TÁC GIA? & TÁC PHÂ?M [tt]

Home | HUY PHU'O'NG | HUY PHU'O'NG [tt] | HUY PHU'O'NG 1 | HUY PHU'O'NG 2 | HUY PHU'O'NG 3 | HUY PHU'O'NG 4 | HUY PHU'O'NG 5 | HUY PHU'O'NG 6 | HUY PHU'O'NG 7 | HUY PHU'O'NG 8 | HUY PHU'O'NG 9 | HUY PHU'O'NG 10 | HUY PHU'O'NG 11 | HUY PHU'O'NG 12 | HUY PHU'O'NG 13 | HUY PHU'O'NG 14 | HUY PHU'O'NG 15 | HUY PHU'O'NG 16 | HUY PHU'O'NG 17 | HUY PHU'O'NG 18 | HUY PHU'O'NG 19 | HUY PHU'O'NG 20 | HUY PHU'O'NG 21 | HUY PHU'O'NG 22 | HUY PHU'O'NG 23 | HUY PHU'O'NG 24 | HUY PHU'O'NG 25 | HUY PHU'O'NG 26 | HUY PHU'O'NG 27 | HUY PHU'O'NG 28 | HUY PHU'O'NG 29 | HUY PHU'O'NG 30 | HUY PHU'O'NG 31 | HUY PHU'O'NG 32 | HUY PHU'O'NG 33 | HUY PHU'O'NG 34 | HUY PHU'O'NG 35 | HUY PHU'O'NG 36 | HUY PHU'O'NG 37 | HUY PHU'O'NG 38 | HUY PHU'O'NG 39 | HUY PHU'O'NG 40 | HUY PHU'O'NG 41 | HUY PHU'O'NG 42 | HUY PHU'O'NG 43 | HUY PHU'O'NG 44 | HUY PHU'O'NG 45 | HUY PHU'O'NG 46 | HUY PHU'O'NG 47 | HUY PHU'O'NG 48 | HUY PHU'O'NG 49 | HUY PHU'O'NG 50 | HUY PHU'O'NG 51 | HUY PHU'O'NG 52 | HUY PHU'O'NG 53 | HUY PHU'O'NG 54 | HUY PHU'O'NG 55 | HUY PHU'O'NG 56 | HUY PHU'O'NG 57 | HUY PHU'O'NG 58 | HUY PHU'O'NG 59 | HUY PHU'O'NG 60 | HUY PHU'O'NG 61 | HUY PHU'O'NG 62 | HUY PHU'O'NG 63 | HUY PHU'O'NG 64 | HUY PHU'O'NG 65 | HUY PHU'O'NG 66 | HUY PHU'O'NG 67 | HOÀNG LONG HA?I | HOÀNG LONG HA?I [tt] | HOÀNG LONG HA?I 1 | HOÀNG LONG HA?I 2 | HOÀNG LONG HA?I 3 | TIÊ?U TU'? | TIÊ?U TU'? [tt] | TIÊ?U TU'? 1 | TIÊ?U TU'? 2 | TIÊ?U TU'? 3 | TIÊ?U TU'? 4 | TIÊ?U TU'? 5 | TIÊ?U TU'? 6 | TIÊ?U TU'? 7 | TIÊ?U TU'? 8 | TIÊ?U TU'? 9 | TIÊ?U TU'? 10 | TIÊ?U TU'? 11 | TIÊ?U TU'? 12 | TIÊ?U TU'? 13 | TIÊ?U TU'? 14 | TIÊ?U TU'? 15 | TIÊ?U TU'? 16 | TIÊ?U TU'? 17 | TIÊ?U TU'? 18 | TIÊ?U TU'? 19 | TIÊ?U TU'? 20 | TIÊ?U TU'? 21 | TIÊ?U TU'? 22 | TIÊ?U TU'? 23 | TIÊ?U TU'? 24 | TIÊ?U TU'? 25 | TIÊ?U TU'? 26 | TIÊ?U TU'? 27 | TRÂ`N NGUYÊN -DÁN | TRÂ`N NGUYÊN -DÁN [tt] | TRÂ`N NGUYÊN -DÁN 1 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N [tt] | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 1 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 2 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 3 | TU'O?NG NA(NG TIÊ'N 4 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 5 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 6 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 7 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 8 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 9 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 10 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 11 | TRÂ`N TRUNG -DA.O | TRÂ`N TRUNG -DA.O [tt] | TRÂ`N TRUNG -DA.O 1 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 2 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 3 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 4 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 5 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 6 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 7 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 8 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 9 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 10 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 11 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 12 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 13 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 14 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 15 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 16 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 17

