TÁC GIA? & TÁC PHÂ?M [tt]

Home | HUY PHU'O'NG | HUY PHU'O'NG [tt] | HUY PHU'O'NG 1 | HUY PHU'O'NG 2 | HUY PHU'O'NG 3 | HUY PHU'O'NG 4 | HUY PHU'O'NG 5 | HUY PHU'O'NG 6 | HUY PHU'O'NG 7 | HUY PHU'O'NG 8 | HUY PHU'O'NG 9 | HUY PHU'O'NG 10 | HUY PHU'O'NG 11 | HUY PHU'O'NG 12 | HUY PHU'O'NG 13 | HUY PHU'O'NG 14 | HUY PHU'O'NG 15 | HUY PHU'O'NG 16 | HUY PHU'O'NG 17 | HUY PHU'O'NG 18 | HUY PHU'O'NG 19 | HUY PHU'O'NG 20 | HUY PHU'O'NG 21 | HUY PHU'O'NG 22 | HUY PHU'O'NG 23 | HUY PHU'O'NG 24 | HUY PHU'O'NG 25 | HUY PHU'O'NG 26 | HUY PHU'O'NG 27 | HUY PHU'O'NG 28 | HUY PHU'O'NG 29 | HUY PHU'O'NG 30 | HUY PHU'O'NG 31 | HUY PHU'O'NG 32 | HUY PHU'O'NG 33 | HUY PHU'O'NG 34 | HUY PHU'O'NG 35 | HUY PHU'O'NG 36 | HUY PHU'O'NG 37 | HUY PHU'O'NG 38 | HUY PHU'O'NG 39 | HUY PHU'O'NG 40 | HUY PHU'O'NG 41 | HUY PHU'O'NG 42 | HUY PHU'O'NG 43 | HUY PHU'O'NG 44 | HUY PHU'O'NG 45 | HUY PHU'O'NG 46 | HUY PHU'O'NG 47 | HUY PHU'O'NG 48 | HUY PHU'O'NG 49 | HUY PHU'O'NG 50 | HUY PHU'O'NG 51 | HUY PHU'O'NG 52 | HUY PHU'O'NG 53 | HUY PHU'O'NG 54 | HUY PHU'O'NG 55 | HUY PHU'O'NG 56 | HUY PHU'O'NG 57 | HUY PHU'O'NG 58 | HUY PHU'O'NG 59 | HUY PHU'O'NG 60 | HUY PHU'O'NG 61 | HUY PHU'O'NG 62 | HUY PHU'O'NG 63 | HUY PHU'O'NG 64 | HUY PHU'O'NG 65 | HUY PHU'O'NG 66 | HUY PHU'O'NG 67 | HOÀNG LONG HA?I | HOÀNG LONG HA?I [tt] | HOÀNG LONG HA?I 1 | HOÀNG LONG HA?I 2 | HOÀNG LONG HA?I 3 | TIÊ?U TU'? | TIÊ?U TU'? [tt] | TIÊ?U TU'? 1 | TIÊ?U TU'? 2 | TIÊ?U TU'? 3 | TIÊ?U TU'? 4 | TIÊ?U TU'? 5 | TIÊ?U TU'? 6 | TIÊ?U TU'? 7 | TIÊ?U TU'? 8 | TIÊ?U TU'? 9 | TIÊ?U TU'? 10 | TIÊ?U TU'? 11 | TIÊ?U TU'? 12 | TIÊ?U TU'? 13 | TIÊ?U TU'? 14 | TIÊ?U TU'? 15 | TIÊ?U TU'? 16 | TIÊ?U TU'? 17 | TIÊ?U TU'? 18 | TIÊ?U TU'? 19 | TIÊ?U TU'? 20 | TIÊ?U TU'? 21 | TIÊ?U TU'? 22 | TIÊ?U TU'? 23 | TIÊ?U TU'? 24 | TIÊ?U TU'? 25 | TIÊ?U TU'? 26 | TIÊ?U TU'? 27 | TRÂ`N NGUYÊN -DÁN | TRÂ`N NGUYÊN -DÁN [tt] | TRÂ`N NGUYÊN -DÁN 1 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N [tt] | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 1 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 2 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 3 | TU'O?NG NA(NG TIÊ'N 4 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 5 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 6 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 7 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 8 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 9 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 10 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 11 | TRÂ`N TRUNG -DA.O | TRÂ`N TRUNG -DA.O [tt] | TRÂ`N TRUNG -DA.O 1 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 2 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 3 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 4 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 5 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 6 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 7 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 8 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 9 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 10 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 11 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 12 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 13 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 14 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 15 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 16 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 17

