chẳng có ǵ quan trọng, nhưng v́ sao có những
chuyện chúng ta có thể làm được để vui
ḷng người khác, chúng ta chưa hoàn thành hay đă vô t́nh bỏ
qua. Trong cuốn sổ điện thoại ghi số của
bà con, bạn bè, nhiều người đă một hai
năm nay, tôi chưa hề nhấc máy lên một lần
để gọi, trong khi mỗi ngày không phải là tôi không
hề dùng điện thoại. Có điều ǵ
chúng ta chưa làm, có lời ǵ chúng ta chưa nói với một
người nào đó, là bằng hữu, là vợ hay chồng,
là con cái chúng ta. Rồi đến một lúc nào đó, tất
cả đều trở thành muộn màng.
Ngày mai, sau một
đêm, hay chiều mai, sau một ngày, tất cả đều
có thể biến đổi mà không báo trước. Một
trong những người quen biết, thân thuộc hay
thương yêu của chúng ta, hay chính chúng ta có thể đột
ngột qua đời.
Nhưng làm
sao để không có một điều ǵ phải hối tiếc!
HUY PHƯƠNG
(Kiều Diễm sưu tầm và
chuyển)