HUY PHU'O'NG 21

Cô Giáo ÂN THÁI HÀ
anthaiha_huyphuong.jpg
(Hình do HUY PHU'O'NG chuyê?n)

Câu chuyện thương tâm của cô giáo trường làng

 

 

Câu chuyện thương tâm của cô giáo trường làng

Ân Thái Hà



(Huy Phương)

 

 

Ân Thái Hà là một thiếu nữ xinh đẹp, con nhà nghèo, lớn lên trong một ngôi làng nhỏ của tỉnh Cam Túc. Trong khi mọi cô gái khác trong làng đều đi xuống các đô thị trù phú để kiếm việc làm, thì cô gái này sau khi tốt nghiệp trung học xong, xin một chân giáo viên tại trường làng của cô. Học sinh thích người giáo viên này vì cô xinh đẹp, hiền lành lại tận tụy với nghề. Ngôi trường làng cũng nghèo nàn như tất cả ngôi trường xa đô thị khác trong những xã hội cộng sản, với mái tranh vách đất và thiếu mọi phương tiện cho trẻ em học hành, kể cả phấn viết bảng cũng không đủ dùng. Sau một đêm mưa bão, mái trường bị gió thổi bay mất, bảng đen và bàn ghế bị gẫy đổ, học trò không có chỗ ngồi học. Ông hiệu trưởng đi lên huyện gặp trưởng phòng giáo dục huyện nhưng không được giúp đỡ gì, nhưng nhắn với cô giáo Hà, nếu cô lên gặp, ông sẽ cho tiền. Tuy chưa bao giờ đi ra khỏi làng, cô Hà cũng quyết tâm đi bộ mười mấy cây số về huyện hy vọng sẽ thuyết phục được viên trưởng phòng cho một ít tiền về sửa trường như lời hứa hẹn của y. Cô ngạc nhiên và chóa mắt trước khung cảnh sang trọng của văn phòng tên trưởng phòng giáo dục so với cảnh trường lớp nghèo nàn của cô. Ðể nắm được một số tiền nhỏ nhoi trong tay, cô giáo Hà đã bị tên trưởng phòng giáo dục huyện khốn nạn này cướp trinh tiết của cô ngay buổi chiều đó.

 

Nửa đêm cô giáo Hà băng đồng trở lại làng để sáng hôm sau dân trong thôn có thể mua đỡ vài thứ vật liệu dựng lại ngôi trường, nhưng trời mưa mãi trong hai hôm, thầy trò không thể nào ngồi trong lớp học. Cô hứa với trẻ là vài hôm sau phòng giáo dục sẽ cho người xuống sửa trường, nhưng hy vọng này đã tan như bọt nước. Nửa năm trời cũng không có ai về sửa trường và thầy hiệu trưởng cũng đã thất vọng vì nhọc công đi về huyện đôi lần.

 

Ðứng trước hoàn cảnh bi đát này, cô giáo Hà tự vấn lương tâm là cô đã làm gì được cho đám trẻ bất hạnh này, mặc dầu cô đã hy sinh đời con gái của cô. Cô biết những cô gái se sua xinh đẹp bỏ làng ra đi về cái thành phố dưới kia làm cái nghề gì, mà khi trở lại làng họ đã là những người giàu có, đầy đủ hơn người. Cô quyết tâm thay một bộ áo quần đẹp, giã từ bố mẹ, thầy hiệu trưởng, những đứa học trò rách rưới và ngôi trường đổ nát để ra đi về thành phố, quyết tâm bán thân để lấy tiền giúp xây lại ngôi trường cho các học trò thân yêu của cô. Ðến thành phố, tiệm uốn tóc là nơi dừng chân đầu tiên, cô tiếp người khách đầu tiên và nhận ra rằng số tiền mà cô nhận được cao gấp nhiều lần số tiền mà tên trưởng phòng giáo dục khốn nạn đã trả để đoạt trinh tiết của cô.

 

Nhờ ở sắc đẹp, không cần phải son phấn hay áo quần sang trọng, cô giáo Hà vẫn là cô gái điếm đắt khách nhất, cô bị “đồng nghiệp” ganh tỵ, đánh đập, khiến cô phải trôi nổi từ nơi này sang nơi khác. Bao nhiêu tiền dành dụm được, cô ra bưu diện gởi hết về làng, không phải cho cha mẹ cô, mà cho thầy hiệu trưởng để tu sửa lại ngôi trường học.

 

Cuối cùng người ta biết tiền ở đâu ra, báo chí muốn viết bài về cô, nhưng cô hổ thẹn vì nghề nghiệp cô đang làm, mặc dầu đồng tiền ấy đã đem lại hạnh phúc cho tất cả gia đình nghèo khó trong làng cô. Thầy hiệu trưởng chỉ cho dân làng biết số tiền ấy là do một người hảo tâm trên tỉnh gởi về giúp.

