TÁC GIA? & TÁC PHÂ?M [tt]

Home | HUY PHU'O'NG | HUY PHU'O'NG [tt] | HUY PHU'O'NG 1 | HUY PHU'O'NG 2 | HUY PHU'O'NG 3 | HUY PHU'O'NG 4 | HUY PHU'O'NG 5 | HUY PHU'O'NG 6 | HUY PHU'O'NG 7 | HUY PHU'O'NG 8 | HUY PHU'O'NG 9 | HUY PHU'O'NG 10 | HUY PHU'O'NG 11 | HUY PHU'O'NG 12 | HUY PHU'O'NG 13 | HUY PHU'O'NG 14 | HUY PHU'O'NG 15 | HUY PHU'O'NG 16 | HUY PHU'O'NG 17 | HUY PHU'O'NG 18 | HUY PHU'O'NG 19 | HUY PHU'O'NG 20 | HUY PHU'O'NG 21 | HUY PHU'O'NG 22 | HUY PHU'O'NG 23 | HUY PHU'O'NG 24 | HUY PHU'O'NG 25 | HUY PHU'O'NG 26 | HUY PHU'O'NG 27 | HUY PHU'O'NG 28 | HUY PHU'O'NG 29 | HUY PHU'O'NG 30 | HUY PHU'O'NG 31 | HUY PHU'O'NG 32 | HUY PHU'O'NG 33 | HUY PHU'O'NG 34 | HUY PHU'O'NG 35 | HUY PHU'O'NG 36 | HUY PHU'O'NG 37 | HUY PHU'O'NG 38 | HUY PHU'O'NG 39 | HUY PHU'O'NG 40 | HUY PHU'O'NG 41 | HUY PHU'O'NG 42 | HUY PHU'O'NG 43 | HUY PHU'O'NG 44 | HUY PHU'O'NG 45 | HUY PHU'O'NG 46 | HUY PHU'O'NG 47 | HUY PHU'O'NG 48 | HUY PHU'O'NG 49 | HUY PHU'O'NG 50 | HUY PHU'O'NG 51 | HUY PHU'O'NG 52 | HUY PHU'O'NG 53 | HUY PHU'O'NG 54 | HUY PHU'O'NG 55 | HUY PHU'O'NG 56 | HUY PHU'O'NG 57 | HUY PHU'O'NG 58 | HUY PHU'O'NG 59 | HUY PHU'O'NG 60 | HUY PHU'O'NG 61 | HUY PHU'O'NG 62 | HUY PHU'O'NG 63 | HUY PHU'O'NG 64 | HUY PHU'O'NG 65 | HUY PHU'O'NG 66 | HUY PHU'O'NG 67 | HOÀNG LONG HA?I | HOÀNG LONG HA?I [tt] | HOÀNG LONG HA?I 1 | HOÀNG LONG HA?I 2 | HOÀNG LONG HA?I 3 | TIÊ?U TU'? | TIÊ?U TU'? [tt] | TIÊ?U TU'? 1 | TIÊ?U TU'? 2 | TIÊ?U TU'? 3 | TIÊ?U TU'? 4 | TIÊ?U TU'? 5 | TIÊ?U TU'? 6 | TIÊ?U TU'? 7 | TIÊ?U TU'? 8 | TIÊ?U TU'? 9 | TIÊ?U TU'? 10 | TIÊ?U TU'? 11 | TIÊ?U TU'? 12 | TIÊ?U TU'? 13 | TIÊ?U TU'? 14 | TIÊ?U TU'? 15 | TIÊ?U TU'? 16 | TIÊ?U TU'? 17 | TIÊ?U TU'? 18 | TIÊ?U TU'? 19 | TIÊ?U TU'? 20 | TIÊ?U TU'? 21 | TIÊ?U TU'? 22 | TIÊ?U TU'? 23 | TIÊ?U TU'? 24 | TIÊ?U TU'? 25 | TIÊ?U TU'? 26 | TIÊ?U TU'? 27 | TRÂ`N NGUYÊN -DÁN | TRÂ`N NGUYÊN -DÁN [tt] | TRÂ`N NGUYÊN -DÁN 1 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N [tt] | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 1 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 2 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 3 | TU'O?NG NA(NG TIÊ'N 4 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 5 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 6 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 7 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 8 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 9 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 10 | TU'O'?NG NA(NG TIÊ'N 11 | TRÂ`N TRUNG -DA.O | TRÂ`N TRUNG -DA.O [tt] | TRÂ`N TRUNG -DA.O 1 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 2 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 3 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 4 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 5 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 6 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 7 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 8 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 9 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 10 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 11 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 12 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 13 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 14 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 15 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 16 | TRÂ`N TRUNG -DA.O 17

HUY PHU'O'NG 24

CÓ CÒN HƠN KHÔNG

 

CÓ CÒN HƠN KHÔNG !