HUY PHU'O'NG 17

MỘT NÉN HƯƠNG CHO HUẾ

 

MỘT NÉN HƯƠNG CHO HUẾ

(HUY PHƯƠNG)

 

 

“Xin gọi trăng soi khe Đá Mài

Thời gian rêu phủ mảnh đầu ai

Bãi Dâu đau xót hồn Gia Hội

Phú Thứ tóc vương trảng cát dài”.

(Huế Oan Khiên- Huy Phương)

 

 

Sau biến cố Tết Mậu Thân, tôi trở lại Huế nhiều lần để theo những toán đi đào xác người từ những hố chôn tập thể. Thành phố là một đám tang đại, và không khí u buồn, uất nghẹn như bao trùm cả mọi nhà. Nhà cha mẹ tôi ở trong khu thành nội Huế, mỗi ngày khoảng năm giờ sáng tôi đã bị đánh thức dậy với những tiếng chuông mõ của cha tôi trước bàn thờ Phật đèn nến lung linh và mùi hương trầm ngào ngạt. Không phải riêng gia đình tôi mà mọi nhà trong xóm, vào giờ này đều thức dậy để cầu kinh niệm Phật. Tiếng kinh âm vang một điệu trầm buồn cùng tiếng mõ nghe râm ran trong khoảng thời gian trời chưa sáng, tôi hình dung ra như có hằng nghìn vong hồn oan khuất đang về đâu đây giữa bóng tối, trong nội cỏ ngàn cây, đứng nghe lời kinh siêu thoát.

 

Huế có những lăng tẩm âm u, thành quách rêu phong, cổ kính. Huế có những con đường rợp bóng cây không một bóng người. Huế có những đêm tối, nhang khói lập lòe, có con đường mang tên Âm Hồn, có ngôi miếu gọi là miếu Âm Hồn. Huế có nhiều am miếu được dựng lên khắp nơi, có những ngôi mộ vô danh ở ven đường. Ở đây, hình như người sống chen lẫn với người chết, hiện tại lặng lẽ chen lẫn với quá khứ mịt mù, mà không hề thấy tương lai. Kinh thành này đã trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, những cửa thành cao, những hào sâu đã bao lần tắm máu của quân sĩ và lương dân. Oan khuất nghe chừng chưa tan và những linh hồn uổng tử như còn lảng vảng ở đâu đây.

 

Huế không những đã nghèo đói, lại chịu cảnh tai ương của bão lụt, Huế còn là nơi nhận chịu cảnh chết chóc, xương phơi máu đổ.

 

Huế với ngày thất thủ kinh đô, dân chúng chạy loạn, tràn ra cửa thành đạp lên nhau mà chết. Huế với Mậu Thân xác người chồng chất trong những hố hầm tập thể. Huế với những ngày cuối tháng 3-1975, biển Thuận An loang máu quân dân.

 

Đêm 22 tháng 5 năm Ất Dậu (1885), trước thái độ ngang ngược của Tướng Pháp De Courcy, quân lính của Tôn Thất Thuyết đã tấn công tòa Khâm Sứ và đồn Mang Cá của quân Pháp nhưng bất thành. Rạng sáng ngày 23 (5 tháng 7-1885), quân Pháp phản công bằng hai hướng quân, một từ đồn Mang cá, một từ tòa Khâm Sứ băng qua sông Hương tiến đánh Đại Nội. Khoảng 7 giờ sáng vua Hàm Nghi và tam cung, lục viện thoát ra bằng cửa Chương Đức phía Tây, rời khỏi kinh thành bằng cửa Hữu, qua làng Kim Long, lên chùa Linh Mụ, và sau đó chạy ra Tân Sở, Quảng Trị. Trong những giờ phút này, dân chúng, binh sĩ cùng voi ngựa hốt hoảng cố chạy thoát, chen nhau ra mấy cửa thành, đạp lên nhau mà chết. Về phía Pháp thiệt hại coi là nhẹ trong khi binh sĩ và dân chúng con số chết lên đến hàng nghìn người. Từ đó, Huế đã có phong tục lập trai đàn chẩn tế vào những ngày này mỗi năm để cầu siêu cho những linh hồn người chết oan được siêu thoát.

