TÁC GIA? & TÁC PHÂ?M [tt]

Home | HUY PHU'O'NG | HUY PHU'O'NG [tt] | HUY PHU'O'NG 1 | HUY PHU'O'NG 2 | HUY PHU'O'NG 3 | HUY PHU'O'NG 4 | HUY PHU'O'NG 5 | HUY PHU'O'NG 6 | HUY PHU'O'NG 7 | HUY PHU'O'NG 8 | HUY PHU'O'NG 9 | HUY PHU'O'NG 10 | HUY PHU'O'NG 11 | HUY PHU'O'NG 12 | HUY PHU'O'NG 13 | HUY PHU'O'NG 14 | HUY PHU'O'NG 15 | HUY PHU'O'NG 16 | HUY PHU'O'NG 17 | HUY PHU'O'NG 18 | HUY PHU'O'NG 19 | HUY PHU'O'NG 20 | HUY PHU'O'NG 21 | HUY PHU'O'NG 22 | HUY PHU'O'NG 23 | HUY PHU'O'NG 24 | HUY PHU'O'NG 25 | HUY PHU'O'NG 26 | HUY PHU'O'NG 27 | HUY PHU'O'NG 28 | HUY PHU'O'NG 29 | HUY PHU'O'NG 30 | HUY PHU'O'NG 31 | HUY PHU'O'NG 32 | HUY PHU'O'NG 33 | HUY PHU'O'NG 34 | HUY PHU'O'NG 35 | HUY PHU'O'NG 36 | HUY PHU'O'NG 37 | HUY PHU'O'NG 38 | HUY PHU'O'NG 39 | HUY PHU'O'NG 40 | HUY PHU'O'NG 41 | HUY PHU'O'NG 42 | HUY PHU'O'NG 43 | HUY PHU'O'NG 44 | HUY PHU'O'NG 45 | HUY PHU'O'NG 46 | HUY PHU'O'NG 47 | HUY PHU'O'NG 48 | HUY PHU'O'NG 49 | HUY PHU'O'NG 50 | HUY PHU'O'NG 51 | HUY PHU'O'NG 52 | HUY PHU'O'NG 53 | HUY PHU'O'NG 54 | HUY PHU'O'NG 55 | HUY PHU'O'NG 56 | HUY PHU'O'NG 57 | HUY PHU'O'NG 58 | HUY PHU'O'NG 59 | HUY PHU'O'NG 60 | HUY PHU'O'NG 61 | HUY PHU'O'NG 62 | HUY PHU'O'NG 63 | HUY PHU'O'NG 64 | HUY PHU'O'NG 65 | HUY PHU'O'NG 66 | HUY PHU'O'NG 67 | HOÀNG LONG HA?I | HOÀNG LONG HA?I [tt] | HOÀNG LONG HA?I 1 | HOÀNG LONG HA?I 2 | HOÀNG LONG HA?I 3 | TIÊ?U TU'? | TIÊ?U TU'? [tt] | TIÊ?U TU'? 1 | TIÊ?U TU'? 2 | TIÊ?U TU'? 3 | TIÊ?U TU'? 4 | TIÊ?U TU'? 5 | TIÊ?U TU'? 6 | TIÊ?U TU'? 7 | TIÊ?U TU'? 8 | TIÊ?U TU'? 9 | TIÊ?U TU'? 10 | TIÊ?U TU'? 11 | TIÊ?U TU'? 12 | TIÊ?U TU'? 13 | TIÊ?U TU'? 14 | TIÊ?U TU'? 15 | TIÊ?U TU'? 16 | TIÊ?U TU'? 17 | TIÊ?U TU'? 18 | TIÊ?U TU'? 19 | TIÊ?U TU'? 20 | TIÊ?U TU'? 21 | TIÊ?U TU'? 22 | TIÊ?U TU'? 23 | TIÊ?U TU'? 24 | TIÊ?U TU'? 25 | TIÊ?U TU'? 26 | TIÊ?U TU'? 27 | TRÂ`N NGUYÊN -DÁN | TRÂ`N NGUYÊN -DÁN [tt] | TRÂ`N NGUYÊN -DÁN 1 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N [tt] | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 1 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 2 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 3 | TU'O?NG NA(NG TIÊ'N 4 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 5 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 6 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 7 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 8 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 9 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 10 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 11 | TRÂ`N TRUNG -DA.O | TRÂ`N TRUNG -DA.O [tt] | TRÂ`N TRUNG -DA.O 1 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 2 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 3 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 4 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 5 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 6 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 7 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 8 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 9 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 10 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 11 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 12 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 13 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 14 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 15 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 16 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 17

HUY PHU'O'NG [tt]

 

HO, ông là ai ?