 

Tháng thứ nhất, đủ tiền để mua bảng đen và lợp mái trường. Tháng thứ hai, sắm được một ít bàn ghế. Tháng thứ ba mua được một ít sách giáo khoa. Tháng thứ tư có tiền mua đủ khăn quàng “đỏ” cho các em. Tháng thứ năm, không còn em nào đi chân đất đến trường. Tháng thứ sáu, cô về thăm trường trước sự mừng rỡ chào đón của đám học trò lành lặn, tươi vui. Trong khi các em tươi cười, thì cô giáo Ân Thái Hà khóc. Những tháng sau đó tiếp tục trôi qua, ngôi trường có thêm nhiều học cụ, bàn ghế mới. Tháng mười một, trường xây được cột cờ để mỗi sáng các em có thể làm lễ chào cờ, thì cô Hà phải đi nạo thai. Sau đó để có thể giúp đỡ thêm cho ngôi trường và đám trẻ, cô trở thành một gái bao cho một tay thương gia ở Thẩm Quyến. Công việc làm ăn của người này bị phá sản, khiến cô Hà cũng trắng tay.

 

Bây giờ cô Ân Thái Hà đã cảm thấy quá mệt mỏi, cô muốn trở về làng, nhưng cô lại mơ ước làm sao ngôi trường làng có thể xây bằng gạch, mái ngói và có mấy cái máy “computer” cho học sinh của cô. Người tình của cô không có gì để giúp cô, nhưng giới thiệu cho cô một nơi có tiền, đó là tiếp một người khách ngoại quốc trả bằng đồng đô la. Không may cho cô lần này, cô bị ba tên ngoại quốc hiếp cô cho đến chết. Năm nay cô vừa tròn 21 tuổi. Giấc mơ của cô không bao giờ thành, cô chết đi khi ngôi trường làng chưa có máy “computer” và mái vẫn còn lợp tranh.

 

Tin một cô gái điếm chết trong một thành phố xa hoa, trụy lạc đâu có gì là lạ. Người ta cũng không ai để ý đến một lễ truy điệu tại một ngôi trường làng trong tỉnh Cam Túc do học sinh và phụ huynh dành cho cô. Một tấm ảnh của cô Ân Thái Hà và một cuốn nhật ký của cô do thầy hiệu trưởng lần đọc trước sự xúc động, đau đớn của mọi người: “Mỗi lần bán dâm cứu được một trẻ em thất học, mỗi lần làm gái bao có thể xây dựng lại một ngôi trường...”.

 

Câu chuyện này xảy ra ở một làng nhỏ bên Trung Cộng, nhưng nó cũng có thể xảy ra bất cứ một quốc gia nào dưới chế độ cộng sản. Người ta có thể xây nhiều khách sạn, vũ trường nhưng các trường học ở xa xôi thì không ai màng để ý đến. Những ngôi làng nhỏ nghèo nàn như nơi cô giáo Ân Thái Hà dạy học, tất cả cô gái trong làng đều đổ xô về phố thị kiếm công việc làm ăn hay làm điếm. Những tên cán bộ cộng sản vô lại như trưởng phòng giáo dục huyện lúc nào cũng lúc nhúc như giòi trong chế độ này. Làm đĩ “nằm” bao giờ cũng nhiều tiền hơn làm công nhân “đứng” hay buôn thúng bán bưng “chạy”.

 

Nhưng trong một xã hội băng hoại về đạo lý, kiếm đâu ra những người như cô giáo Ân Thái Hòa. Không biết câu chuyện thương tâm và tấm lòng cao cả của cô được đưa lên “net” có làm suy chuyển được đầu óc đặc cứng của những cán bộ giáo dục, những giới chức của chính quyền tham ô, những tên đục khoét vô cảm trong những chế độ cộng sản như Trung Cộng hay Việt Nam không ?

 

Nhiều đứa trẻ mang ơn cô Ân Thái Hà và dân làng đã khóc cô và xót xa thương cảm cho cô. Câu chuyện thương tâm này đã làm cho lòng tôi xúc động suốt mấy hôm nay, tôi viết lại những dòng chữ này về một cái chết của một cô gái tầm thường ở tận bên đất Tàu xa xôi, hy vọng sẽ có nhiều người biết đến câu chuyện này, để thấy rằng trên cuộc đời khốn nạn này, vẫn còn nhiều chuyện tử tế, những nhân cách đáng khâm phục, Ân Thái Hà là đóa hoa sen thơm ngát trong ao bùn thối thạ

 

 

HUY PHƯƠNG

 

(Sưu Tầm Liên Mạng chuyển)

website counter