TÁC GIA? & TÁC PHÂ?M [tt]

Home | HUY PHU'O'NG | HUY PHU'O'NG [tt] | HUY PHU'O'NG 1 | HUY PHU'O'NG 2 | HUY PHU'O'NG 3 | HUY PHU'O'NG 4 | HUY PHU'O'NG 5 | HUY PHU'O'NG 6 | HUY PHU'O'NG 7 | HUY PHU'O'NG 8 | HUY PHU'O'NG 9 | HUY PHU'O'NG 10 | HUY PHU'O'NG 11 | HUY PHU'O'NG 12 | HUY PHU'O'NG 13 | HUY PHU'O'NG 14 | HUY PHU'O'NG 15 | HUY PHU'O'NG 16 | HUY PHU'O'NG 17 | HUY PHU'O'NG 18 | HUY PHU'O'NG 19 | HUY PHU'O'NG 20 | HUY PHU'O'NG 21 | HUY PHU'O'NG 22 | HUY PHU'O'NG 23 | HUY PHU'O'NG 24 | HUY PHU'O'NG 25 | HUY PHU'O'NG 26 | HUY PHU'O'NG 27 | HUY PHU'O'NG 28 | HUY PHU'O'NG 29 | HUY PHU'O'NG 30 | HUY PHU'O'NG 31 | HUY PHU'O'NG 32 | HUY PHU'O'NG 33 | HUY PHU'O'NG 34 | HUY PHU'O'NG 35 | HUY PHU'O'NG 36 | HUY PHU'O'NG 37 | HUY PHU'O'NG 38 | HUY PHU'O'NG 39 | HUY PHU'O'NG 40 | HUY PHU'O'NG 41 | HUY PHU'O'NG 42 | HUY PHU'O'NG 43 | HUY PHU'O'NG 44 | HUY PHU'O'NG 45 | HUY PHU'O'NG 46 | HUY PHU'O'NG 47 | HUY PHU'O'NG 48 | HUY PHU'O'NG 49 | HUY PHU'O'NG 50 | HUY PHU'O'NG 51 | HUY PHU'O'NG 52 | HUY PHU'O'NG 53 | HUY PHU'O'NG 54 | HUY PHU'O'NG 55 | HUY PHU'O'NG 56 | HUY PHU'O'NG 57 | HUY PHU'O'NG 58 | HUY PHU'O'NG 59 | HUY PHU'O'NG 60 | HUY PHU'O'NG 61 | HUY PHU'O'NG 62 | HUY PHU'O'NG 63 | HUY PHU'O'NG 64 | HUY PHU'O'NG 65 | HUY PHU'O'NG 66 | HUY PHU'O'NG 67 | HOÀNG LONG HA?I | HOÀNG LONG HA?I [tt] | HOÀNG LONG HA?I 1 | HOÀNG LONG HA?I 2 | HOÀNG LONG HA?I 3 | TIÊ?U TU'? | TIÊ?U TU'? [tt] | TIÊ?U TU'? 1 | TIÊ?U TU'? 2 | TIÊ?U TU'? 3 | TIÊ?U TU'? 4 | TIÊ?U TU'? 5 | TIÊ?U TU'? 6 | TIÊ?U TU'? 7 | TIÊ?U TU'? 8 | TIÊ?U TU'? 9 | TIÊ?U TU'? 10 | TIÊ?U TU'? 11 | TIÊ?U TU'? 12 | TIÊ?U TU'? 13 | TIÊ?U TU'? 14 | TIÊ?U TU'? 15 | TIÊ?U TU'? 16 | TIÊ?U TU'? 17 | TIÊ?U TU'? 18 | TIÊ?U TU'? 19 | TIÊ?U TU'? 20 | TIÊ?U TU'? 21 | TIÊ?U TU'? 22 | TIÊ?U TU'? 23 | TIÊ?U TU'? 24 | TIÊ?U TU'? 25 | TIÊ?U TU'? 26 | TIÊ?U TU'? 27 | TRÂ`N NGUYÊN -DÁN | TRÂ`N NGUYÊN -DÁN [tt] | TRÂ`N NGUYÊN -DÁN 1 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N [tt] | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 1 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 2 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 3 | TU'O?NG NA(NG TIÊ'N 4 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 5 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 6 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 7 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 8 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 9 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 10 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 11 | TRÂ`N TRUNG -DA.O | TRÂ`N TRUNG -DA.O [tt] | TRÂ`N TRUNG -DA.O 1 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 2 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 3 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 4 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 5 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 6 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 7 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 8 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 9 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 10 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 11 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 12 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 13 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 14 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 15 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 16 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 17