(Huy Phương)

 

 

Từ lâu nay, người ta dùng danh từ H.O. để chỉ những nhóm người cựu tù nhân chính trị, sau Tháng Tư năm 1975 đã ở trong nhà tù cộng sản thời gian từ ba năm trở lên, được chính phủ Hoa Kỳ can thiệp với chính phủ Cộng Sản Việt Nam cho đi định cư tại Hoa Kỳ. Danh từ H.O. lúc đầu chính là do những chữ H. đứng đầu của các danh sách do phía chính phủ Cộng Sản Việt Nam đưa ra cũng như các danh sách mang chữ A, B hay D. Danh sách H.01 cho đến H.09 (đọc là H. không chín), từ danh sách thứ 10 trở đi đọc là H.10, H.11, chứ không gọi là H010 hay H.011. Theo cuộc điện đàm của chúng tôi chiều ngày 3 Tháng Tám với bà Khúc Minh Thơ ở Hoa Thịnh Ðốn, thì mãi về sau này, phía Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ mới dùng chữ “Humanitarian Operation” để chỉ chương trình định cư nhân đạo này cho khoảng 300,000 cựu tù nhân chính trị và gia đình bắt đầu từ năm 1990.

 

Nhiều cựu tù nhân chính trị đã sang Hoa Kỳ trước khi chuyện thương thảo giữa hai chính phủ thành công, bằng con đường vượt biển hay đoàn tụ gia đình, nhưng theo thông thường, người ta dùng hai chữ H.O. để nói đến tập thể cựu tù nhân chính trị.

 

Câu chuyện hôm nay bắt đầu từ một bài viết của một tác giả đăng trên một tờ tuần báo đang bị cộng đồng người Việt tỵ nạn chống đối, mà thiết nghĩ chúng tôi không cần thiết phải nêu danh tánh ra ở đây. Tôi không đi sâu vào lập trường hay những câu chuyện tranh luận của tác giả về vấn đề chính trị trong bài báo mà chỉ chú ý đến một câu viết của tác giả nói về tập thể H.O.: “Qua đến Mỹ, họ trở thành vô dụng, gần như bị phế thải, bất lực trước đời sống mới, vô tài vì ngôn ngữ mới.” Tôi biết những lời này phát xuất từ sự căm tức khi tác giả nghĩ rằng những người đi biểu tình toàn là những H.O., khi tác giả viết: “Trái lại đối với những cụ già hay người lớn tuổi, quý vị cựu tù ‘H.O.’ đang xuống đường biểu tình, tôi thông cảm và tội nghiệp giùm cho họ”.

 

Hai chữ “tội nghiệp” mà tác giả dùng ở đây chỉ có tính cách mỉa mai. Tôi thì nghĩ “tội nghiệp” cho anh em H.O. thật, vì bao nhiêu năm tranh đấu hy sinh cả tuổi trẻ cho một lớp trẻ học hành nên người, chịu cảnh tù đày, nước mất nhà tan vì đại nạn cộng sản, tỵ nạn sang đây lại gặp phải những người không biết đến nỗi đau của cả một dân tộc, giờ này còn cam tâm ca tụng cộng sản. Anh em H.O. đi biểu tình chỉ muốn bày tỏ nỗi phẫn uất của mình trước những thái độ như thế, không phải để ai phải “tội nghiệp” một cách xách mé như thế.

 

Xét về tĩnh từ “vô dụng, phế thải, bất lực, vô tài” mà tác giả đã ném vào mặt anh em cựu tù nhân chính trị, tôi xin thưa về cả hai điểm tình và lý về nhận xét này.

 

Về , tác giả chưa hề có một cuộc nghiên cứu sâu rộng trong tập thể H.O., mà đây chỉ là một câu nói vơ đũa cả nắm, có tính cách hàm hồ cho hả cơn căm giận, khi mạt sát không tiếc lời. Thế nào là “vô dụng, phế thải, bất lực, vô tài ?” Trong loạt bài “Chân Dung một H.O.” đã đăng trên nhật báo Người Việt trong năm 2005, nếu tác giả trên đòi bằng cấp, tôi sẽ cho ông biết ít nhất, trong phạm vi hiểu biết của tôi, ba người mang học vị tiến sĩ (Ph.D.), tốt nghiệp từ trường đại học mang tên các tiểu bang Hoa Kỳ, chứ không phải loại “tiến sĩ giấy”. Còn như các vị H.O. đã tốt nghiệp Master hay Bachelor, tôi nghĩ là không thể đếm hết. Họ hiện đang dạy tại các trường đại học hay college ở khắp các tiểu bang. Tác giả có thể hỏi trong hãng Boeing hiện nay ở Seattle có bao nhiêu kỹ sư đã qua các trại tập trung của cộng sản. Còn những nhân viên liên bang, tiểu bang hay làm việc trong những cơ quan hành chánh của county, trong các công ty kỹ thuật lớn, tôi nghĩ là không thiếu. Trong cộng đồng Việt Nam, anh em cựu tù nhân chính trị cũng hiện diện trong các ngành dịch vụ, thương mãi, đem đến sự phồn thịnh cho một nước Mỹ, vốn đa dạng, trẻ trung nhờ các lớp người di dân.