 

Từ thuở nhỏ tôi đã chứng kiến tại Huế năm nào vào tuần lễ sắp đến ngày 23 tháng 5 Âm lịch, khắp nơi tại Huế, nhất là ở khu chợ Đông Ba, đều có che rạp, lập hương án, những cuộc tế lễ kéo dài suốt tháng năm.

 

Huế không thể ngờ vào những ngày hưu chiến Tết Mậu Thân, Cộng Sản lại có thể tấn công vào thành phố và mục tiêu tấn công và tiêu diệt cuối cùng là những người dân tay không, bị trói xâu chuỗi, bị bắn, đập đầu hằng loạt hay bị chôn sống như lối hành quyết man rợ thời Trung Cổ. Ba giáo sư người Đức bị chôn ngay gần chùa Tường Vân, trên đường đi Nam Giao, cũng như những nạn nhân bị xử tử chôn sau trường Gia Hội là chỗ gần nhất, và Khe Đá Mài thuộc quận Nam Hòa là chỗ xa nhất, và phải một năm sau khi có tin tức từ hồi chánh viên, Tiểu khu Thừa thiên mới có thể mở cuộc hành quân để mang các hài cốt nạn nhân về.

 

Cách đây hơn hai mươi năm Hoàng Phủ Ngọc Tường trong một dịp trả lời với phóng viên truyền hình Anh quốc đã cho đây là những “thành phần ác ôn” do “quần chúng nổi dậy” trừng phạt. Vào thời gian ấy, lúc miền Nam mới sụp đổ, cán bộ Cộng Sản tha hồ nói tốt và tâng bốc chế độ. Dần dần điều ấy xa với sự thật và quá dã man, luận điệu Cộng Sản lại nói “hầu hết nạn nhân đều bị giết bởi bom đạn được bắn một cách kinh hoàng chưa từng thấy của Mỹ” và đã được quân Cộng Sản chôn chung cùng với quân du kích của chúng. Đó cũng là lối nói của ông Bùi Tín vào năm 1993 khi ông cho rằng “bom Mỹ giết hại người của cả hai bên” và sau đó thi hài “tù binh” thì vùi nhanh. Bây giờ với đài BBC vào năm 2007, Bùi Tín lại đổi giọng cho rằng cái này là “do vướng chân, mệt, rồi bị pháo bắn ngoài biển vào dữ dội nên phần lớn do tự động các chỉ huy trung đội tới trung đoàn đồng lõa với nhau thủ tiêu không cho cấp trên biết”. Như vậy, tù binh của Cộng Sản là số anh em quân đội VNCH về phép cũng tạm cho là được đi, thế còn các vị giáo Y Khoa từ Cộng Hòa Liên Bang Đức, quý vị linh mục kể cả thiếu niên giúp lễ, các giáo sư trung học, phụ nữ, y tá, cô giáo, thanh niên Phật Tử ?

 

Luận điệu xảo quyệt của những cây viết quốc doanh Cộng Sản lại còn cho rằng đây là xác chung của quân cán chính, thường dân, du kích Cộng Sản bị bom đạn Mỹ giết, được chôn vội vàng, sau này được VNCH đào lên để diễn tấn kịch “mồ chôn tập thể”. Từ bao nhiêu năm nay, sau vụ Mậu Thân, Hà Nội đã im lặng và đổ tội cho cấp dưới, cho rằng đây không phải là chủ trương của Bộ Tư Lệnh chiến dịch, mà rập khuôn sau này là lời của Bùi Tín đã nói ở đoạn trên.