HUY PHU'O'NG 14

MÓN ĂN QUÊ NHÀ

 

MÓN ĂN QUÊ NHÀ

(Huy Phương)

 

 

Tôi xin nói trước rằng tôi không hề có ý định quảng cáo cho bà con du lịch Việt Nam bằng cách nói về những món ăn quê hương. Tôi không thích thú gì mấy với những “làng nướng”, hay những con chó thui trần trụi treo đầy ở ngã ba Ông Tạ cùng đủ loại nhậu ba ba, dê, nhím, rắn, rít, cóc, chuột, cào cào, bò cạp ... những thứ mà dân nhậu và dân chơi đã bỏ vào miệng không thiếu thức nào. Chắc đã có lần bạn tình cờ xem những cuốn DVD nói về thú ăn nhậu “dàn trời” trong cái triết lý “born to eat” hiện nay đang nở rộ trong xã hội chủ nghĩa.

 

Từ ngày lếch thếch sang định cư tại xứ văn minh Hoa Kỳ ngày nay, tôi chưa bao giờ cảm thấy ngon miệng khi ăn một cái hamburgur, burrito hay một miếng pizzar những lúc phải đi xa nhà hay xa thành phố có đông người Việt cư ngụ. Chắc bạn cũng có lần đi du lịch xa, dù đã qua nhiều nhà hàng lớn đầy sơn hào hải vị, nhưng vẫn cảm thấy thiếu thốn một điều gì, vì một tuần “chưa có một hột cơm trong bụng”, hay thấy thèm một tô phở. Đó chính là tiếng gọi của những món ăn quê hương trong bao tử. Giữa thành phố Berlin, Paris hay Nice ... tìm đâu ra một tô phở hay một bát canh chua, nếu có kiếm được một tô mì trong một nhà hàng Tàu nào đó, thì cũng chỉ gọi là dùng tạm mà thôi.

 

Nói về văn hóa ăn, cũng không trách ai ăn được món nước này mà chẳng ăn được món của nước khác và ai văn minh hơn ai. Tôi đã có lần lỡ dại mời một người Mỹ ăn một cái pathé chaud của Tây mà tôi cho là ngon hay chính tôi không hề đụng tới miếng sushi của Nhật mà bọn trẻ vẫn rất thích. Thường thì trong mỗi gia đình hay những lúc gặp bạn bè, chúng ta vẫn có dịp đi dùng cơm Đại Hàn, cơm Thái Lan, món Ý, món Tây, món Tàu ...nhưng theo thiển ý, món ăn Việt Nam vẫn là ngon nhất. Hai món ăn đã trải qua thời lệ thuộc là Tàu và Tây thì bạn có thể còn chịu được, chứ không thể nào suốt một tuần chỉ dùng thức ăn Đại Hàn, Thái Lan, Mỹ mà không nhớ bữa cơm Việt Nam hay những món ăn chế biến từ hạt gạo. Chỉ với sợi bún, sợi phở, sợi mì thôi, chúng ta có hằng trăm thức ăn khác biệt từ Nam ra Bắc, mỗi nơi một vẻ.

 

Vào khoảng năm 1990, ở Las Vegas có duy nhất một tiệm phở, nhưng khách Việt Nam tìm được cũng khó. Ngán ngẩm làm sao với những bữa buffet, những bữa cơm Tây Tàu Mỹ làm cho chuyến đi du lịch mất đi một phần nào sự thích thú, vì có chỗ chơi nhưng chưa có chỗ ăn cho hợp khẩu. Ngày nay người Việt đã tràn về lập nghiệp ở thành phố cờ bạc này khá đông, tuy chưa có một Little Saigon ở đó, nhưng hàng quán và món ăn Việt Nam không hề thiếu một món gì.