(Huy Phương)

 

 

Một bà mẹ thường than phiền nhiều lần về việc đau nhức cánh tay với đứa con trai. Một hôm người con trai này bảo với mẹ: “Mẹ hạnh phúc còn có cánh tay để mà đau, có người muốn đau mà không có cánh tay đó mẹ ạ !” Câu nói này thật ra có vẻ bất nhẫn làm phật lòng người mẹ, nhưng ngẫm ra nó chí lý biết chừng nào.

 

Tôi có một người bạn, anh thường than phiền vì cả hai đứa con gái của anh đều kết hôn với người ngoại quốc, một lấy chồng Mỹ và một lấy chồng Iran. Anh cho đó là điều bất hạnh cay đắng nhất của đời mình, mặc dầu gia đình anh có cơ hội rời đất nước từ tháng 4 năm 1975 và hai đứa con gái của anh đều đỗ đạt có bằng cấp. Một hôm, trong một buổi tiệc cưới con của một người bạn chung, anh và tôi ngồi chung bàn, thấy hai gia đình thông gia Việt Nam vui vẻ trên sân khấu, anh lại chạnh lòng nói đến chuyện con gái anh. Nhân dịp này, tôi nói với anh: “Anh có con sang Mỹ sớm, học hành đến nơi đến chốn, có chồng con vui vẻ hạnh phúc, mà anh còn than phiền, khổ não. Tôi cũng có con gái như anh, nhưng không được may mắn di tản sớm như anh, sau này vượt biển rồi mất tích, như vậy anh có phải là người bất hạnh không ? Anh có còn con gái để mà nhìn thấy nó, khuya sớm gặp gỡ, để thương yêu chúng nó. Anh còn than phiền nỗi gì ? Anh có muốn đổi lấy hoàn cảnh của tôi không ?” Hôm ấy, người bạn tôi yên lặng không nói gì để tranh cãi với tôi, nhưng từ đấy hình như tôi thấy anh không còn bất mãn, than trách về những điều mà anh không còn như ý nữa.

 

Một người bạn khác của tôi, lúc về già trở thành khó tính, bất mãn với cuộc đời. Mấy năm gần đây vợ chồng anh ít nói chuyện với nhau, tuy vẫn ở chung nhà, ăn cơm chung bàn, ngủ chung giường, nhưng  mỗi người như sống trong một thế giới riêng. Gần đây, khi người vợ qua đời, con cái ở xa, người bạn tôi bỗng thấy hụt hẫng với cuộc sống cô đơn, trống vắng trong một ngôi nhà hiu quạnh. Bạn có cảm tưởng như thế nào, sau khi một người bạn ở xa của chúng ta vừa ghé nhà ở lại vài hôm, mới ra đi hôm nay, căn nhà hẳn thấy trống vắng hơn những ngày thường trước kia. Bây giờ với một người vợ đã sống gần hết cuộc đời với anh không còn nữa. Vào lúc này với tuổi già, từ sáng thức giấc đến chiều, cho tới tối lên giường một mình, anh mới thấy tất cả sự mỏi mệt của một kiếp người lẻ loi. Không chịu nổi sự cô đơn dằn vặt trong một nước Mỹ khá lạnh lùng, đôi khi anh có ý định muốn trở về Việt Nam để sống nốt cuộc đời tàn. Những gì mà trước kia anh thấy dư thừa, không vừa ý giờ đây có muốn tìm lại cũng không bao giờ có.

