TÁC GIA? & TÁC PHÂ?M [tt]

Home | HUY PHU'O'NG | HUY PHU'O'NG [tt] | HUY PHU'O'NG 1 | HUY PHU'O'NG 2 | HUY PHU'O'NG 3 | HUY PHU'O'NG 4 | HUY PHU'O'NG 5 | HUY PHU'O'NG 6 | HUY PHU'O'NG 7 | HUY PHU'O'NG 8 | HUY PHU'O'NG 9 | HUY PHU'O'NG 10 | HUY PHU'O'NG 11 | HUY PHU'O'NG 12 | HUY PHU'O'NG 13 | HUY PHU'O'NG 14 | HUY PHU'O'NG 15 | HUY PHU'O'NG 16 | HUY PHU'O'NG 17 | HUY PHU'O'NG 18 | HUY PHU'O'NG 19 | HUY PHU'O'NG 20 | HUY PHU'O'NG 21 | HUY PHU'O'NG 22 | HUY PHU'O'NG 23 | HUY PHU'O'NG 24 | HUY PHU'O'NG 25 | HUY PHU'O'NG 26 | HUY PHU'O'NG 27 | HUY PHU'O'NG 28 | HUY PHU'O'NG 29 | HUY PHU'O'NG 30 | HUY PHU'O'NG 31 | HUY PHU'O'NG 32 | HUY PHU'O'NG 33 | HUY PHU'O'NG 34 | HUY PHU'O'NG 35 | HUY PHU'O'NG 36 | HUY PHU'O'NG 37 | HUY PHU'O'NG 38 | HUY PHU'O'NG 39 | HUY PHU'O'NG 40 | HUY PHU'O'NG 41 | HUY PHU'O'NG 42 | HUY PHU'O'NG 43 | HUY PHU'O'NG 44 | HUY PHU'O'NG 45 | HUY PHU'O'NG 46 | HUY PHU'O'NG 47 | HUY PHU'O'NG 48 | HUY PHU'O'NG 49 | HUY PHU'O'NG 50 | HUY PHU'O'NG 51 | HUY PHU'O'NG 52 | HUY PHU'O'NG 53 | HUY PHU'O'NG 54 | HUY PHU'O'NG 55 | HUY PHU'O'NG 56 | HUY PHU'O'NG 57 | HUY PHU'O'NG 58 | HUY PHU'O'NG 59 | HUY PHU'O'NG 60 | HUY PHU'O'NG 61 | HUY PHU'O'NG 62 | HUY PHU'O'NG 63 | HUY PHU'O'NG 64 | HUY PHU'O'NG 65 | HUY PHU'O'NG 66 | HUY PHU'O'NG 67 | HOÀNG LONG HA?I | HOÀNG LONG HA?I [tt] | HOÀNG LONG HA?I 1 | HOÀNG LONG HA?I 2 | HOÀNG LONG HA?I 3 | TIÊ?U TU'? | TIÊ?U TU'? [tt] | TIÊ?U TU'? 1 | TIÊ?U TU'? 2 | TIÊ?U TU'? 3 | TIÊ?U TU'? 4 | TIÊ?U TU'? 5 | TIÊ?U TU'? 6 | TIÊ?U TU'? 7 | TIÊ?U TU'? 8 | TIÊ?U TU'? 9 | TIÊ?U TU'? 10 | TIÊ?U TU'? 11 | TIÊ?U TU'? 12 | TIÊ?U TU'? 13 | TIÊ?U TU'? 14 | TIÊ?U TU'? 15 | TIÊ?U TU'? 16 | TIÊ?U TU'? 17 | TIÊ?U TU'? 18 | TIÊ?U TU'? 19 | TIÊ?U TU'? 20 | TIÊ?U TU'? 21 | TIÊ?U TU'? 22 | TIÊ?U TU'? 23 | TIÊ?U TU'? 24 | TIÊ?U TU'? 25 | TIÊ?U TU'? 26 | TIÊ?U TU'? 27 | TRÂ`N NGUYÊN -DÁN | TRÂ`N NGUYÊN -DÁN [tt] | TRÂ`N NGUYÊN -DÁN 1 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N [tt] | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 1 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 2 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 3 | TU'O?NG NA(NG TIÊ'N 4 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 5 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 6 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 7 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 8 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 9 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 10 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 11 | TRÂ`N TRUNG -DA.O | TRÂ`N TRUNG -DA.O [tt] | TRÂ`N TRUNG -DA.O 1 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 2 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 3 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 4 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 5 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 6 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 7 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 8 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 9 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 10 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 11 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 12 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 13 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 14 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 15 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 16 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 17

HUY PHU'O'NG 25

TRIẾT LÝ BA XU

 

TRIẾT   BA XU

(Huy Phương)

 

 

Điều gì nói ra mà ai cũng biết cả rồi vì nó tầm thường, đơn giản, hiển nhiên, rẻ tiền thì người ta thường mỉa mai gọi nó là “triết lý ba xu”, mặc dầu đó những điều xác thực, chỉ vì nó xưa cũ hay người ta đã quen nghe.