 

Nếu chúng ta ăn đồ Tây ngon là vì chúng ta trong thời Pháp thuộc đã có dịp quen ăn, chúng ta thích đồ Tàu là vì từ đời ông cha, người Tàu đã có mặt tràn lan trên đất Việt. Rồi đây con cháu chúng ta ở Hoa Kỳ cũng sẽ cho những món Mỹ, Mễ là ngon vì các cháu đã được ăn ngay từ những ngày còn nhỏ. Tôi cũng vậy, cũng vì thói quen, từ những ngày còn nhỏ, từ khi bắt đầu biết ăn “cơm mem”, tôi đã thích cái vị cơm dẻo và mùi cá kho mớm ra từ miệng mẹ với chút lòng yêu thương dành cho con. Vì vậy nếu bây giờ có ai hỏi, đối với tôi, món ăn gì mà tôi cảm thấy ngon miệng nhất thì tôi không ngần ngại nói đó là cơm trắng với cá kho, như cái thành ngữ “cơm với cá như mạ với con” của miền Trung. Phương Tây cũng có thành ngữ “bread and butter” nhưng ở chỗ ví von “như mạ với con” thì tình nghĩa Việt Nam bỏ xa Tây Phương.

 

Đó chính là loại “cơm nhà”..., nhưng mong các bạn đừng nhanh nhẩu nghĩ ra cái thành ngữ “cơm nhà, quà vợ” mà chúng ta vẫn thường dùng để chỉ những vị cù lần, không biết ăn chơi, bay bướm như các bạn mà tội nghiệp.

 

Chúng ta có một bờ biển quá dài, nhưng con nhà nghèo ít khi được nếm mùi cá biển, trái lại cá đồng mùa nào cũng có. Quê hương chúng ta có nhiều sông rạch và những đồng ruộng đầy tôm tép với những con cá nhỏ như cá linh, cá lòng tong, cá kèo, cá bống, cá rô, cá sặc, cá giếc, cá trê, cá lóc, cá lờn bơn, cá thác lác, cá ngạnh, cá cấn, cá mại ...Hy vọng tuổi thọ của chúng ta sẽ cao như người Nhật, người Nhật sống lâu vì ăn cá biển thì chúng ta ăn cá đồng cũng ít cholesterol.

 

Còn kho nấu như thế nào là ngon, thì câu nói “như mẹ nấu ở nhà” bao giờ cũng đúng. Phải chăng từ lúc lọt lòng ra, từ khi biết ăn, chúng ta đã sống quen với thức ăn mặn nhạt của mẹ, mà suốt đời chúng ta vẫn nhớ.

 

Tôi sang đây, bất đắc dĩ vì chạy nạn Cộng Sản, vì trong thâm tâm không ai muốn sống xa quê hương, chứ không phải vì “bơ thừa sữa cặn”. Bơ thì chẳng ai dám ăn vì sợ chất béo, sữa thì sợ “té re” như ông Phó Khom đã tuyên bố, nên thường là để quá ngày phải đem đi đổ. Tôi chỉ thèm những món ăn quê hương, nhất là món cơm nhà. Nhưng quý vị bà con trong nước cũng đừng lo, khi “chúng tôi đi, mang theo quê hương”, chúng tôi đã mang nước mắm, khô sặc, mắm nêm, cà pháo ... và vô số món ngon. Bên nhà quý vị có gì thì bên này chúng tôi có cái ấy, chỉ sợ bên này có cái mà bên ấy quý vị không có thôi. Nếu nói chuyện thiếu thì chúng tôi chỉ thiếu cái cuốn giấy “toilet paper” cuộn ở trên ống đũa trong tiệm phở.

 

Nhiều người sành ăn đã công nhận phở Toronto phải ngon hơn phở Saigon (nếu phở Hồ Chí Minh thì chắc chắn thịt còn phải dai hơn nữa). Chúng tôi khen là vì chúng tôi thấy đúng, chứ không phải vì sợ ngọn rau, miếng thịt bò mang nhãn hiệu Mỹ như ngày xưa quý vị trong đảng Cộng Sản đã vì đầu óc ngu muội mà tán tụng điên khùng rằng “trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ, đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ !”

 

Tôi cũng nghĩ rằng món ăn quê hương phải ăn trong khung cảnh quê hương mới là nhất. Nhưng bây giờ về Huế mà đi ăn bún bò, ra Hà Nội ghé ăn phở Bắc hay vào Mỹ Tho đi tìm hủ tiếu thì chắc còn phải xét lại. Suy nghĩ như ông Tản Đà, tôi thấy bây giờ ở quê nhà còn nhiều thứ chưa ngon.

 

 

Huy Phương

 

(Bai Chuyen)

 

website counter