 

Nói về những người làm công tác xã hội, cựu tù nhân chính trị không hề là người vô dụng chút nào, chúng ta phải hổ thẹn, khi chúng ta biết tới công việc của Hội H.O. Cứu Trợ TPB & QP-VNCH từ hơn mười năm nay. Ðây là những người vô dụng hay sao ? Những anh chị em H.O. này đã đến Mỹ từ những năm tháng tù đày, và đã làm lại cuộc đời, không hề bị phế thải, vô dụng tí nào.

 

Nói về tình, theo đạo lý làm người, không ai mắng mỏ người cha trong gia đình, bây giờ đang tới tuổi già, dù bị tê liệt ngồi một chỗ, có thể chỉ biết ăn ngủ, bài tiết cả ra giường là đồ “vô dụng”, “phế thải”. Chính người cha “vô dụng” này, thời trai trẻ đã làm lụng, đổ mồ hôi, nước mắt ra để nuôi những đứa con ăn học cho ra con người. Người cha này cũng đã chiến đấu gần hết cuộc đời để mang lại sự an bình, no ấm cho những người đang yên ổn học hành, kể cả làm giàu phía sau và ngay cả trên tấm lưng của ông.

 

Cũng không ai gọi người mẹ là đồ “bất lực”, “vô tài” khi về già, bà chỉ là người đàn bà nhớ trước quên sau, ăn uống vung vãi, nói năng lẩm cẩm. Chính người đàn bà này đã banh da xẻ thịt để đẻ ra lũ con đó, buôn thúng bán bưng kiếm từng đồng bạc, manh áo cho đàn con, mong chúng nó có ích cho đời và biết hiếu thảo với cha mẹ. Trong xã hội này, chửi những “cụ già hay người lớn tuổi” chính là chửi vào mặt cha mẹ chúng ta, chửi cả vào cái tương lai đã đến quá gần rồi. Câu “kính lão đắc thọ” ai cũng biết từ hồi tiểu học, vì hình ảnh những ông già này chính là hình ảnh của chúng ta nay mai đó thôi !

 

Ðó là chưa nói đến những người cựu tù nhân chính trị H.O., đã miệt mài trong những shop may với những đồng lương rẻ mạt, với những công việc như cắt chỉ đóng khuy. Nhiều H.O. tinh mơ trong khi bầy con đang ngủ, đã xuống đường đi bỏ báo, bán hàng trong chợ hay làm những người thợ lao động đơn giản trong hãng xưởng với thu nhập thấp, vì “ngôn ngữ mới” nhưng không bao giờ có thể gọi là “vô tài”. Những người này đã không quản nặng nhọc, kham khổ để gầy dựng lại cuộc đời và nuôi con khôn lớn. Từ ngày anh em cựu tù nhân chính trị đến đây, những lớp con cháu đã thành tài, thành công trong mọi địa hạt và đã đóng góp sự phồn thịnh cho quê hương thứ hai này.

 

Một đôi vợ chồng già có công nuôi con ăn học nên người có ích cho xã hội, không ai có thể mắng người ta là đồ “vô dụng”, “phế thải”, “bất lực”, “vô tài”. Ðứa con, dù nó trở thành người hữu ích, hay theo bạn bè đi phá làng phá xóm, cũng không thể nào về nhà kêu cha mẹ ra mà mắng chửi.

 

Chỉ còn vấn đề là về phía đứa con vô ơn,

 

xin hãy nói một lời xin lỗi.

 

xin hãy nói một lời xin lỗi.

 

xin hãy nói một lời xin lỗi.

 

xin hãy nói một lời xin lỗi.

 

 

 

 


HUY PHƯƠNG

Sun Aug 5, 2007 7:23 pm

(VIỆT HẢI TRẦN chuyển)

 

 

website counter