 

Bây giờ mỗi ngày bạn đang có bao nhiêu công việc phải lo toan từ sáng đến chiều, hết sức là bận rộn, mỗi tối trước khi lên giường, bạn phải liệt kê các công việc cần ghi nhớ cho ngày mai trên một trang giấy, sợ có điều không ghi nhớ thì sẽ quên mất. Giá như có ai đó đề nghị bạn bỏ một ngày đi thăm một người bạn ở xa, hay nghỉ trọn một tuần, bỏ hết tất cả công việc, để làm một chuyến du lịch cho thanh thản tấm thân, cắt đứt với mọi liên lạc công việc bên ngoài, bạn sẽ không bao giờ chấp nhận, vì quá thật là bạn quá bận, không dư ra một tí tẹo thời giờ nào cho những công việc như thế.

 

Thế rồi đùng một cái, không báo trước, buổi chiều, chiếc xe cấp cứu rú còi inh ỏi, ghé qua nhà bạn, mang vào bệnh viện cái đầu óc bận rộn và cả cái tấm thân đang bệnh tật, có thể là sắp chết của bạn vào bệnh viện. Bạn sẽ sắp đặt gì cho chương trình vào sáng hôm sau của bạn, công việc ở sở làm, một vài chuyện giải quyết chưa xong, đôi việc giao dịch chưa hoàn tất, cái thư chưa phúc đáp, cái bill chưa trả. Bạn sẽ không làm được gì hết ngoài ra việc nằm thẳng trên giường bệnh viện với các giây nhợ chằng chịt trên cánh tay suốt ngày, xoay trở cũng khó khăn, mê mê, tỉnh tỉnh, nói gì chuyện đi đứng, bay nhảy như những ngày khỏe mạnh. Nghĩa là tất cả đều được xếp lại, như cho vào một ngăn kéo đóng kín, không giải quyết không xoay trở gì được. Bây giờ ai đưa cháu đi học, bây giờ mấy cái bills chưa trả, bây giờ còn trăm thứ việc ngổn ngang.

 

Tổng Thống thứ 9 của Hoa Kỳ là ông William Henry Harrison, tuyên thệ nhậm chức vào ngày 4 tháng 3 năm 1841, lẽ cố nhiên ông có nhiều kế hoạch, chương trình cho nhiệm kỳ bốn năm trước mặt, còn ai trên thế giới này bận rộn hơn ông. Ngày tuyên thệ nhậm chức Tổng Thống, nhiệt độ Washington DC xuống quá thấp dưới độ đông đá, đứng giữa trời suốt mấy tiếng đồng hồ không đội nón, Ông William Henry Harrison đã đọc một bài diễn văn dài 105 phút, ông bị cảm lạnh và bị sưng phổi rồi qua đời sau đó đúng một tháng vào ngày 4 tháng 4 năm 1841. Tổng Thống Harrison qua đời thì có ông Phó Tổng Thống John Tyler lên thay, cũng hết một nhiệm kỳ 4 năm (1841-1485), nước Mỹ đâu có một ngày nào không có Tổng Thống đâu. Bạn đừng nghĩ rằng vai trò của bạn khó thay thế, khi bạn không hiện diện hôm nay ở sở làm, trong gia đình, ngay tại văn phòng Phủ Tổng Thống, hay cả trên cõi trần gian này nữa. Không có gì không thể thay thế, ngay cả Tổng Thống một cường quốc như nước Mỹ.

 

Trong đạo Phật, chúng ta thường nghe đến câu “Thân không cầu không tật bệnh, thân không tật bệnh thì tham dục dễ sanh.” Quả thật, chúng ta có rất nhiều ham muốn, những món tiền lớn, chức vụ béo bở, danh vọng ngất trời, bình thường thì cũng nhà đẹp, xe đời mới, bữa ăn ngon, thú vui xác thịt. Nhưng khi nằm trên giường bệnh rồi, khi chúng ta bị bệnh tật, đau đớn, điều ước mơ duy nhất là lành bệnh, ngoài ra những thứ chức tước, danh vọng, tiền của đầy nhà, rượu ngon, gái đẹp ... đều vô nghĩa. Khi thân thể rã rời, sinh lực tiêu hao, không buồn nhấc cánh tay lên, không muốn nở một nụ cười, ta còn ao ước điều gì trên cõi đời này nữa. Những con số trong ngân khoản nhà băng, những món lời trong tầm tay sẽ không còn ý nghĩa gì nữa, sẽ không còn cần thiết gì cho thực trạng hôm nay với cái thân tàn tạ, nằm nhìn lên trần nhà mà chưa biết những gì có thể xẩy ra cho cái thân xác hữu cơ cùng với mầm thối rữa này.