 

Chúng ta đang sống trong một cộng đồng người Việt, nơi cách xa nơi chôn nhau cắt rốn của chúng ta nửa vòng trái đất. Ở đây cũng là quê nhà, có người cả năm có khi chẳng hề nói đến một câu nói tiếng bản xứ, mà vẫn sinh hoạt bình thường, làm việc, đi lại. Có những lúc bạn bực mình vì ba cái chuyện “chướng tai gai mắt”, có khi nó là chốn “gió tanh mưa máu”, nhưng thử tưởng tượng một buổi sáng thức dậy, thấy mình đang sống trên đất nước Phi Châu, không một bóng dáng người Việt, không nghe một tiếng nói quê hương, thì nỗi cô đơn, buồn thảm lớn biết bao nhiêu. Bây giờ mỗi buổi sáng, bạn còn nghe được một giọng nữ xướng ngôn viên quen thuộc qua đài phát thanh, kiếm được tờ báo tiếng Việt, còn ghé quán ăn được tô phở nóng ... thì hạnh phúc ấy có phải trả giá bằng ba cái chuyện bực mình “đời thường” thì cũng không có gì là đắt. Mà những chuyện bực mình ấy, bạn có quyền không xen vào, có quyền lơ đi, có quyền không “lý” tới thì có sao đâu.

 

Triết lý bi quan thường nói “hữu thân hữu khổ”, có cái gì khổ cái đó. Có thân khổ theo thân bệnh tật, có vợ khổ theo vợ dại, có con khổ theo con hư, có nhà khổ theo nhà dột (hay tiền trả nhà băng hằng tháng), có xe khổ theo xe hư nằm đường, có việc làm khổ theo việc làm mình căng thẳng ... Ôi cuộc đời đáng chán làm sao với ba cái sự khổ ấy, nhưng thật lòng bạn có muốn không có cái gì cả để trở thành một người homeless không. Mà làm kẻ không nhà vẫn còn những cái khổ khác, lần này không khổ vì ba cái “có”, mà khổ nhiều với cái “không”. Khổ vì không có mái che, chăn ấm vì trời lạnh, khổ vì không có cái bỏ vào miệng chiều nay khiến cái bụng quặn thắt, khổ vì không có một cốc bia cho quên đời cô độc.

 

Chúng ta có thể không vừa ý với những gì chúng ta có trong tay hôm nay, mà số phận đã đưa đẩy tới, một căn nhà chật hẹp, một người vợ khó tính, những đứa con hư hỏng, cả với một chiếc xe hơi cọc cạch mà chúng ta đã mua lầm. Với những người không có một mái ấm gia đình, một chút tài sản ít ỏi trong tay, họ ước ao có những gì mà chúng ta đang sở hữu với sự bất như ý, phiền muộn trong lòng. Đa số con người thường không bằng lòng với những cái   sẵn của mình, nên hay than phiền, bất mãn, mơ ước đến điều này điều nọ. Trong chuyện ngụ ngôn của La Fontaine, có chuyện kể người tiều phu già “than rằng: sung sướng nỗi gì, khắp trong thế giới ai thì khổ hơn” ? Sau một ngày vất vả, dừng chân bên vệ đường với bó củi nặng, nghĩ đến tấm thân đau ốm, bữa đói bữa no, vợ con vất vả, nợ nần quanh năm mà than Trời trách Đất, kêu gọi Tử Thần mang lưỡi hái đến đem mình đi cho rồi. Nhưng khi Thần Chết đột ngột hiện ra hỏi lý do gọi tên mình, thì người tiều phu quá sợ hãi bèn nói khác đi, chỉ xin nhờ Thần Chết đỡ hộ bó củi lên vai. Cho nên dù có một cuộc sống khổ sở, nhọc nhằn cũng còn hơn là chối bỏ cuộc sống. Và dù than trách cuộc đời bất như ý, cũng không ai muốn xa lánh cuộc trần tục này.

 

“Mẹ còn hạnh phúc có một cánh tay mà đau...”, tôi nghĩ câu nói thẳng thắn này có thể không làm phật lòng người mẹ cũng như rất nhiều người thường than phiền về những cái mình có. Quả thật nhiều người tàn tật, không có tay, không có cả chân mà cũng không có cả đôi mắt nữa, họ có muốn nhìn thấy cuộc đời xấu xa, ô trọc này, dù chỉ trong giây lát thôi, cũng không bao giờ thực hiện được.

 

 

Huy Phương

 

(Bai Chuyen)

 

website counter