 

Chúng ta tưởng qua thời gian bốn mươi năm, Cộng Sản ít ra cũng thấy rõ đâu là sự thật, và ít ra có thể xoa dịu được nỗi căm phẫn đồng bào Huế về những gì mà bộ đội Cộng Sản đã ra tay giết chóc, nhưng bản chất người Cộng Sản vẫn vậy, là lừa đảo, là trở tráo. Năm nay, sau bốn mươi năm vụ thảm sát Mậu Thân, Cộng Sản Việt Nam lại tổ chức mít-tinh “chào mừng”, làm “hội thảo khoa học”, “tọa đàm khoa học” trên những đau khổ, oan khuất của bao nhiêu linh hồn chưa siêu thoát. Chúng ca tụng bộ đội Cộng Sản đã hoàn thành “nhiệm vụ xuất sắc”, phải chăng bằng đòn thù của những tên đồ tể, mang phù hiệu cờ đỏ sao vàng, đã giết người không gớm taỵ

 

Bốn mươi năm qua, không chỉ riêng người dân Huế mà cả thế giới loài người vẫn chưa quên được những nỗi kinh hoàng của Cộng Sản để lại cho thành phố Huế. Hiện nay còn nhiều gia đình có người mất tích không thấy trở về, không tìm được dấu vết trong các hầm chôn tập thể, chúng ta tin rằng vẫn còn nhiều hầm chôn xác nạn nhân nữa mà qua thời gian chưa ai phát hiện ra được. Những cán bộ địa phương nếu biết, hoặc là họ đã không còn, hoặc sống mà không có can đảm nói ra, vì có thể bị trừng trị vì đã làm xấu mặt thêm chế độ.

 

Huế vẫn chưa có được một lời nói tử tế cho ra lời nói của một con người, từ chế độ ngày nay đã thống trị toàn đất nước, mà chúng ta chỉ còn nghe toàn những lời nói ngụy biện, dấu quanh dấu quất. Huế bây giờ không có được một buổi cầu siêu, một mâm cơm cúng giỗ đàng hoàng vì các gia đình nạn nhân của Cộng Sản ngày trước, vẫn đang bị nhà cầm quyền theo dõi. Những dòng nước mắt không được trào ra mà phải nuốt nghẹn, chảy vào tấm lòng u uất. Tết chỉ đem lại những dư vị đắng cay, thảm sầu cho Huế xót xa của tôi.

 

Bây giờ là đêm ba mươi Tết sau bốn mươi năm đã trôi qua, tôi như còn nghe đạn chát chúa của một ngày rạng mồng hai Tết của những đợt pháo kích và cái khung cảnh lạnh lẽo vắng lặng của những ngày đầu Mậu Thân, khi không hề có một cuộc tiến quân giải tỏa, một tiếng động cơ của máy bay có thể đem lại nguồn hy vọng cho người dân Huế. Từ bên phía tả ngạn sông Hương, trong khuôn viên của khu trường Kiểu Mẫu, nơi dành cho người tạm cư chạy trốn Cộng Sản, tôi có thể trông thấy một nhịp cầu Trường Tiền đổ gục xuống giòng sông và cái cảnh bốn góc thành và phía khu cầu Gia Hội khói lửa ngụt trời. Mùi tử khí trong những ngày đi theo những vụ khai quật những nấm mồ vẫn như còn lẩn quất đâu đây.

 

Những Huế Festival nhầy nhụa phấn son không che lấp được nỗi thảm sầu, nghèo đói, oan khiên. Định mệnh của Huế hay thời đại đã sinh ra loài ma quỷ độc ác, sinh ra chế độ độc ác, để bắt dân tộc chúng ta còn phải đắm chìm trong khổ hận, với những địa ngục có thật trên mặt đất này, mà Tết Mậu Thân ở Huế là một vết dơ không bao giờ có thể rửa sạch.

 

Xin thắp một nén hương cho Huế oan khuất.

 

 

HUY PHƯƠNG

 

(Sưu Tầm Liên Mạng chuyển)

 

website counter