 

Nhiều người đã kề cận với cái chết, nghĩa là đang ở giữa hai bờ sinh tử thì luôn luôn ám ảnh bởi nỗi biệt ly, xa cách rồi đây có thể xẩy ra giữa mình và những người thân yêu hơn là nghĩ đến những gì mình đang có bỗng phải bỏ lại đàng sau. Cái chết chỉ nhẹ nhàng, con đường ra đi chỉ có thể thênh thang nếu cuộc hành trình không mang những hành lý quá nặng với những nuối tiếc, với những tư hữu, những bận bịu tưởng chừng như không thể rời bỏ được ngay vào những giờ phút cuối cùng. Nhưng làm sao ra đi mà không thương nhớ, mà để lòng mình được thảnh thơi như người xưa nói rằng “chết là trở về” hay làm sao để cái chết nhẹ nhàng vui thú “như khi ta trở lại đi trên những con đường quê những ngày thơ ấu!”

 

Lúc nằm trên giường bệnh mới thấy những ngày khỏe mạnh quý báu biết bao nhiêu. Những chuyện nghe ra rất tầm thường trong cuộc sống hằng ngày bây giờ bỗng trở nên giá trị, khó tìm lại được. Những buổi sáng thức dậy thấy được ánh mặt trời và những chòm lá xao động bên ngoài cửa sổ, có thể  nghe cả tiếng chim hót, tiếng xe cộ qua lại ồn ào hay tiếng người lao xao đâu đó. Những chuyện ấy rất thường tình, đời sống trôi chảy chung quanh ta, mà ngày thường không bao giờ chúng ta quan tâm, để ý đến. Bây giờ trong một căn phòng vắng lặng, cách biệt đời sống bên ngoài, mạch máu và nhịp tim đập của chúng ta gắn liền với những giọt thuốc tỉ tê đang luồn vào cơ thể.

 

Có những ngày nằm trên giường bệnh mới thấy những ngày lành mạnh là đáng quý, không gì hơn được sống gần những người mình thương yêu, được làm những điều mình thích, được nói được cười trong một nhân quần ấm áp trong  một ngày như hôm nay. Thế thì khi chúng ta được trở lại với cuộc sống dù   tầm thường, nhưng rất bình thường yên ổn, chúng ta có thấy quý những ngày như thế không ? Hay bây giờ chúng ta đã thực sự quên rồi.

 

Cuộc sống đã xô đẩy chúng ta đi không một phút giây ngơi nghỉ trên chuyến tàu tốc hành đang băng băng trong đêm trong ngày, qua bao nhiêu dòng sông, chiếc cầu, qua bao nhiêu cánh đồng, rặng núi. Con tàu đã dừng lại một ga nhỏ nào đó để cho chúng ta lên tàu, rồi con tàu sẽ dừng lại một sân ga nào đó cho chúng ta xuống tàu, có thể cũng không ai biết chúng ta là ai, hiện diện trên toa tàu này lúc nào, trừ những người hành khách kế cận. Một người khách đã xuống tàu lúc con tàu đậu lại một sân ga nào đó đâu có gì là quan trọng.

 

Trong cuốn sổ điện thoại của tôi dùng thường ngày đã có những cái tên và số điện thoại bị gạch bỏ hay không bao giờ dùng đến, vì những bạn bè, thân thuộc này đã không còn ở trên cõi đời này nữa. Tên của tôi trong cuốn sổ điện thoại của bạn cũng vậy, một này nào đó, như khi tôi đã xuống tàu, đâu có ai cần đến nữa.

 

Đến cái tuổi nào đó, có những người không còn thấy quyền lực, danh vọng và tiền của là quan trọng nữa. Con tàu  trước khi rời sân ga đã kéo những hồi còi dài trong đêm tối, có thể không ai để ý đến một người hành khách đã xuống tàu lầm lũi một mình. Con tàu như dòng đời trôi chảy chúng ta đã bỏ lại sau lưng. Giờ phút đó, chúng ta không còn ở trên cõi đời này nữa, nhưng trước giờ ra đi, có thể có nhiều điều chúng ta chưa thực hiện được như những mơ ước từ lúc niên thiếu. Nhiều triết gia đã cho rằng chúng ta đã sống như thế nào chứ không phải đời sống dài hay ngắn.

 

Nhưng cái điều mà ai cũng biết, ai cũng nghe nói nhiều lần đến nhàm chán, và chẳng ai muốn nghe thì người ta gọi nó là thứ triết lý ... ba xu. Câu chuyện này có thể được xếp loại như vậy chăng ?

 

 

Huy Phương

 

(Sưu Tầm Liên Mạng chuyển)

 

 

website counter